Sự Khác Nhau Giữa Sáo Và Tiêu- Cái Nào Dễ Thổi Hơn?

Nội dung chính

  • Để phân biệt rõ 2 loại nhạc cụ này, mời các bạn tham khảo những ý sau:
  • 1.Hình dáng và vị trí thổi
  • 2. Về âm thanh
  • 3. Tiêu và sáo cái nào dễ thổi hơn

Sự khác nhau giữa sáo và tiêu là gì? tiêu và sáo cái nào dễ thổi hơn ? Đối với 2 loại nhạc cụ bộ hơi này thì có rất nhiều người cho rằng: “thấy thổi dọc thì gọi là tiêu, thổi ngang thì gọi là sáo”. Quan niệm này là chưa đúng bởi có 1 loại sáo cũng thổi dọc (gọi là sáo dọc) rất dễ bị nhầm là tiêu.

Để phân biệt rõ 2 loại nhạc cụ này, mời các bạn tham khảo những ý sau:

Từ trái qua: Sáo recorder, sáo dọc, tiêu và sáo ngang
Từ trái qua: Sáo recorder, sáo dọc, tiêu và sáo ngang

1.Hình dáng và vị trí thổi

Tiêu thường dài hơi sáo nhiều (khoảng gấp đôi sáo thường).

Vị trí đặt môi của sáo và tiêu khác nhau hoàn toàn:

– Sáo ngang thì lỗ đặt môi nằm cách đầu sáo một khoảng xấp xỉ 10 cm

– Sáo dọc thì người ta tạo khe bằng cách vót chéo đầu sáo rồi chèn một miếng gỗ cũng được gọt chéo vào, tạo thành chỗ để người dùng ngậm miệng vào thổi

– Đối với tiêu thì đầu được cắt ngang, ở viền được khoét một lỗ hình bán nguyệt, người dùng đặt môi dưới lên mặt cắt ngang của đầu tiêu, để thổi hơi vào lỗ ở viền ấy.

Sáo recorder
Sáo recorder
Sáo ngang
Sáo ngang

2. Về âm thanh

Tiếng của tiêu trầm ấm hơn, chứ không ví von một cách “tự nhiên” như tiếng sáo. Tuy nhiên một khi nó đã ví von thì âm thanh ấy rất kì diệu.

Đầu thổi ở tiêu là huyệt khẩu thì hình chữ U hoặc V hoặc lai giữa U và V, tì cằm để thổi.

Đầu thổi ở sáo dọc phức tạp hơn gồm 1 đầu để ngậm và 1 lỗ sát ngay dưới để luồng hơi từ đầu thổi tới gặp cạnh dưới của lỗ (hơi sắc) sẽ tạo ra sự chênh áp, từ đó làm dao động cột không khí trong lòng sáo rồi từ đó tạo ra âm thanh.

Tiêu sáo đều có chung nguyên lý này, nhưng tiêu và sáo ngang thì điều chỉnh được góc độ của luồng hơi, còn sáo dọc thì không (vì chỉ ngậm chết một chỗ).

Cũng có loại sáo dọc để nguyên đầu thổi là hình trụ tròn chứ không cưa vát như cây trong hình. Thường để trụ tròn cho những ống trúc nhỏ và cưa vát trong trường hợp ống trúc có đường kính lớn.

Đầu thổi tiêu
Đầu thổi tiêu

3. Tiêu và sáo cái nào dễ thổi hơn

Thổi sáo hay rồi thì chuyển sang tiêu sẽ dễ dàng hơn. tiêu thì âm trầm, nghe buồn, ai oán ( tiêu shakuhachi  thổi đoạn trường khúc thiệt không ai qua nổi nguyễn đình nghĩa) !   sáo thì véo von, nhanh réo rắt, ríu rít như chim ( sáo son cao, thiệt không ai thổi qua nổi trên đường chiến thắng  đinh thìn, cánh chim tự do của tiến vượng )!   một số điểm chung :   mấy bài trầm buồn, thường dùng tiêu, nhanh vui dùng sáo…..có khi sáo tiêu cùng chơi chung dàn nhạc   sáo, tiêu thổi một mình dẫu hay vẫn thấy đơn điệu vì là nhạc khí đơn âm   sáo tiêu đều có khả năng hoà tấu với nhạc cu khác.   thường ai chơi sáo giỏi ….thì chơi tiêu …không giỏi và ngược lại!   ai làm sáo, tiêu giỏi …thì thổi hỏng giỏi và ngược lại!

Từ khóa » Sự Khác Biệt Giữa Sáo Và Tiêu