Sự Khác Nhau Giữa Tiên Thiên Bát Quái Và Hậu Thiên ...
Trong loạt bài viết giới thiệu về bát quái tôi đã giới thiệu bát quái là gì? Nguồn gốc hình thành bát quái cũng như Ứng dụng của Bát Quái trong phong thủy. Hôm nay tôi sẽ đi phân tích sâu hơn về Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái.
Bài viết “Tổng hợp sự khác nhau giữa Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái” gồm các phần chính sau đây:
- Luận giải ý nghĩa, phương vị và ứng dụng của Tiên Thiên Bát Quái
- Phương vị và cách sử dụng Hậu Thiên Bát Quái trong phong thủy
- Tổng hợp sự khác nhau giữa Tiên thiên và Hậu Thiên bát quái
1. Luận giải ý nghĩa, phương vị và ứng dụng của Tiên Thiên Bát Quái
“Tiên Thiên” là gì? Trước khi vạn vật trong vũ trụ hình thành gọi là Tiên Thiên. Tương truyền Tiên Thiên Bát Quái do Vua Phục Hy phỏng theo Hà Ðồ mà vạch ra.
Thứ tự Tiên Thiên Bát Quái như sau: Càn 1, Đoài 2, Ly 3, Chấn 4, Tốn 5, Khảm 6, Cấn 7, Khôn 8 dựa vào lý luận:
- Càn là Trời, có Trời mới có muôn vật
- Vì đã có trời đất phải có sương mù (Đoài)
- Vì đã có sương mù (Đoài) tất phải có khí nóng (Ly) đối lại
- Chấn là do hơi nóng và khí nóng gây ra nên phải tiếp theo Ly
- Sự chuyển động (Chấn) sẽ gây ra gió (Tốn)
- Khi có gió (Tốn) thì nước (Khảm) chuyển theo
- Vì nước (Khảm) lưu chuyển kết quả sẽ làm đất thành đồi núi (Cấn)
- Đất (Khôn) ở cuối che chở và dung chứa của tất cả
Phương vị của Tiên thiên Bát quái như sau: Nam Càn, Bắc Khôn, Đông Ly, Tây Khảm, Đông Bắc Chấn, Tây Nam Tốn, Đông Nam Đoài, Tây Bắc Cấn. Các quẻ Càn Khôn, Ly Khảm hình thành nên hai trục tung và hoành của bốn phương chính, các quẻ còn lại ở bốn phương góc (Bàng, Ngung). Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc phần Dương sắp xếp bên trái, Tốn, Khảm, Cấn, Khôn thuộc phần Âm bên phải. Càn, Đoài là Thái Dương (Lão Dương), Ly, Chấn là Thiếu Âm; Tốn, Khảm là Thiếu Dương, Cấn, Khôn là Thái Âm”. Đây cũng là nguyên lý của Đông Tây trạch mệnh áp dụng vào việc hóa giải hướng xấu, không hợp rất hiệu quả.
Như vậy Tiên Thiên Bát Quái là hình Bát Quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ: Càn – Khôn; Ly – Khảm; Đoài – Cấn; Chấn – Tốn.
Thuyết quái truyện trong chu dịch nói: Thiên địa định vị. Sơn trạch thông khí. Lôi phong tương bác. Thủy Hỏa bất tương sạ. Bát quái tương thác. Tôi giải thích thêm để các bạn hiểu:
- Càn Khôn đối nhau gọi là thiên địa định vị → Trời trên, đất dưới định tôn ti
- Cấn Đoài đối nhau gọi là sơn trạch thông khí → Núi đầm thông khí tức là Nước trên núi tuôn xuống đầm hồ. Nước đầm hồ bốc lên núi thành mây, thành mưa.
- Chấn Tốn đối nhau gọi là lôi phong tương bạc → Gió, Sấm tăng cường hỗ trợ lẫn nhau.
- Khảm Ly đối nhau gọi là Thủy Hỏa bất tương xạ → Nước, Lửa không chống đối nhau.
Thế cho nên, tám quẻ giao thoa, tác dụng lẫn với nhau, mà sinh ra mọi hiện tượng.
Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái. Như vậy, từ quẻ Càn đến quẻ Chấn là thuận vì đếm quẻ đã sinh, từ quẻ Tốn đến quẻ Khôn là nghịch vì đếm quẻ chưa sinh.
Khí của Tiên thiên là nguồn gốc phát sinh của vạn vật, cũng là nguồn gốc của phái phong thủy Lý khí.
