Sự Khác Nhau Giữa đào Tạo Theo Niên Chế Và đào Tạo Theo Tín Chỉ ...
- Trang chủ >>
- Thể loại khác >>
- Tài liệu khác
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.21 KB, 14 trang )
Sự khác nhau giữa Đào tạo theo niên chế và Đào tạo theo học chế tín chỉTuesday, 18.11.2008, 09:34pm (GMT)SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐÀO TẠO THEO NIÊN CHẾVÀ ĐẠO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈLại Ngọc Khánh-Phòng Đào tạoI. Khái niệm chungĐào tạo theo niên chế hay đào tạo theo học chế tín chỉ là hai hình thức tổchức đào tạo khác nhau nhưng đều có chung một mục tiêu là đào tạo ra nguồnnhân lực có trình độ cao, đáp ứng được sự phát triển của các ngành nghề trong xãhội trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.Đào tạo theo niên chế hay đào tạo theo học chế tín chỉ đều có lịch sử pháttriển từ lâu, mỗi cách tổ chức đào tạo đều có những ưu điểm, những khó khănriêng và đều đạt những thành quả rất to lớn.Nếu để tìm ra sự khác nhau giữa hai cách tổ chức đào tạo này thì trong phạmvi một bài viết không thể đáp ứng được, tuy vậy dưới góc độ đào tạo có thể thấymột số điểm khác nhau cơ bản giữa hai cách tổ chức đào tạo này.1. Đào tạo theo niên chếĐào tạo theo niên chế là đào tạo theo năm học, mỗi chương trình đào tạo củamột ngành học được quy định đào tạo trong một số năm nhất định. Ví dụ chươngtrình đào tạo trình độ đại học được cấp bằng cử nhân thường đào tạo trong 4 năm,cấp bằng kỹ sư được đào tạo trong 5 năm, cấp bằng bác sỹ được đào tạo trong 6năm. Sinh viên học hết thời gian quy định nếu không bị lưu ban, dừng tiến độ họctập thì được cấp bằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.2. Đào tạo theo học chế tín chỉĐào tạo theo tín chỉ không tổ chức theo năm học mà theo học kỳ. Một nămhọc có thể tổ chức đào tạo từ 2 đến 3 học kỳ, mỗi chương trình đào tạo của mộtngành học nhất định không tính theo năm mà tính theo sự tích lũy kiến thức củasinh viên, sinh viên tích lũy đủ số tín chỉ quy định cho một ngành học thì được cấpbằng tốt nghiệp đại học, được ra trường.II. Tổ chức đào tạo1. Tổ chức đào tạo theo niên chếTrong đào tạo theo niên chế mọi lịch học, lịch thi được phòng Đào tạo chuẩnbị sẵn. Các lớp sinh viên được biên chế cố định ngay từ ngày nhập trường và ít khicó sự biến động. Sinh viên chấp hành tốt các lịch học, lịch thi, các quy định, quychế của nhà trường, tích cực học tập và rèn luyện thì sẽ đạt kết quả tốt. Tổ chứcđào tạo theo niên chế tương đối thuận lợi, kế hoạch đào tạo, lịch giảng, lịch thi cóthể làm ngay từ đầu năm học và ít khi có sự biến động.2. Tổ chức đào tạo theo tín chỉTrong đào tạo theo tín chỉ, sinh viên phải tự đăng ký lịch học, sinh viênkhông đăng ký sẽ không có lịch học. Để làm được việc đó sinh viên phải nghiêncứu kỹ, nắm chắc các tài liệu của nhà trường như quyển niên giám, sổ tay sinhviên, nắm vững chương trình đào tạo, các học phần phải học trước, các học phầnhọc song hành, phần kiến thức giáo dục đại cương, phần kiến thức giáo dụcchuyên nghiệp… để có thể có được đăng ký lịch học cho từng học kỳ cho phù hợp(phù hợp ở đây là phù hợp với quy định của nhà trường và phù hợp với sức họccủa sinh viên). Sinh viên đã phải tự học các quy chế, quy tắc một cách thật sự. Ưuđiểm của cách tổ chức này là sinh viên có quyền lựa chọn, sinh viên không nhữngđược lựa chọn các môn chính khóa của ngành được đào tạo mà còn có thể đượcđăng ký học thêm 1 số học phần tự chọn yêu thích hỗ trợ cho hướng phát triểnngành nghề sau này. Trong thời gian học chính khóa có thể học thêm ngoại ngữ,tin học (học bằng 2).III. Chương trình đào tạo1. Chương trình đào tạo theo niến chếChương trình đào tạo theo niên chế có khối kiến thức giáo dục đại cương vàkhối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp, các khối kiến thức này được bố trí theomột tỷ lệ nhất định. Khi xây dựng chương trình của các ngành người ta chỉ chú ýđến liên thông dọc và các bậc học tiếp theo (các bậc học cao hơn), còn ít chú ý đếnliên thông ngang giữa các ngành trong cùng một trình độ đào tạo. Vì vậy chươngtrình đào tạo của các ngành khác nhau trong cùng lĩnh vực ít nhiều mang tính độclập, vì vậy không tận dụng được hiệu quả đào tạo. Trong đào tạo theo niên chếnhững người phấn đấu học được 2 bằng, 3 bằng đại học là rất khó, mà điều này rấtquan trọng vì các lĩnh vực kiến thức sẽ bổ trợ cho nhau trong quá trình công tácsau này, như người học muốn có thêm kiến thức về tin học, ngoại ngữ, về quản lýkinh tế...2. Chương trình đào tạo theo tín chỉMột trong những điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong xây dựng chươngtrình trong đào tạo theo học chế tín chỉ là các chương trình đào tạo có tính liênthông cao, là đào tạo tiềm năng.Một chương trình giáo dục đại học bao giờ cũng có khối kiến thức đại cương(Toán, hóa, sinh...) và các môn chung như Mác - Lênin, ngoại ngữ, tin học... Cácmôn học này cần được xây dựng trên một nền chung đáp ứng cho tất cả các ngànhđào tạo trong một lĩnh vực đào tạo nhất định. Việc tổ chức xây dựng chương trìnhcó tính liên thông cao như