Sự Khác Nhau Giữa Quận Và Huyện Và Thị Xã Là Gì?

Quận và huyện là đơn vị hành chính tương đương nhau nhưng lại tồn tại sự khác nhau, hãy cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa Quận và Huyện trong bài viết này.

Contents

Quận

Quận là đơn vị hành chính ở nội thành thành phố trực thuộc trung ương, giữa cấp thành phố và cấp phường.

Quận là cấp hành chính tương đương với cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Tuy nhiên, nội dung quản lí nhà nước, nhất là quản lí nhà nước về kinh tế của quận khác với huyện. Kinh tế trên địa bàn quận không tách khỏi cơ cấu kinh tế chung của thành phố và không có cơ cấu kinh tế quận riêng biệt.

Nội dung quản lí trên lãnh thổ của cấp quận đối với các doanh nghiệp của trung ương và thành phố đặt tại quận hẹp hơn. Nhưng nội dung quản lí thị trường, trật tự, an ninh, an toàn xã hội… của quận quan trọng và phức tạp hơn so với huyện; nội dung và yêu cầu kế hoạch lãnh thổ cũng như kế hoạch địa phương của quận không bao quát như ở huyện, những vấn đề như kế hoạch sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ… gắn với kế hoạch và sự quản lí của thành lí của cấp quận khác với cấp huyện. p luật hiện hành, ngoài

Theo quy định của pháp luật hiện hành, ngoài các nhiệm vụ tương tự như quy định đối với hu chính quyển quận thực hiện các nhiệm vụ có tính đặc trưng sau:

1)Tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch đô thị của thành phố;

2) Quản lí và kiểm tra việc sử dụng quỹ nhà thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn theo sự phân cấp của Chính phủ;

3) Cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở đô thị; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lí vi phạm trong xây dựng, lấn chiếm đất đai theo quy định của pháp luật;

4) Quản lí, kiểm tra việc sử dụng các công trình công cộng do thành phố giao trên địa bàn quận. Quận là đơn vị hành chính được quy định chính thức từ Hiến pháp năm 1980, trước đó gọi là khu phố.

Huyện

Huyện được chia thành các xã và ít nhất là một thị trấn nơi chính quyền huyện đặt cơ quan hành chánh. Cấp huyện là một thuật ngữ khác được dùng để chỉ các đơn vị hành chánh tương đương với huyện gồm có huyện, quận, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Gần như trong tiếng Việt, “huyện” được dùng để chỉ đơn vị hành chính ở Việt Nam, Trung Quốc và có thể các quốc gia láng giềng như Lào, Campuchia trong khi “quận” được dùng khá rộng rãi hơn để chỉ các đơn vị hành chính tương đương ở các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Pháp.

Thị xã

Thị xã tương đương với:

  • Tại các thành phố trực thuộc trung ương:
  1. Quận (nội thành)
  2. Huyện (ngoại thành)
  • Tại các tỉnh:
  1. Huyện
  2. Thành phố trực thuộc tỉnh

Về quy mô, thị xã thường nhỏ hơn các thành phố và lớn hơn thị trấn; là nơi tập trung đông dân cư, sinh sống chủ yếu nhờ các hoạt động trong các lĩnh vực như: công nghiệp, dịch vụ, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Về loại hình, thị xã là một đô thị và dân cư tại đó được xếp là dân thành thị; mặc dù có thể vẫn còn một phần dân cư sống bằng nông nghiệp. Một thị xã được chia thành nhiều phường (phần nội thị) và xã (phần ngoại thị).

Phân cấp hành chính

Tổ chức các đơn vị hành chính – lãnh thổ là một bộ phận của tổ chức cấu trúc hành chính nhà nước, thể hiện sự phân chia quyền lực giữa nhà nước trung ương với các cộng đồng lãnh thổ địa phương và là một vấn đề hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Việt Nam là một nhà nước đơn nhất, có 4 cấp đơn vị hành chính, bao gồm: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt. Trong từng cấp sẽ chia ra các đơn vị khác nhau, cụ thể:

1

Cấp tỉnh
Tỉnh
Thành phố trực thuộc Trung ương

2

Cấp huyện
Thành phố thuộc tỉnh
Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
Thị xã
Quận
Huyện

3

Cấp xã
Phường
Thị trấn

Kết luận

Về mặt hành chính thì Quận, Huyện, Thị xã là ngang nhau. Về diện tích thì Quận thường nhỏ hơn huyện và thị xã, huyện không có phường còn quận và thị xã thì có phường. Kinh tế Quận và thị xã giàu hơn huyện.

Từ khóa » Khác Nhau Giữa Xã Và Thị Trấn