Sự Khác Nhau Giữa FCA Và FOB 2022 - Doanh Nghiệp
FOB và FCA là 2 điều kiện thuộc nhóm F. Theo điều kiện nhóm F, người bán phải tổ chức toàn bộ khâu vận tải chặng trước cần thiết để đưa hàng đến địa điểm quy định giao hàng cho người vận tải; người mua có trách nhiệm thuê và trả tiền chặng vận tải chính. Như vậy, địa điểm chọn giao hàng có ảnh hưởng tới nghĩa vụ bốc và dỡ hàng tại địa điểm đó. Bên cạnh đó, khối lượng và tính chất hàng hoá sẽ quyết định liệu chúng có phù hợp với việc bốc hàng cả khối (chứa trọn vẹn trong một toa tàu hoặc một container) hoặc chúng phải được giao cho người vận tải theo từng phần, thường là tại ga của anh ta. Trong vận tải bằng container, có sự khác biệt quan trọng giữa bốc cả khối (FCL) và gom hàng (LCL).
Theo điều kiện FOB, người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng qua lan can tàu tại cảng bốc hàng quy định. Điều này có nghĩa là người mua chịu mọi chi phí và rủi ro về mất mát hoặc hư hại đối với hàng hoá kể từ thời điểm đó. Tuy nhiên, việc sử dụng lan can tàu làm đường phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro giữa các bên thì không phải lúc nào cũng hợp lý. Việc phân chia nghĩa vụ giữa các bên khi hàng đang được đưa từ bên này sang bên kia lan can tàu dường như là chi phí thực tế. Thật là khó phân biệt trách nhiệm khi khối hàng đang dao động từ trên đỉnh cột cẩu qua đường vuông góc tưởng tượng dựng lên từ lan can tàu. Trong trường hợp này “Thông lệ cảng” sẽ được vận dụng. Thông thường, công việc này do các công ty bốc xếp đảm nhận, và vấn đề thực tiễn đặt ra là ai (người mua hay người bán) sẽ trả tiền cho dịch vụ này.
Theo điều kiện FCA, sau khi làm xong thủ tục xuất khẩu, người bán có trách nhiệm giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm quy định. Nếu việc giao hàng diễn ra tại cơ sở người bán, người bán có nghĩa vụ bốc hàng. Nếu việc giao hàng không diễn ra tại cơ sở người bán, người bán không có nghĩa vụ bốc hàng.
Đối với những hàng hoá được vận chuyển bằng container (thông thường là hàng rời), nên sử dụng FCA thay cho FOB. Lý do, theo FCA, việc giao hàng được coi là hoàn thành:
– Nếu địa điểm quy định là cơ sở của người bán, thì khi hàng đã được xếp lên phương tiện vận tải của người chuyên chở do người mua chỉ định hoặc một người khác thay mặt cho người mua đưa tới.
– Nếu địa điểm quy định khác với điều ở trên, thì việc giao hàng hoàn thành khi hàng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người do người mua chỉ định, hoặc một người do người bán lựa chọn khi hàng hoá vẫn còn ở trên phương tiện vận tải của người bán mà chưa dỡ xuống.
nếu không xác định cụ thể địa điểm giao hàng trong phạm vi địa điểm giao hàng quy định thì người bán có thể chọn điểm giao hàng nào thuận lợi nhất cho mình.
nếu người mua không có chỉ dẫn chính xác, thì người bán có thể giao hàng cho người vận tải theo cách mà phương tiện vận tải và/hoặc số lượng và/hoặc tính chất hàng hoá đòi hỏi.
Như vậy, bằng việc sử dụng FCA thay cho FOB, địa điểm giao hàng sẽ chuyển từ lan can tàu về một địa điểm trước đó: điểm mà tại đó hàng được giao cho người vận tải hoặc địa điểm tập kết của người này; hoặc tại xe gửi đến cơ sở của người bán để lấy hàng đi sau khi hàng đã được đóng vào container; hoặc được gộp lại thành từng đơn vị vận tải tại cơ sở của người bán.