vậy sẽ đào tạo cho sinh viên một tiềm năng lớn và sinhviên có khả năng học liên thông các ngành trong cùng một lĩnh vực.Khi đã xây dựng được chương trình có tính liên thông cao, liên thông nganggiữa các ngành trong cùng một khối và liên thông dọc từ cao đẳng lên đại học thìsinh viên rất có điều kiện để học cùng một lúc nhiều ngành và trong một thời giannhất định có thể phấn đấu học được hai hoặc ba bằng đại học.IV. Phương pháp giảng dạy1. Trong đào theo niên chếĐơn vị đo lường khối lượng học tập của sinh viên là đơn vị học trình (đvht)tương đương với 15 tiết học lý thuyết ở trên lớp, 30 giờ thực hành thí nghiệm…,mỗi năm sinh viên đại học phải tích lũy khoảng 50 (đvht) nên chương trình đàotạo của của các ngành đào tạo như sau.Chương trình đào tạo Đại học 4 năm tương đương với 200 (đvht).Chương trình đào tạo Đại học 5 năm tương đương với 250 (đvht).Chương trình đào tạo Đại học 6 năm tương đương với 300 (đvht).Trong đào tạo theo niên chế áp dụng rất nhiều phương pháp giảng dạy nhưthuyết trình, giảng dạy dựa trên vấn đề, semina, thảo luận nhóm, thực hành, thínghiệm, đi thực tập thực tế cộng đồng, thực tập tốt nghiệp. Tuy đã có rất nhiều hộithảo về đổi mới công tác giảng dạy nhưng phương pháp học tập sinh viên ở trênlớp còn thụ động, chủ yếu là nghe giảng, ghi chép, học thuộc lòng, ít tham gia vàobài giảng. Về lượng giá còn chưa đa dạng hóa các loại hình lượng giá, hình thứclượng giá làm chuyên đề, làm bài tập lớn còn chưa được áp dụng rộng rãi.2. Trong đào tạo theo tín chỉĐơn vị đo lường khối lượng học tập là tín chỉ (TC), 1 tín chỉ tương đươngvới 15 tiết giảng lý thuyết, 30 giờ thực hành thí nghiệm. Mỗi học kỳ sinh viên phảitích lũy tương đương 15 tín chỉ, nên các chương trình đào tạo có khối lượng tín chỉnhư sau:Chương trình đào tạo đại học 4 năm tương đương 120 tín chỉChương trình đào tạo Đại học 5 năm tương đương 150 tín chỉChương trình đào tạo Đại học 6 năm tương đương 180 tín chỉĐể chuyển đổi sang đào tạo theo tín chỉ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy địnhchuyển đổi chương trình đào tạo theo niên chế sang chương trình đào tạo theo tínchỉ theo tỷ lệ: cứ 1,5 ĐVHT quy đổi thành 1TC.Như vậy trong đào tạo theo tín chỉ, thời gian có mặt ở trên lớp giảm đi 1/3thay vào đó là thời gian tự học phải tăng lên. Theo quy định cứ 1 tín chỉ sinh viênphải tự học là 30 tiết. Trong đào tạo theo tín chỉ yêu cầu về chuẩn đào tạo khônghề thay đổi, trước mắt vẫn giữ nguyên và dần dần sẽ tăng lên theo yêu cầu củacông tác kiểm định chất lượng. Như vậy thời gian giảng dạy trên lớp giảm đi, thờigian tự học của sinh viên tăng lên trong khi không được giảm yêu cầu đánh giá.Vậy làm thế nào để đảm bảo chất lượng. Mấu chốt của vấn đề là phải đổi mớiphương pháp giảng dạy. Phải giảng dạy bằng phương pháp tích cực. Các phươngpháp giảng dạy trong đào tạo theo niên chế vẫn tiếp tục được phát huy các điểmmạnh, nhưng việc tích cực sinh viên trong giờ học được đặt lên hàng đầu. Để đápứng được yêu cầu này sinh viên phải nghiên cứu tài liệu trước khi lên lớp, giảngviên phải tăng cường cho sinh viên tự học ngay trên lớp bằng các biện pháp nhưnêu ra các vấn đề của bài giảng để sinh viên tìm ra cách giải quyết theo địnhhướng của giảng viên để sinh viên có thói quen tự học.Trong đào tạo theo tín chỉ khi chuyển đổi từ 1,5 ĐVHT sang 1 TC tức là từ22,5 tiết giảng lý thuyết ở trên lớp (trong đào tạo theo niên chế) chỉ còn 12 tiết giảnglý thuyết + 6 tiết thảo luận ở trên lớp (trong đào tạo theo tín chỉ) việc tiếp tục giảngdạy bằng phương pháp truyền đạt 1 chiều không còn phù hợp nữa. Nếu giảng viêncùng với phương tiện hỗ trợ (máy tính xách tay + Projector) tăng tốc độ giảng lên 2lần để cho không bị "cháy giáo án" thì sinh viên sẽ bị quá tải về thông tin và khôngphân biệt được các vấn đề chính, vấn đề phụ của bài giảng, từ đó không hiểu bài,không hiểu bản chất của vấn đề, dẫn đến chất lượng học tập giảm sút. Đây là vấn đềrất lớn khi bước vào đào tạo theo tín chỉ.Hoặc có xu hướng giảng viên coi việc đọc trước bài của sinh viên trước khiđến lớp đã có hiệu quả rồi, lên lớp chỉ giảng những vấn đề khó và trả lời các thắcmắc của sinh viên, kiểm tra nhận thức của sinh viên. Nếu theo xu hướng này bàigiảng sẽ không có hệ thống không được trình bày theo giáo án và sự tự học củacác sinh viên không đồng đều cũng không đạt được hiệu quả trong đào tạo.Phương châm giảng - dạy là học - hiểu, dưới sự hướng dẫn của giảng viên,sinh viên phải được tham gia vào từng vấn đề của bài giảng cho đến khi tất cả cácvấn đề của bài giảng được làm sáng tỏ, được giải quyết dưới sự hướng dẫn củagiảng viên.V. Tự học trong đào tạo theo tín chỉTrong đào tạo theo tín chỉ, đối với sinh viên tự học là vấn đề quan trọng nhất,sinh viên phải tự học ngay trên lớp, lên lớp là làm việc thực sự (chứ không phải đinghe giảng, dự giờ). Muốn tự học trên lớp có hiệu quả sinh viên phải tự đọc tàiliệu trước, không chỉ đọc giáo trình mà phải đọc tài liệu có liên quan, không phảiđọc cả quyển tài liệu mà chỉ đọc những vấn đề trực tiếp liên quan đến bài giảng.Các vấn đề liên