2. Phương vị và cách sử dụng Hậu Thiên Bát Quái trong phong thủy
Khi đã có vạn vật trong vũ trụ gọi là Hậu Thiên. Hậu Thiên Bát Quái dựa trên nghiên cứu của Chu Văn Vương về Lạc Thư. Các chữ số của Lạc Thư chính là thứ tự Hậu Thiên Bát Quái như sau: Khảm 1, Khôn 2, Chấn 3, Tốn 4, Càn 6, Đoài 7, Cấn 8, Ly 9 dựa trên lý luận:
Đế xuất hồ Chấn: Vũ trụ vận động bắt đầu từ quẻ Chấn (Quẻ Chấn là Phương Đông, lệnh của tháng 2, mùa Xuân), mặt trời phương Đông mọc lên, là thời kỳ tỏa chiếu cho vạn vật sinh trưởng. Hậu thiên 3 → Số 3 mang hành Mộc
Tề hồ Tốn: Vận hành đến quẻ Tốn, vạn vật đã đầy đủ, hưng vượng (Quẻ Tốn là Đông Nam, lệnh của tháng 3 tháng 4, mặt trời đã lên cao, chiếu rọi vạn vật rõ ràng). Hậu thiên 4 → Số 4 mang hành Mộc
Tương kiến hồ Ly: Quẻ Ly là tượng trong ngày ánh sáng rực rỡ, mọi vật đều thấy rõ (Quẻ Ly là phương Nam lệnh của tháng 5, chính là lúc mặt trời ở trên cao, nhìn rõ mọi vật đang sinh trưởng) . Lửa vượng vào mùa hạ, cây cối tốt tươi, hồi quy ở vùng đất lớn. Hậu thiên 9 → Số 9 mang hành Hỏa
Trí thiết hồ Khôn: Thiên đế (chỉ vũ trụ) giao cho đất (Khôn) trọng trách nuôi dưỡng vạn vật (Quẻ Khôn là phương Tây Nam, lệnh của tháng 6 tháng 7; khôn là đất, nuôi dưỡng vạn vật, thời kỳ vạn vật đã phát triển đầy đủ). Hậu thiên 2 → Số 2 mang hành Thổ
Duyệt ngôn hồ Đoài: Lúc vạn vật tươi vui bèn ứng ở quẻ Đoài là phương Tây lệnh của tháng 8, chính là lúc hoa quả trĩu đầy, lúc mừng được mùa. Kim sẽ thịnh vượng vào mùa thu. Hậu thiên 7→ Số 7 mang hành Kim
Chiến hồ Càn: Thời khắc tương ứng với quẻ Càn, vạn vật mâu thuẫn, đối lập, đấu tranh, (Quẻ Càn là phương Tây Bắc, lệnh của tháng 9 tháng 10 cuối thu, đầu đông, là lúc cây cỏ tàn úa. Mặt trời đã Xuống chân phía Tây, là lúc tối sáng, Âm-Dương đấu tranh lẫn nhau). Hậu thiên 6 → Số 6 mang hành Kim
Lao hồ Khảm: Khi vũ trụ đã vận hành đến Khảm, mặt trời đã lặn, vạn vật mệt mỏi (Quẻ Khảm là phương Bắc, lệnh của tháng 11. Khảm là nước không ngừng chảy, nghĩa là lao khổ. Mặt trời ở phương nầy hoàn toàn không có, vạn vật đã mệt mỏi, là lúc nên nghỉ). Hậu thiên 1 → Số 1 mang hành Thủy
Thành ngôn hồ Cấn: Vũ trụ vận hành đến quẻ Cấn là đã hoàn thành một chu kỳ và sắp bước sang một chu kỳ mới (Quẻ Cấn là phương Đông Bắc, lệnh của tháng 12 và tháng Giêng, tức giao thời của Đông và Xuân, đen tối sắp qua, ánh sáng sắp tới, vạn vật đến đây đã kết thúc một ngày, cũng là lúc ngày mới sắp bắt đầu). Hậu thiên 8 → Số 8 mang hành Thổ
Số 5 nằm ở chính giữa (tức trung cung). Vì trung cung là nơi phát sinh và cũng là nơi kết thúc của vạn vật, nên trung cung thuộc hành Thổ. Vì thế nên số 5 cũng mang hành Thổ.
