Sự Khác Nhau Giữa Dữ Liệu (Data) Và Thông Tin (Information)?

Dữ liệu (Data)

– Dữ liệu là các giá trị phản ánh về sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan.

– Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý nghĩa với người sử dụng. Có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên hệ giữa chúng. Ví dụ: Nguyễn Văn Nam, 845102, 14 / 10 / 02, 18

– Dữ liệu có thể biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau (âm thanh, văn bản, hình ảnh, v.v…)

Thông tin (information)

– Thông tin là ý nghĩa được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích, tổng hợp, v.v..), phù hợp với mục đích cụ thể của người sử dụng.

– Thông tin có thể gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh cụ thể.

Ví dụ với dữ liệu trên có thông tin như sau: Thủ kho Nguyễn Văn Nam xuất mặt hàng có danh mục là 845102 vào ngày 14/10/ 02 với số lượng 18.

Thông tin giá trị có các đặc điểm :

  • – Chính xác, xác thực
  • – Đầy đủ, chi tiết
  • – Rõ ràng (dễ hiểu)
  • – Đúng lúc, thường xuyên
  • – Thứ tự, có liên quan
  • – …

Dữ liệu vs thông tin

  • – Thông tin = Dữ liệu + Xử lý
  • – Xử lý thông tin ~ Xử lý dữ liệu

Hệ Thống

a. Khái Niệm

– Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hướng tới một mục tiêu chung.

– Vídụ: Khái niệm hệ thống được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày: Hệ thống giao thông, hệ thống truyền thông, hệ thống các trường đại học v.v..

– Phần tử có thể là vật chất hoặc phi vật chất: Con người, máy móc, thông tin, dữ liệu, phương pháp xử lý, qui tắc, quy trình xử lý.

b. Phân loại hệ thống

  • Hệ thống mở: có tương tác với môi trường
  • Hệ thống đóng: không tương tác với môi trường (chỉ có trên lý thuyết).
  • Mục tiêu của hệ thống là lý do tồn tại của hệ thống. Để đạt được mục tiêu, hệ thống tương tác với môi trường bên ngoài của nó (các thực thể tồn tại bên ngoài hệ thống)

Đặc trưng của hệ thống mở – Hệ thống chấp thuận các đầu vào, biến đổi có tổ chức để tạo kết quả đầu ra nhất định.

c. Tổ chức theo cách tiếp cận hệ thống

–  Tổ chức là một tập hợp các thành phần có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng thúc đẩy và hỗ trợ lẫn nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ chung.

–  Các loại tổ chức:

  • Tổ chức hành chính, sự nghiệp
  • Tổ chức thương mại
  • Tổ chức sản xuất (nhà máy, xí nghiệp)
  •  Tổ chức dịch vụ

Ví dụ:

  • Cơ quan hành chính sự nghiệp: Nhân viên, văn bản pháp quy, quy định, tập luật, v.v.. là các thành phần của hệ thống. Mục tiêu của hệ thống là phục vụ cho lợi ích của nhân dân.
  • Xí nghiệp: Các phần tử là tập hợp gồm nhân viên, trang thiết bị, nguyên vật liệu, quy tắc quản lý, kinh nghiệm, cách thức tổ chức v.v.., nhằm đạt mục tiêu là lợi nhuận tối đa.

Ví dụ:

  • Một xí nghiệp tương tác với môi trường của nó để đạt được các yếu tố đầu vào cần thiết như: nguyên vật liệu, dịch vụ, nhân công, kiến thức sản xuất, vốn v.v… Xí nghiệp chỉ hoạt động được khi có đủ các yếu tố đầu vào kể trên.
  • Đầu ra của xí nghiệp có thể là sản phẩm cuối cùng, phế phẩm và công nghệ sản xuất v..v.
  • Phản hồi của khách hàng sẽ làm thay đổi yêu cầu của sản phẩm đầu ra

Cấu trúc của tổ chức:

– Cấu trúc cây: Tổ chức là một hệ thống cấp bậc các hệ thống con, mỗi hệ thống con có chức năng nhiệm vụ riêng, theo sự phân công của tổ chức.

Ví dụ: Cấu trúc hình cây của xí nghiệp

d. Hệ thống và các hệ thống con

  • Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau. Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác (cha)
  • Một tổ chức kinh tế thường được phân làm ba hệ thống con:
    • Hệ thống quyết định là hệ thống bao gồm con người, phương tiện, và các phương pháp tham gia đề xuất quyết định
    • Hệ thống thông tin
    • Hệ thống tác nghiệp là hệ thống bao gồm con người, phương tiện và các phương pháp tham gia trực tiếp thực hiện mục tiêu kinh doanh (sản xuất trực tiếp)

Share:

  • Share
  • LinkedIn
  • Tumblr
  • Pinterest
  • WhatsApp
  • Email
  • Facebook
  • Print
  • Twitter
  • Reddit
  • Pocket
  • Telegram
Like Loading…

Từ khóa » Ví Dụ Dữ Liệu Và Thông Tin