quan đều phải được đánh dấu lại, ghi chép lại hoặc có chỉ dẫn rõràng để khi cần lập tức có thể tra cứu được ngay.Sinh viên học ở trên lớp phải chịu khó ghi chép, hăng hái phát biểu, tích cựctìm hiểu, phấn khởi khi được giảng viên kiểm tra, vấn đề gì chưa rõ phải hỏi giảngviên cho rõ, nếu vẫn chưa hiểu thì trao đổi lại với nhóm học tập (thảo luận nhóm).Thảo luận nhóm là hình thức rất quan trọng, qua thảo luận nhóm sinh viên pháthiện những vấn đề mình còn thiếu hụt để tự bổ sung. Những vấn đề đã nắm bắtđược qua thảo luận nhóm cũng được khẳng định.Tìm ra sự khác nhau giữa hai cách tổ chức đào tạo không phải để so sánh vàtìm ra cách tổ chức đào tạo nào ưu việt hơn. Mỗi cách tổ chức đào tạo đều phù hợpvới một giai đoạn lịch sử nhất định, phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xãhội trong từng thời kỳ nhất định.Tìm ra sự khác nhau để thích ứng với hình thức tổ chức đào tạo mới - hìnhthức tổ chức đào tạo theo tín chỉ với hai yêu cầu: giảng dạy theo phương pháp tíchcực (lấy người học làm trung tâm) và sinh viên phải tự học là chính, phải lấy tựhọc làm cốt.Đào tạo tín chỉ: nhận thức và những vấn đề đặt raPGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai: “Quản lý trong đào tạo theo tín chỉ, cần chú ý đến cơ chếtrao quyền nhiều hơn cho người thầy trong đào tạo và tăng tính tự chịu trách nhiệm caocủa người thầy”.I. ĐẶT VẤN ĐỀĐào tạo theo phương thức tín chỉ là một chủ trương lớn của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Xu hướng chuyển đổitừ đào tạo truyền thống, theo niên chế, sang đào tạo theo tín chỉ là tất yếu, hợp lý. Có thể nói, đến bây giờvấn đề này không còn phải bàn cãi nhiều (việc chuyển đổi này đã được trường Đại học Đà Lạt triển khai từ1994). Vấn đề vẫn còn tranh luận, thậm chí còn nhiều quan điểm trái ngược nhau, là thực hiện như thế nào?Lộ trình triển khai ra sao? Suy cho cùng nguyên nhân của những điều chưa thống nhất trên lại vẫn từ nhậnthức: Đào tạo theo phương thức tín chỉ là gì? Nhận thức ở đây không còn là về những định nghĩa Tín chỉhay giờ tín chỉ là gì nữa, mà là tổ chức đào tạo như thế nào thì mới được gọi là đào tạo theo tín chỉ; điềukiện đi kèm, bao gồm cả yêu cầu với người giảng, người học, người quản lý,cơ sở vật chất đảm bảo rasao... Như vậy là vẫn cần phải nhận thức cho đúng về đào tạo theo tín chỉ để có thể triển khai nó một cáchđúng đắn, có kết quả trong các nhà trường. Chỉ khi đó, chuyển đổi sang đào tạo tín chỉ ở các bậc học trongcác trường đại học mới thực sự được coi là một bước đi quan trọng trong tiến trình cải cách hệ đào tạo tạicác trường đại học của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.II. CHIA SẺ MỘT SỐ NHẬN THỨC VỀ ĐÀO TẠO TÍN CHỈ1. Theo tôi, giữa đào tạo tín chỉ cho bậc đại học và sau đại học chỉ khác nhau ở vấn đề dạy cái gì? Ngườihọc ở 2 bậc học này là khác nhau, do vậy kiến thức mà họ cần là khác nhau. Vì thế, dạy cái gì phải phụthuộc vào người học cần cái gì? Ngoài điểm này ra, đào tạo theo phương thức tín chỉ ở bậc đại học và sauđại học đều có chung mục đích và cách thức tổ chức thực hiện.2. Những điểm tích cực của đào tạo tín chỉ:2.1.Trước hết, những điểm tích cực không thể phủ nhận của phương thức đào tạo tín chỉ là lấy người họclà trung tâm, là đối tượng được phục vụ được hưởng thụ. Điều này thể hiện:- Người học được chọn môn mà họ thích học (tất nhiên trong một khung chương trình hiện có của Nhàtrường). Cần phải hiểu sở thích của người học là sự gắn kết của cả 2 vấn đề: kiến thức và người truyền đạtkiến thức đó.- Người học được thể hiện quan điểm của mình trước những vấn đề mà môn học đặt ra. Vấn đề này liênquan đến nguyên tắc được thỏa thuận giữa người dạy và người học là cả thầy và trò cùng đi đến chân lýchứ không phải thầy dạy cho trò chân lý đã có sẵn.- Người học được giải đáp tất cả những thắc mắc về môn học. Những thắc mắc này có thể xuất hiện bất cứlúc nào.- Người học được chọn thời gian học phù hợp với lịch hoạt động của cá nhân họ. Điều này dường như ởViệt Nam chỉ có thể đáp ứng được với hệ sau đại học. Nhưng thực tế ở nhiều nước trên thế giới, sinh viêncũng có thể là những người vừa học vừa làm. Việt Nam cũng cần phải như thế.- Người học được đánh giá kiến thức dưới hình thức một chứng chỉ hay văn bằng tùy vào nhu cầu của họ.Vấn đề này liên quan đến nguyên tắc là người học không phải học để thi mà học để làm việc.2.2. Điểm tích cực thứ hai là Đào tạo theo tín chỉ đặt ra yêu cầu cao với sự nỗ lực của người thầy. Ngườithầy không thể chỉ nói những gì họ đã biết mà còn phải hướng dẫn S/V khả năng tiếp cận tri thức hiện đại,những điều mà bản thân người thầy có thể gặp giới hạn. Họ phải luôn sẵn sàng trả lời những chất vấn củangười học. Họ phải toàn tâm toàn ý với một trách nhiệm cao đối với việc dạy học. Ngoài việc chuẩn bị bàigiảng, thời gian kiểm tra SV làm bài tập, chấm các bài tập cá nhân hàng tuần đã thu hút hết tâm trí sức lựccủa người thầy. Nhưng đó là căn cứ thuyết phục cho quan điểm phải đảm bảo thu nhập xứng đáng cho giáoviên, nhà giáo phải có cuộc sống vật chất đáng hoàng và nghề giáo luôn luôn là nghề cao sang, được cả xãhội tôn vinh.3.3. Một điểm tích cực nữa đó là tổ chức đào tạo theo tín chỉ là điều kiện để công tác quản lý đào tạo củanhà trường ngày càng hiệu quả. Khi đó, cả người dạy và người học đều sẽ cảm nhận thấy rằng, bộ phậnquản lý thực sự là cần thiết, bởi họ tạo mọi điều kiện để người dạy có thể dạy tốt hơn, người học có cơ hộitiếp nhận kiến thức đúng như mình cần hơn.III. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT3.1 Quan điểm chung:Trước nhu cầu của người học như đã nêu trên, nhà trường, thông qua đội ngũ các thầy cô giáo và cácchuyên gia quản lý, cần phải làm tất cả để thỏa mãn nhu cầu đó. Điều này đặt ra những điều kiện, nhữngyêu cầu cần có để có thể triển khai tổ chức học tập theo phương thức tín chỉ trong nhà trường. Như vậy,mức độ thỏa mãn các nhu cầu trên của người học phải được coi là tiêu chí đánh giá kết quả chuyển sangđào tạo tín chỉ của một cơ sở đào tạo. Các điều kiện thực hiện của mỗi trường, ở mỗi giai đoạn của từngtrường chắc chắn sẽ khác nhau, do vậy, quá trình triển khai đào tạo tín chỉ chắc chắn sẽ xuất hiện các môhình đào tạo khác nhau: mô hình đào tạo tín chỉ, đào tạo bán tín chỉ, thậm chí có thể có mô hình “bình cũrượu mới”. Như vậy, tính tích cực của mỗi mô hình phải được đánh giá nghiêm túc, trên cơ sở so sánh cáiđược, mất của phương thức đào tạo theo niên chế và theo tín chỉ. Điều này sẽ chi phối lộ trình triển khaiđào tạo tín chỉ trong mỗi cơ sở đào tạo: bắt đầu từ khóa nào?, từ bậc đào tạo nào?, cũng tức là chấp nhậnmức độ “xôi đỗ” đến đâu?... Lộ trình triển khai hợp lý là hết sức quan trọng, giúp các nhà trường tránhđược việc triển khai theo kiểu hình thức, phong trào, dẫn đến suy giảm chất lượng đào tạo, nghiêm trọnghơn tạo tâm lý dị ứng với đào tạo tín chỉ. Chúng ta phải cảnh giác với những dư luận đàm tiếu rằng, họctheo tín chỉ sinh viên đỡ phải đến lớp nhiều, không bị sức ép của điểm danh, thầy cô thì nhàn hơn vì lên lớpít hơn, nói ít hơn..v.v.3.2. Các vấn đề đặt ra:3.2.1. Xây dựng chương trình khung theo nguyên tắc chuyển từ chương trình cứng sang chương trìnhmềm dẻo.Điều này thể hiện:- Giảm tỉ trọng các môn quy định của cứng của Bộ, của trường, tăng các môn của Khoa, của chuyên ngành.- Giảm bớt môn học để sinh viên có thời gian đọc tài liệu tham khảo- Có nhiều chuyên đề mở trong chương trình đào tạo- Chú ý đến các bài viết tiểu luận cho người học tự nghiên cứu- Tăng các môn tự chọn và giảm sự quy định cứng về trật tự các môn phải tích lũy (chỉ quy định môn họctiên quyết)3.2.2. Xây dựng đề cương chi tiết:Đây là một công việc cực kỳ quan trọng, có thể so sánh như bản thiết kế chi tiết để người dạy và người họcdễ thực hiện, bao gồm các quy định về thời gian, nội dung nghe, đọc, làm bài tập, làm bài kiểm tra chongười học; thời gian, nội dung phải truyền đạt, trả lời thắc mắc của người dạy đối với người học..Với sự soạn thảo công phu, đầy trách nhiệm của giáo viên phụ trách môn học, công việc này sẽ tạo điềukiện cho cả 3 bên: người dạy, người học, người quản lý, thực hiện tốt phần công việc của mình.Về vấn đề này chỉ xin góp ý: có nên đưa giờ tự học vào là một bộ phận của giờ tín chỉ không? Trên thực tếrất khó tách giờ tự học tín chỉ và tự học đương nhiên phải có. Suy cho cùng, học theo tín chỉ là phải coitrọng tự học rồi. Còn muốn kiểm soát giờ tự học thì tự học nào mà chẳng cần phải kiểm soát. Có phải tựhọc tín chỉ thì phải coi trọng hơn đâu?3.3.3. Kiểm tra đánh giá:Đào tạo theo tín chỉ đề cao trách nghiệm của người thầy, là điều kiện để thực hiện “ thầy ra thầy”. Thầychịu trách nhiệm từ khâu giảng, tổ chức thảo luận, giao và chấm bài tập cá nhân, ra đề và chấm các bàikiểm tra, bài thi hết môn. Thầy giáo có nhiều thông tin nhất để đánh giá chính xác chất lượng học tập củamỗi người học.Vì thế thái độ tôn trọng quyền của người thầy trong khâu đánh giá người học là rất đángquan tâm.Về vấn đề này xin có ý kiến trao đổi như sau: Quản lý trong đào tạo theo tín chỉ, cần chú ý đến cơ chế traoquyền nhiều hơn cho người thầy trong đào tạo và tăng tính tự chịu trách nhiệm cao của người thầy. Nhữngphiếu đánh giá định kỳ của người học, những thông tin truyền miệng từ người học về đạo đức người thầy sẽphải là những căn cứ quan trọng để lãnh đạo nhà trường ứng xử với người dạy như là người chủ đối xử vớingười lao động mà mình sử dụng. Những biện pháp quản lý hiện nay như chỉ rọc phách với bài thi hết môn(trong khi để đánh giá người học lại cần có rất nhiều khâu) sẽ không nhiều ý nghĩa trong việc kiểm soátngười thầy, mà vẫn làm mất nhiều thời gian cho bộ phận quản lý. Nhất là đào tạo tín chỉ là để tạo điều kiệncả thầy và trò dạy tốt hơn, học tốt hơn chứ không phải để quản lý người thầy.3.2.4. Cơ sở vật chất đi kèm:Trong đào tạo tín chỉ, điều kiện vật chất cho thầy là điều kiện rất quan trọng. Một phòng làm việc riêng sẽtạo điều kiện cho thầy có thể tư vấn trả lời thắc mắc của sinh viên. Điều kiện này đối với chúng ta chắckhông thể thỏa mãn được trong tương lai gần. Phương tiện internet chắc chắn sẽ là công cụ chính. Vì