Sự Khác Nhau Giữa đập Cầu Bằng Cổ Tay Và đập Cầu Xoay Bắp Tay
Có thể bạn quan tâm
Đăng nhập hoặc Đăng ký
Vnbadminton -Tin Tức - Diễn Đàn Cầu Lông Việt Nam Trang chủ Diễn đàn > Kiến Thức Cầu Lông > Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao > Sự khác nhau giữa đập cầu bằng cổ tay và đập cầu xoay bắp tayThảo luận trong 'Kỹ Thuật Cầu Lông Cơ Bản - Nâng Cao' bắt đầu bởi thanhtai, 17/2/14.
-
thanhtai VĐV Bán Chuyên
Đập cầu có 2 kiểu là đập bằng cổ tay và đập xoay bắp tay - Đập cầu bằng cổ tay: chủ yếu là trên lưới do không có nhiều thời gian đưa vợt nhiều về phía sau, nên chủ yếu dựa vào sức quật của cổ tay. Cẳng tay chỉ di chuyển quảng đường ngắn. Những người lớn tuổi thường smash bằng cổ tay để đỡ tốn sức. - Đập cầu bằng xoay bắp tay: nó chính là kỹ thuật đập cầu bình thường. Khi ta đưa vợt về sau, cẳng tay ngã về sau, khớp vai (bắp tay) cũng xoay vòng tròn từ trước ra sau(nhưng chỉ khoảng 90 độ hay 1/4 đường tròn thôi). Khi ta đập cầu cẳng tay từ sau đưa ra trước, khớp vai cũng xoay theo vòng tròn nhưng ngược lại. Vì thế mới gọi là xoay bắp tay. Khi đập cầu xong vợt nằm bên hông trái (nếu đánh tay phải). Nhiều người tập sai: khi đập cầu xong vợt lại nằm bên phải, như vậy khớp vai (bắp tay) sẽ xoay gần 180 độ, nếu thực hiện nhanh nguy cơ trẹo dây chằng, rách dây chằng khớp vai rất cao. * Đập cầu xoay bắp tay kết hợp với xoay trục cẳng tay: như HLV TQ thấy xoay vợt 1 vòng. Đó chỉ là xoay cẳng tay, điều này giúp tạo thêm lực. Khi đưa cẳng tay về phía sau, ta không đưa cẳng tay thẳng về trước theo đường cũ để tiếp cầu mà đưa cẳng tay sang ngang bên phải rồi mới vòng lên trên, duỗi thẳng cẳng tay. Lúc này mặt vợt chưa vuông góc với đường cầu, ta úp bàn tay vào khiến cẳng tay xoay 90 độ, mặt vợt sẽ hướng ra phía trước để tiếp cầu. Động tác đưa cẳng tay sang phải, vòng lên trên, quay cẳng tay 90 độ => như vậy cẳng tay đã xoay 1 vòng quanh trục cẳng tay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ. Đây là hình Lee chong wei đang thực hiện động tác xoay cẳng tay, anh ấy đang đưa cẳng tay sang ngang bên phải Động tác xoay 1 vòng ta thực hiện rất nhiều: khi phát cầu thuận tay cao sâu, tay ta cũng đưa từ trên vòng ra sau, vòng xuống dưới rồi mới tiếp cầu. Khi mới biết chơi đánh cầu chúng ta không đưa vợt theo vòng (chỉ đưa thẳng ra sau rồi đánh thẳng ra trước) nên cầu đánh hơi yếu. Trong đập cầu xoay bắp tay cũng có sử dụng cổ tay nhưng chỉ hổ trợ thêm cho quả smash thôi. Lực chủ yếu bắp tay và cẳng tay: bắp tay xoay tạo ra lực gập cẳng tay, cẳng tay từ co sang duỗi thẳng rồi xoay 90 độ tạo thêm lực truyền đến cổ tay, cổ tay từ ngã về sau ->duỗi thẳng rồi gập nhẹ truyền thêm lực đến vợt và tiếp xúc cầu. Cho nên muốn có quả đập mạnh cần kết hợp lực từ trọng tâm cơ thể chuyển từ sau ra trước + bắp tay + cẳng tay + cổ tay. Ai khỏe dùng lực mạnh, nhanh thì cầu sẽ đi nhanh và mạnh. *Lưu ý: cổ tay có rất nhiều dây chằng nhỏ, rất dễ chấn thương nên theo y khoa khuyên không nên chỉ đơn thuần sử dụng cổ tay mà không kết hợp cẳng tay hoặc sử dụng cổ tay quá mức (quật cổ tay mạnh quá). =>Trên đây là kinh nghiệm xương máu được rút ra từ những chấn thương trên cơ thể mình do không có thầy dạy. Cầu lông rất dễ chấn thương nếu ta sai kỹ thuật, tùy vào mức độ sai mà chấn thương sẽ nặng hay nhẹ.
