Sự Khác Nhau Giữa Huỳnh Quang Và Lân Quang 2022 - Hóa Học

Huỳnh quang là sự phát quang khi phân tử hấp thụ năng lượng dạng nhiệt (phonon) hoặc dạng quang (photon).Ở trạng thái cơ bản So, phân tử hấp thụ năng lượng từ môi trường bên ngoài và chuyển thành năng lượng của các electron, nhận năng lượng các electron này sẽ chuyển lên mức năng lượng cao hơn, gọi là trạng thái kích thích S*, đây là một trạng thái không bền, do đó electron sẽ mau chóng nhường năng lượng dưới dạng nhiệt để về trạng thái kích thích nhưng năng lượng thấp hơn S*o, thời gian tồn tại của electron giữa mức năng lượng S*->S*o vào khoảng 10-9 đến 10-12 giây, sau khi về trạng thái kích thích S*o, electron lại một lần nữa phát năng lượng dưới dạng photon để về mức thấp hơn, hiện tượng này gọi là huỳnh quang phân tử. Cùng là hiện tượng nhận năng lượng từ môi trường ngoài sau đó phân tử phát xạ photon, nhưng cần phân biệt sự khác nhau giữa quang phổ huỳnh quang (fluorescence) với quang phổ lân quang (phosphorescence) và quang phổ phát xạ (emission). Sự khác biệt cơ bản giữa huỳnh quang và lân quang là thời gian tồn tại của electron ở trạng thái kích thích, ở huỳnh quang là rất thấp cỡ 10-9 giây, còn lân quang cỡ mili giây. Sự khác nhau cơ bản giữa phát xạ với huỳnh quang và lân quang là mức phát năng lượng để chuyển về trạng thái cơ bản, quang phổ phát xạ hấp thụ bao nhiêu năng lượng từ bên ngoài sẽ phát xạ bấy nhiêu dưới dạng photon để chuyển về trạng thái ban đầu, còn huỳnh quang và lân quang thì không, do quá trình phát xạ năng lượng của nó có 2 bước, bước 1 phát xạ dưới dạng nhiệt, bước 2 mới phát xạ photon, nên năng lượng photon khi phát xạ sẽ không thể tương đương năng lượng mà phân tử đã hấp thụ trước đó.

Lân quang hay gọi dạ quang là một dạng phát quang, trong đó các phân tử của chất lân quang hấp thụ ánh sáng, chuyển hóa năng lượng của các photon thành năng lượng của các electron ở một số trạng thái lượng tử có mức năng lượng cao nhưng bền trong phân tử để sau đó electron chậm chạp rơi về trạng thái lượng tử ở mức năng lượng thấp hơn, và giải phóng một phần năng lượng trở lại ở dạng các photon.

Lân quang khác với huỳnh quang ở chỗ việc electron trở về trạng thái cũ, kèm theo nhả ra photon, là rất chậm chạp. Trong huỳnh quang, sự rơi về trạng thái cũ của electron gần như tức thì; khiến photon được giải phóng ngay. Các chất lân quang, do đó, hoạt động như những bộ dự trữ ánh sáng: thu nhận ánh sáng và chậm chạp nhả ra ánh sáng sau đó.

Sở dĩ có sự trở về trạng thái cũ chậm chạp của các electron là do một trong số các trạng thái kích thích khá bền: chuyển hóa từ trạng thái này về trạng thái cơ bản bị cấm bởi một số quy tắc lượng tử. Việc xảy ra sự trở về trạng thái cơ bản chỉ có thể được thực hiện khi dao động nhiệt đẩy electron sang trạng thái không bền gần đó, để từ đó nó rơi về trạng thái cơ bản. Điều này khiến hiện tượng lân quang phụ thuộc vào nhiệt độ, nhiệt độ càng lạnh thì trạng thái kích thích càng được bảo tồn lâu hơn.

Đa số các chất lân quang có thời gian tồn tại của trạng thái kích thích chỉ vào cỡ miligiây. Tuy nhiên thời gian này ở một số chất có thể lên tới vài phút hoặc thậm chí vài giờ.

Từ khóa » đặc điểm Của Huỳnh Quang Và Lân Quang