thếNhà trường cần có chính sách hỗ trợ cho giáo viên khâu này.Thư viện với vấn đề cung cấp học liệu cho người học cũng rất quan trọng, nhưng hiện tại ở trường ta cònrất yếu. Một thực tế bất hợp lý là học viên cao học thường chỉ dành cho việc học, bao gồm đi thư viện đọcsách, vào ngày nghỉ cuối tuần, những hầu hết các thư viện của Việt Nam không làm việc trong thời gian đó.3.2.5. Quy mô đào tạo:Trong đào tạo theo tín chỉ sẽ không còn câu hỏi bao nhiêu sinh viên trong một lớp nữa. Thay vào đó là baonhiêu sinh viên học một môn học. Quy mô người học lớn có ảnh hưởng đến việc triển khai các công việcđào tạo? Chắc chắn có! Tuy nhiên, quy mô đào tạo ở các trường của nhiều quốc gia trên thế giới không hềnhỏ. Ngoài ra, đến một lúc nào đó quan điểm bỏ thi đầu vào đại học, sau đại học sẽ được thừa nhận. Bởi,mọi công dân có quyền thử sức mình ở các bậc học, còn kiến thức của họ được ghi nhận dưới dạng vănbằng nào thì đó là quyền quyết định của cơ sở đào tạo, nơi họ theo học. Khi đó quy mô người học có thểcòn tăng cao. Như thế, khó khăn về quy mô người học sẽ phải chấp nhận và được giải quyết bằng việc tổchức học nhiều thời gian khác nhau cho một môn học và có nhiều thầy cô giáo cùng giảng môn môn học.Điều kiện cần có tiếp theo là hình thành nhóm các thầy cô dạy cùng một môn học, trong đó có người điềuphối chung và có đủ phòng học để sắp xếp. Điều kiện 1 không khó nhưng điều kiện 2 là một thách thức đốivới mỗi nhà trường ngay cả trong 5-7 năm nữa./.PGS.TS Trịnh Thị Hoa Mai Chủ nhiệm Khoa TC-NH, Trường ĐHKTĐào tạo theo hệ thống tín chỉ: Kinh nghiệm thế giới và thực tế ở ViệtNam26-03-2008Bài viết cho hội thảo ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ do TRƯỜNG ĐH HUFLIT tổ chức năm 2005.Bài viết trình bày một số kinh nghiệm của thế giới trong việc xây dựng và phát triển hệ thống đàotạo theo tín chỉ. Các mô hình chuyển đổi tín chỉ cũng được giới thiệu kèm theo các chức năng vàưu điểm của chúng. Sau đó, các kinh nghiệm của Việt Nam trong việc áp dụng hệ thống chuyểnđổi tín chỉ trong đào tạo và các ưu khuyết điểm của các hệ thống này sẽ được tổng kết và phântích.Sự ra đời của các hệ thống chuyển đổi tín chỉThế kỷ 21 được đánh dấu bằng các thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực: kinh tế toàn cầu hoá,quan hệ quốc tế, khoa học, công nghiệp, y tế và giáo dục có rất nhiều chuyển biến, trong đó cácthành tựu trong lĩnh vực giáo dục đại học đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển của loàingười. Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, con người trong thế kỷ mới không ngừngcó nhu cầu trao đổi kinh nghiệm của mình nhằm đóng góp vào qui trình phát triển thế giới. Mỗimột kinh nghiệm cá nhân, mỗi một thành tựu khoa học, mỗi một khám phá mới về kiến thức thôngqua các nghiên cứu đều có xuất phát điểm là các kinh nghiệm của nhiều thế hệ và cá nhân đitrước đặt nền tảng cho các bước kế tiếp sau này, mà cụ thể là thông qua các chương trình học ởcác cấp độ khác nhau trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học.Thế giới hiện đại luôn công nhận tầm quan trọng của giáo dục đại học, nơi sinh viên tiếp thu kiếnthức và kỹ năng thông qua các chương trình học được sắp xếp có hệ thống. Thế giới đang trongtiến trình tìm tiếng nói chung ở các chương trình học, nơi sinh viên có thể chuyển đổi từ hệ thốnggiáo dục này sang hệ thống giáo dục khác mà không gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, các nhàgiáo dục, khoa học, chuyên môn và quản lý nhà nước lẫn giáo dục đại học đang cố gắng lập ramột không gian giáo dục thống nhất để sinh viên có thể tiếp thu càng nhiều kiến thức càng tốt.Với mục đích đó, một hệ thống được gọi là ‘hệ thống chuyên đổi tín chỉ' được xây dựng và pháttriển ở nhiều nước trên thế giới.Hệ thống chuyển đổi tín chỉ là một hệ thống được sử dụng cho tất cả các thành phần (hay mônhọc) của một chương trình học. Tất cả số lượng tín chỉ gộp lại sẽ giúp cho sinh viên có đượcbằng cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ hay một bằng cấp chuyên môn nào đó. Tín chỉ được sử dụng để đolường khối lượng công việc của một sinh viên theo các hoạt động học tập đã được lên kế hoạchnhư lên lớp nghe giảng, tham dự seminar, hoặc tự học v.v... Các tiêu chí này quyết định các đặctrưng cụ thể của các hệ thống tín chỉ khác nhau trong những khoá học gần giống nhau trên thếgiới.Các mô hình chuyển đổi tín chỉCó hai hệ thống tín chỉ tương đối được sử dụng rộng rãi hiện nay. Đó là Hệ thống Tín chỉ của HoaKỳ (the United States Credit System - USCS), được thực hiện từ những năm đầu tiên của thế kỷ20 và Hệ thống Chuyển đổi Tín chỉ của Châu Âu (the European Credit Transfer System - ECTS)được xây dựng từ những năm giữa của thập kỷ 80 và được Hội đồng Châu Âu công nhận như làmột hệ thống thống nhất dùng để đánh giá kiến thức của sinh viên trong khuôn khổ các nướcthành viên EU từ năm 1997. ECTS là hệ thống phát triển rộng rãi nhất và được sử dụng cả ở cácnước không thuộc Hiệp hội Châu Âu. Các nước này sử dụng mô hình ECTS như là bước đầutrong việc xây