More Threads in same category
- [Tập Luyện] Một số nguyên tắc cơ bản khi đánh cầu lông.13/02/2014
- Chính chủ bán đất dịch vụ Dọc Bún , Gốc quýt, Cây Dừa, Cửa Phủ , Cổng Đồng phường La Khê Hà Đông09/02/2014
- [Tập Luyện] Chiến thuật cho mọi tình huống…30/12/2013
- [Tập Luyện] Tập giao cầu cao thuận tay25/12/2013
- [Tập Luyện] HẬU QUẢ KHI TẬP LUYỆN MÔN CẦU LÔNG CƠ BẢN KHÔNG ĐÚNG CÁCH (Kì 2)25/12/2013
- [Tập Luyện] HẬU QUẢ KHI TẬP LUYỆN MÔN CẦU LÔNG CƠ BẢN KHÔNG ĐÚNG CÁCH (Kì 1)24/12/2013
- [Tập Luyện] Cách luyện tập cổ tay trong cầu lông23/12/2013
- [Tập Luyện] Chiến thuật người đứng sau tấn công, người đứng trước bịt lưới21/12/2013
- Giao cầu hiệu quả... !!21/12/2013
- Phông cầu20/12/2013
-
sam_mer Mới Tập Cầu Lông
mong ad có những bài nói về đánh trái tay
sam_mer, 19/2/14 #2 -
shopviet VĐV Phong Trào
Rất hay
shopviet, 22/8/14 #3 -
abask VĐV Phong Trào
mình thấy đập cầu bằng cổ tay thì động tác nhanh hơn nên cầu đi hiểm hơn, còn đập cầu xoay bắp tay thì cần có thời giaN phát lực và cầu đi mạnh hơn., nên theo mình thì khi đối phương đánh cầu cao sâu về cuối sân, mình có nhiều thời gian chờ cầu rớt thì mình đập xoay bắp tay, còn khi cầu không quá cao thì nên đập cổ tay để tấn công nhanh hơn mới chiếm được ưu thế
abask, 19/11/15 #4 -
White Fang Mới Tập Cầu Lông
bài viết rất hay, em hay đập bằng cổ tay nên dẫn tới hay bị chấn thương và đau cổ tay...
White Fang, 3/2/16 #5 -
Vi Tiểu Bảo VĐV Phong Trào
Nên kết hợp giữa cánh tay và cổ tay để phát huy tối đa đường đập cầu...
Vi Tiểu Bảo, 3/2/16 #6
Chia sẻ trang này
Tweet- Login with Facebook
- Tích vào đây để đăng ký
- Vâng, Mật khẩu của tôi là:
- Bạn đã quên mật khẩu?
Từ khóa » đập Cầu Xoay Trục Bắp Tay
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật đập Cầu Vặn Xoáy Bắp Tay - ShopVNB
-
Kỹ Thuật đập Cầu Vặn Xoáy Bắp Tay | Kỹ Thuật Dễ để Thành Thục Nhất
-
Đập Cầu Xoay Trục Bắp Tay !!! - YouTube
-
Cách đánh Cầu Lông Xoáy Hiểm Giành Thế Chủ động - CabaSports
-
Shop Cầu Lông VNB Thủ Đức - Hướng Dẫn Kỹ Thuật đập Cầu Vặn ...
-
Hướng Dẫn đập Cầu Lông Mạnh Và đúng Kỹ Thuật
-
Hướng Dẫn Kỹ Thuật đập Cầu Lông MẠNH, CHÍNH XÁC, HIỆU QUẢ
-
Hướng Dẫn Cách đập Cầu Lông đủ Mạnh Và đúng Kỹ Thuật
-
Kỹ Thuật đập Cầu Lông Mạnh, đúng Kỹ Thuật, đúng động Tác - Tutukit
-
Cách đập Cầu Lông Mạnh Và Chính Xác - U
-
Kỹ Thuật đập (smash) Cầu Lông đúng, Hiệu Quả, Mạnh - Spiderum
-
Cách đập Cầu Lông Mạnh - .vn
-
#1 Kỹ Thuật Đánh Cầu Lông, Đập Cầu Lông Đỉnh Của Chóp