Theo Incoterms 2000, người bán có nghĩa vụ xếp hàng lên phương tiện nhận hàng của người mua, và người bán chỉ đưa hàng đến địa điểm tập kết hàng của người vận tải mà không dỡ ra khỏi phương tiện vận tải của mình.
Tại thời điểm ký kết hợp đồng mua bán, nếu người mua muốn giành cho mình quyền quyết định sau đó về địa điểm tập kết hàng để vận chuyển hàng hoặc về phương thức vận chuyển thì điều quan trọng nhất là phải xác định mức độ và thời hạn mà người mua phải thực hiện những việc này. Nếu người mua không lựa chọn nhưng trong hợp đồng có nêu một địa điểm mà ở đó người vận tải có nhiều trạm tiếp nhận thì người bán “có thể chọn điểm thuận lợi nhất đối với anh ta làm nơi giao hàng”.
Thông thường, phương thức vận tải và điểm tiếp nhận của người vận tải sẽ quyết định cụ thể hàng sẽ được giao như thế nào để vận chuyển. Tuy nhiên, do có thể có các cách giao khác nhau nên nếu không có các quy định hay hướng dẫn cụ thể trong hợp đồng mua bán, thì hàng hoá có thể được giao cho người vận tải “theo cách mà phương thức vận tải và/hoặc số lượng và/hoặc tính chất của hàng hoá đòi hỏi”. Số lượng và tính chất hàng hoá quyết định xem hàng phải được đóng trong container do người bán đóng gộp hàng thành một lô đồng nhất trong một container hoàn chỉnh gọi là FCL, hay do người vận tải đóng tại nơi tập kết của anh ta cùng với hàng hoá của các chủ hàng khác trong một container gọi là LCL.
Tóm lại, việc vận chuyển hàng hoá bằng container sử dụng FCA có nhiều thuận lợi hơn FOB. Địa điểm giao hàng theo FCA là điểm mà tại đó hàng được giao cho người vận tải hoặc địa điểm tập kết của người này; hoặc tại xe gửi đến cơ sở của người bán để lấy hàng đi sau khi hàng đã được đóng vào container. Rủi ro và chi phí chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng hoá đã được giao cho người vận tải tại địa điểm quy định. Đây là lý do tại sao vận chuyển hàng hoá bằng container nên sủ dụng FCA.
Từ khóa » Fca Và Fob Là Gì
-
Điều Kiện FCA Là Gì? Ưu Và Nhược điểm Của điều Kiện FCA
-
Sự Khác Biệt Giữa FCA Và FOB (Kinh Doanh) - Sawakinome
-
Phân Biệt điều Kiện Giao Hàng FCA Và FOB Trong Incoterms 2021
-
Cách Hiểu Và áp Dụng đúng đắn FCA – Điều Kiện Incoterms độc đáo ...
-
Các Thuật Ngữ Incoterms đã được Giải Thích | TNT Vietnam
-
FCA Là Gì? Trong Điều Kiện Incoterms Xuất Nhập Khẩu
-
FCA Là Gì? Hướng Dẫn Sử Dụng Chi Tiết Theo Incoterms 2020 - PHAATA
-
FCA Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Free Carrier Trong Incoterms
-
Trường Hợp Nào điều Kiện FCA Thay Thế Cho điều Kiện FOB?
-
Điều Kiện FCA Là Gì? Tìm Hiểu Những Quy định Chi Tiết Trong điều ...
-
FCA (Incoterm) – Wikipedia Tiếng Việt
-
So Sánh Các Cặp điều Kiện Trong Incoterms 2020 Chi Tiết Nhất
-
Điều Kiện Giao Hàng FCA (Free Carrier) - HP Toàn Cầu
-
Điều Kiện Giao Hàng FOB (Free On Board) - Incoterms - HP Toàn Cầu