dựng và phát triển các hệ thống tín chỉ quốc gia và dùng chúng để so sánh vớiECTS cũng như để sinh viên có thể chuyển sang học ở các nước sử dụng hệ thống này.Hệ thống chuyển đổi tín chỉ tạo cho giáo dục đại học và sinh viên nhiều tiện ích: nó giúp cho việcđánh giá kết quả học tập được dễ dàng hơn trong thời gian chuyển đổi và góp phần vào việc pháttriển các chương trình trao đổi giữa các khoa trong cùng đơn vị trong trường và khác trường cũngnhư các chương trình trao đổi sinh viên giữa các nước khác nhau trên thế giới.Sau đây là một ví dụ về một chương trình đào tạo sử dụng hệ thống chuyển đổi tín chỉ ở Châu âu.Trong khuôn khổ một trường đại học, các tín chỉ được phân bổ theo hai nguyên tắc. Nguyên tắcthứ nhất do một đơn vị của trường (trong ví dụ này là Phòng Nghiên cứu Khoa học và Thiết kếcác Chương trình Giáo dục Chuyên ngành đưa ra. Nguyên tắc thứ hai được xây dựng trên cơ sởchính là của ECTS sau khi đã được thay đổi một số thành phần cho phù hợp với chương trìnhđào tạo của nhà Trường. Hệ thống tín chỉ của nhà trường hoàn toàn có thể chuyển đổi được vớiECTS và được xây dựng trên cơ sở nền tảng sau đây: quá trình tính toán các tín chỉ là theo haitiêu chí chính: khối lượng các giờ cần thiết để hoàn thành một môn học và trọng lượng của mônhọc đó trong một chuyên ngành cụ thể. Cần chú ý là hệ thống này đòi hỏi các tín chỉ bổ sung,hoặc các tín chỉ thưởng cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc. Điều này có nghĩa là bấtcứ sinh viên nào thể hiện được sự nổi trội vượt bậc cũng có thể được ghi nhận thành tích đó vàotrong bằng tốt nghiệp của mình. Đôi khi cũng có trường hợp một sinh viên có được các điểm tốtvà xuất sắc trong một môn học nào đó thì số điểm sẽ được cộng thêm 0,25 hoặc 0,5. Tất cảnhững điều này đều được qui định rõ trong mỗi đầu một khoá học.Qui trìnhQui trình chuyển đổi tín chỉ của trường đại học này được xây dựng và đồng ý của Bộ Giáo dụcnước đó. Qui trình này cũng được thực hiện trong tất cả các cơ sở đào tạo đại học trong hệ thốnggiáo dục quốc dân. Qui trình được thiết kế dựa trên ECTS và các chuẩn mực của giáo dục đạihọc của đất nước này. Mục đích của hệ thống, như đã đề cập, là giúp củng cố tính linh hoạt tronghọc tập của sinh viên cho nên tất cả khối lượng công việc trong khoá học được thể hiện rất rõtrong các tín chỉ. Trong khi tính khối lượng kiến thức và kỹ năng của các chương trình giáo dụccơ bản, nhà trường phải dựa vào những điều sau đây:••1 tín chỉ tương đương với 36 tiết dạy (mỗi tiết dạy là 45 phút), hay 27 giờ (mỗi giờ là 60phút).Khối lượng công việc tối đa cho sinh viên trong một tuần có thể được tính đến 54 tiết dạy, tứclà 1,5 tín chỉ.Việc tính toán khối lượng công việc của một môn học được dựa vào khối lượng của các tiết dạychia cho 36, xấp xỉ là một số chẳn, hoặc 0,5 theo điều lệ hiện hành. Các bài thi trong một môn họcvà nội dung công việc của các bài tập lớn thuộc môn học cũng được tính vào trong khối lượngchung của môn học đó. Thường thì một tuần thực hành được tính bằng 1,5 tín chỉ. Một kỳ thi họckỳ bằng 1 tín chỉ (3 ngày chuẩn bị và một ngày thi). Khối lượng công việc của buổi lễ phát bằngcó giá trị quốc gia cuối cùng được tính từ số tuần đã được chia: 1 tuần là 1,5 tín chỉ. Theo ướclượng, khối luợng công việc của một chương trình đào tạo bậc cử nhân 4 năm được tính khoảngchừng 260 tín chỉ, chương trình đào tạo chuyên gia 5 năm - khoảng 320 tín chỉ, cũng giống nhưcác tham số của ECTS (240 và 300 tín chỉ).Hệ thống chuyển đổi tín chỉ có rất nhiều ưu điểm. Vào mỗi đầu một một khóa học mỗi sinh viênmở sẵn một ‘tài khoản' (‘thùng đựng tín chỉ' - ‘credit basket') có hạn định trước và tài khoản nàysẽ được lấp dần bằng các tín chỉ đòi hỏi cho mỗi môn học. Khi đã tích lũy được một số lượngnhất định nào đó, các sinh viên có thể nhận được một bằng cấp tương xứng. Cho đến khi tốtnghiệp, sinh viên, ngoài bằng cấp, còn nhận được một bảng điểm ghi rõ số tín chỉ của mỗi mônhọc đòi hỏi phải có trong quá trình học tập. Để có thể tham gia vào các thí nghiệm hay các bài tậplớn (cũng có thể gọi là dự án), sinh viên chỉ phải điền vào một mẫu đơn. Sau đó, vào cuối mỗi họckỳ, sinh viên sẽ được nhận từ văn phòng khoa giấy chứng nhận đã tích lũy được một số tín chỉ.Cho đến lúc tốt nghiệp, sinh viên nhận được bằng tốt nghiệp có đính kèm bảng điểm có ghi rõ kếtquả của việc tham gia vào các thí nghiệm hay các dự án đó.(Nguồn: Trường Đại học Công nghệ và Tài chính Moskva - lấy từ mạng Internet theo địa chỉ ngày 04/01/2006).Như vậy, có thể thấy rõ các ưu điểm của hệ thống chuyển đổi tín chỉ như sau:1)Giúp sinh viên hình dung và định lượng ra tất cả các yêu cầu đối với bản thân trong từng giaiđoạn cũng như trong suốt quá trình học tập của mình trong nhà trường;2) Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lên kế hoạch và thực hiện việc học tập dựa vào nănglực và điều kiện của mình, làm chủ thời gian và công việc;3)Tăng cường tính mềm dẻo và linh hoạt của chương trình, giúp sinh viên không bị mất đinhững mảng kiến thức và kỹ năng đã tích lũy nếu như việc học của họ bị gián đoạn;4) Giúp sinh viên có thể chuyển đổi từ khoá học này sang khoá học khác trong cùng một hệthống hay khác hệ thống;Kinh nghiệm từ việc áp dụng hệ thống chuyển đổi tín chỉ ở Việt NamTrong tiến trình đến với sự hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới, các trường ĐH ViệtNam trong những năm của thập kỷ 90 vừa qua đã tiến tới việc tham khảo kinh nghiệm và áp dụnghệ thống tin chỉ vào chương trình đào tạo của mình. Có thể kể ra các trường đi đầu trong việc ápdụng này là các trường thuộc kỹ thuật như Trường Đại học Bách khoa TpHCM, Trường Đại họcBách khoa Hà Nội , Đại học Cần thơ, Trường ĐH Đà lạt, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật HồChí Minh, Trường Đại học Thủy sản Nha Trang v.v..Nhìn chung, các trường được phép áp dụng thử nghiệm học chế tín chỉ từ năm 1993 - toàn bộCTĐT ĐHCQ đã được chuyển sang hệ tín chỉ. Mô hình nhóm ngành-ngành rộng được áp dụng.Đối với hệ đào tạo chính quy tại trường áp dụng loại hình tập trung, đào tạo theo học chế tín chỉ.Các học phần tự chọn sẽ được giới thiệu chi tiết, cụ thể trong chương trình đào tạo theo từngngành học và từng học kỳ, người học sẽ dựa vào quy chế mà có thể đăng ký học những họcphần hoàn toàn theo khả năng và sở thích của mình. Theo hệ thống này, người học không phảitrải qua kỳ thi tốt nghiệp hay phải bảo vệ luận văn tốt nghiệp như trước đây mà người học có thểlựa chọn là hoàn thành thêm một số (thường là 10) tín chỉ ngoài các học phần như đã công bốtrong CTĐT của từng ngành học.Hiện nay, các hoạt động về tổ chức đào tạo phục vụ cho học chế tín chỉ của nhà trường như đăngký môn học, thời khoá biểu của người học, kết quả điểm tích lũy của từng môn học theo số tín chỉv.v..., từng bước đi vào thế ổn định và mang tính bền vững. Nhiều trường đã thực hiện chế độtích luỹ kết quả học tập theo học phần thống nhất cho các loại hình đào tạo ĐH chính quy, ĐHbằng 2, ĐH tại chức, SĐH, chuyển đổi từ CĐ lên ĐH, hợp đồng liên kết đào tạo với các cơ sở đàotạo tại các dịa phương, các bộ, ngành và các cơ sở đào tạo. Hiện nay, các trường này đã thựchiện cấp chứng chỉ tích lũy theo học phần đối với các học phần phải bổ xung kiến thức thuộc đàotạo SĐH và chứng chỉ các môn học. Ngoài ra, các trường này cũng đã thống nhất đánh giá kếtquả học tập của sinh viên, học viên theo chế độ tích luỹ học phần cho các loại hình đào tạo tậptrung, chính quy, đào tạo ngoài giờ, tại các địa phương, các ngành và liên kết đào tạo với cáctrường đại học. Thực hiện kiểm tra, thi kết thúc học phần, thi tốt nghiệp theo hình thức thi viếtđồng thời mở rộng hình thức thi trắc nghiệm khách quan.Ví dụ: Học phần có từ 3 đơn vị học trình trở xuống 01 lần kiểm tra, học phần từ 4 đơn vị học trìnhtrở lên 2 lần kiểm tra định kỳ, mỗi lần 45 phút. Nhà trường thống nhất áp dụng đề kiểm tra địnhkỳ, bài tập điều kiện, tiểu luận, đề án, đề thi học phần do Trưởng Bộ môn hoặc người được ủyquyền ra đề: 4 đề thi cho một ca thi thời gian 90 phút (cấu trúc đề thi 70% kiến thức lý thuyết, 30%kiến thức vận dụng, bài tập, bài tập xử lý tình huống). Tất cả Bộ môn đều có ngân hàng câu hỏivà đề thi áp dụng cho các hệ đào tạo và phương thức đào tạo. Thực hiện hình thức thi, kiểm trabằng thi viết, thi vấn đáp, thi trên máy tính. Ngoài ra, tất cả các môn học trong từng ngành đã thựchiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần. Nhiều trường có Website công bố chế độ tíchluỹ kết quả học tập của sinh viên. Các trường còn tổ chức nghiên cứu, khảo sát, học tập kinhnghiệm các trường đại học trong và ngoài nước, thống nhất quan điểm và nhận thức, chuẩn bịmọi điều kiện xây dựng lộ trình tổ chức đào tạo và tích luỹ học tập theo học chế tín chỉ.(Nguồn: tổng hợp từ các báo cáo tự đánh giá của các trường tham gia kiểm định trường đợt 1của Dự án Đại học I).Các ưu điểm nổi bậtCác trường đại học kể trên đã thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần, thựchiện đánh giá kết quả học tập thống nhất giữa các hệ đào tạo, các loại hình, phương thứcđào tạo. Điều này còn có tác động tích cực đến phương pháp học tập của sinh viên, học viên;-Các trường đã có sự chỉ đạo quyết liệt để thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ, bước đầutrường đã xác định lộ trình thực hiện để tiến tới thực hiện ở tất cả các hệ, các phương thứcđào tạo trong toàn trường;Thuận lợi cho người học, vì học hoàn toàn chủ động lựa chọn loại hình học tập cũng nhưviệc thực hiện kế hoạch học tập trong quá trình đào tạo của mình;Giải quyết được khủng hoảng thừa về đội ngũ giảng viên, tiết kiệm về cơ sở vật chất và nângcao tính chuẩn mực trong CTĐT cho các hệ đào tạo của nhà trường;Với hệ thống đào tạo theo tín chỉ này, các trường bắt đầu tiến trình hòa nhập vào hệ thốnggiáo dục khu vực và thế giới.Các hạn chế của hệ thống tín chỉ Việt NamTuy nhiên, qua các khảo sát và báo cáo của các trường, vẫn còn nhiều điểm còn tồn tại như sau:--CTĐT chưa hợp lý về cấu trúc vi mô, giới hạn thời gian cho từng khóa học;Các mô hình đào tạo liên thông giữa các chương trình, các trường trong nước và quốc tếđến nay vẫn chưa có hoặc chưa phát triển mạnh. Chất lượng đào tạo hệ đại học không chínhquy còn có hạn chế. Một số Bộ môn do quy mô đào tạo hàng năm lớn hơn nhiều so với trướcđây, nên chưa dành nhiều thời gian vào các hoạt động nghiên cứu đổi mới phương phápgiảng, nhất là giáo viên trẻ;Chưa có số liệu thông tin phản hồi hoàn chỉnh từ nhà sử dụng sản phẩm đầu ra, chưa cókhảo sát đáng kể nào để lấy ý kiến người học cho từng loại hình đào tạo, và do đó chưa cónhững đúc kết thực tiển từ người dạy theo phương thức đào tạo đang hiện hành;Người học chưa quen với mô hình đào tạo này do điều kiện chủ quan và khách quan của cáctrường và do các dịch vụ phục vụ cho mô hình này chưa đáp ứng kịp với yêu cầu;Đội ngũ tư vấn (CVHT) còn chưa chuyên nghiệp, chưa phát huy hết vai trò cố vấn cho ngườihọc;Nhiều trường đã xây dựng chuẩn mực chung về chương trình và đánh giá kiểm tra nhưng sựcông khai hoá đến sinh viên còn hạn chế;Việc chuyển đổi cơ chế từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ đòi hỏi cósự tìm hiểu thấu đáo và cần có thời gian tiếp cận và hoàn thiện dần, thậm chí hàng chục năm;trong khi đó Bộ Giáo dục & đào tạo chưa có các văn bản hướng dẫn thấu đáo. Chính vì vậy,nhà trường chưa triển khai thực hiện đào tạo theo học chế tín chỉ ở tất cả các bậc học vàphương thức đào tạo.Các hạn chế kể trên cho thấy rằng hệ thống tín chỉ của các trường chưa thật sự là các hệ thốngcó tính ‘chuyển đổi' như của các nước. Ngay cả trong giai đoạn hiện nay, khi hệ thống chuyển đổitín chỉ đã được phổ biến rộng rãi ở các nước, nhiều trường đại học Việt Nam vẫn trong tình trạng‘đóng cửa' và loay hoay với những mô hình đã thể hiện nhiều bất cập của mình. Những áp dụngcòn tính chất ‘nửa vời' hiện nay cho thấy sự yếu kém của một cơ chế ‘bao cấp' còn sót lại và sựchưa triệt để của quyết tâm đổi mới giáo dục đại học của chúng ta.Kết luậnThế giới ngày nay luôn khuyến khích các hệ thống mở, nhiều lựa chọn và thiên về hướng có lợicho người học. Hệ thống đào tạo theo tín chỉ có đủ các tiêu chí đó và có rất nhiều ưu điểm màchúng ta cần phải khai thác và sử dụng. Với những tổng hợp và phân tích trên, có thể thấy rằngviệc chúng ta còn quá chậm trong tiến trình tiến đến việc hoà nhập về chuyên môn, chương trìnhhọc, và như thế là hoà nhập cả về kiến thức và kỹ năng. Điều đó thể hiện sự nghiên cứu củachúng ta về nhu cầu của sinh viên cũng như của xã hội vẫn còn hạn chế. Một điều cần thiết màtrước mắt chúng ta cần phải thực hiện là phải có các hội đồng liên trường để thống nhất nội dungchương trình cho từng môn học hoặc các hiệp hội chuyên môn đưa ra các chuẩn mực chung chotừng ngành học như các nước đã phát triển. Các trường Việt Nam, nếu muốn phát triển cùng vớicác trường bạn trong khu vực và quốc tế, có thể rút ra các bài học kinh nghiệm từ các nước vàtrong cả chính hệ thống của chúng ta.TS. Nguyễn Kim DungViện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TPHCM
Tài liệu liên quan
- Sự khác nhau giữa Quản trị logistics (Logistics Management) và Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management -SCM)
- 4
- 7
- 139
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA SAY, TELL, SPEAK VÀ TALK
- 1
- 999
- 1
- Sự khác nhau giữa "say" "talk" "speak" "tell"
- 1
- 769
- 2
- Sự khác nhau giữa 2 sàn chứng khoán HOSE và HASTC
- 4
- 14
- 146
- Phân biệt sự khác nhau giữa thị trường hàng tiêu dùng và thị trường hàng tư liệu sản xuất
- 16
- 777
- 0
- sự khác nhau giưã anh anh và anh mỹ
- 4
- 474
- 0
- SỰ KHÁC NHAU GIỮA CON TRAI VÀ CON GÁI
- 2
- 652
- 0
- Sự khác nhau giữa bảo hộ quyền tác giả và bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đối với kiểu dáng là gì ? ppsx
- 4
- 613
- 1
- SU KHAC NHAU GIUA MISA&THU CONG ppt
- 1
- 325
- 0
- nhận xét sự khác nhau về dao động nhãn áp giữa mắt glôcôm đã và đang được điều trị với mắt bên kia chưa có biểu hiện bệnh
- 34
- 689
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(143.5 KB - 14 trang) - Sự khác nhau giữa đào tạo theo niên chế và đào tạo theo tín chỉ trong hệ thống giáo dục Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Học Niên Chế Và Tín Chỉ
-
Tìm Hiểu Khái Niệm Về Niên Chế Và Tín Chỉ? Sự Khác ... - BankStore
-
Niên Chế Là Gì? Quy định Về Quy Chế đào Tạo Niên Chế?
-
So Sánh ưu Nhược điểm Của đào Tạo Theo Niên Chế Và ...
-
[PDF] PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ NIÊN CHẾ VÀ TÍN CHỈ
-
Sự Khác Nhau Giữa Tín Chỉ Và Niên Chế Là Gì ? Nghĩa Của Từ ...
-
Sự Khác Biệt Cơ Bản Giữa Học Theo Niên Chế Và Học Theo Tín Chỉ
-
Hình Thức đào Tạo Tín Chỉ Khác Gì Hình Thức đào Tạo Theo Niên Chế?
-
[PDF] Những Khác Biệt Căn Bản Giữa đào Tạo Theo Niên Chế Và
-
Niên Chế Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Tín Chỉ Và Niên Chế Là Gì?
-
Những Khác Biệt Căn Bản Giữa đào Tạo Theo Niên Chế & đào Tạo Theo ...
-
Quy Chế 25 - Trang Quản Lý Đào Tạo
-
[DOC] Số Tín Chỉ Tính Học Phí = Số Tiết Thực Dạy 15 Tiết
-
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI - TRANG CHỦ - VNU
-
Tín Chỉ Là Gì? Các ưu Nhược điểm Của Học Tín Chỉ - PI INSTITUTE