Thứ Tự Hậu Thiên Bát Quái thể hiện nam nữ giao hợp (Càn Khôn giao cấu), vạn vật hóa sinh, thuyết minh Đạo Càn thành nam, Đạo Khôn thành nữ. Càn là Trời vì vậy gọi là Bố, Khôn là đất vì vậy gọi là Mẹ. Quẻ Chấn hào dưới được Càn cho (sinh ra) nên là trưởng Nam. Quẻ Tốn hào dưới được Khôn cho (sinh ra) nên là Trưởng nữ. Quẻ Khảm hào giữa được Càn cho (sinh ra) nên được gọi là Trung nam, Quẻ Ly hào giữa được Khôn cho (sinh ra) nên được gọi là Trung nữ. Quẻ Cấn hào thượng được Càn cho (Sinh ra) nên được gọi là Thiếu Nam, Quẻ Đoài hào thượng được Khôn cho (sinh ra) nên được gọi là Thiếu nữ.
Phương vị của Hậu thiên Bát quái khác với Tiên thiên Bát quái, cụ thể là: Nam Ly, Bắc Khảm, Đông Chấn, Tây Đoài, Đông Bắc Cấn, Tây Nam Khôn, Đông Nam Tốn, Tây Bắc Càn. Các quẻ Khảm, Ly, Chấn, Đoài chiếm giữ 4 phương chính là Bắc, Nam, Đông, Tây được gọi là trục Tứ Chính. Các quẻ Tốn, Khôn, Càn, Cấn nằm ở các phương tương ứng là Đông nam, Tây nam, Tây bắc và Đông bắc được gọi là trục Tứ duy.
Phương vị Hậu thiên Bát quái thể hiện bốn mùa chuyển đổi, tám tiết biến hóa, chu kỳ lưu hành của vạn vật sinh trưởng đem tới âm dương cùng nhau tồn tại, cùng gốc với nhau, quy luật tương sinh của ngũ hành, mẹ con. Vạn vật sinh ở mùa xuân, trưởng ở mùa hạ, thu hoạch ở mùa thu, cất giữ ở mùa đông, mỗi năm có 360 ngày, mỗi một quái trong Bát quái chủ 45 ngày, sự luân chuyển lại dựa theo 8 tiết, mỗi quái có 3 hào, 3×8 = 24, 24 tiết khí vậy.
3. Tổng hợp sự khác nhau giữa Tiên thiên và Hậu Thiên bát quáiNếu nói Tiên thiên Bát quái là biểu trưng cho hiện tượng vũ trụ hình thành thì Hậu thiên Bát quái chính là quá trình hình thành con người trong vũ trụ biến đổi thuận theo vạn vật tự nhiên. Tiên thiên bát quái là cố định - vô hình - nội tại còn Hậu thiên bát quái là chuyển động - hữu hình - khách quan. Hậu Thiên Bát Quái phản ánh quá trình thay đổi và vận động của vạn vật trong môi trường vũ trụ, đồng thời cũng phản ánh quy luật liên hệ giữa mặt trời, mặt trăng và trái đất. Nó coi con người và trái đất là trung tâm để quan sát và miêu tả vũ trụ.
Do đó Tiên Thiên bát quái và Hậu Thiên Bát quái có sự khác nhau căn bản giữa thứ tự, phương vị, bốn mùa... Tôi xin tổng hợp ở bảng dưới để độc giả tiện so sánh:
Tổng hợp sự khác nhau giữa Tiên thiên và Hậu Thiên bát quái | |||||||||
Quẻ | Thứ tự | Bốn Mùa | Phương hướng | Tính tính, nhân cách | |||||
Hình | Mô tả | Tiên thiên | Hậu thiên | Tiên thiên | Hậu thiên | Tiên thiên | Hậu thiên | Tiên thiên | Hậu thiên |
☰ | 乾 Càn | 1 | 6 | Hạ | Thu | 南 Nam | 西北 Tây Bắc | Sáng tạo | Sáng tạo |
☱ | 兌 Đoài | 2 | 7 | Xuân | Thu | 東南 Đông Nam | 西 Tây | Hân hoan | Vui sướng |
☲ | 離 Ly | 3 | 9 | Xuân | Hạ | 東 Đông | 南 Nam | Trung thành | Đeo bám |
☳ | 震 Chấn | 4 | 3 | Đông | Xuân | 東北 Đông Bắc | 東 Đông | Kích động | Khiêu khích |
☴ | 巽 Tốn | 5 | 4 | Hạ | Xuân | 西南 Tây Nam | 東南 Đông Nam | Dịu dàng | Hiền lành, dịu dàng |
☵ | 坎 Khảm | 6 | 1 | Thu | Đông | 西 Tây | 北 Bắc | Sâu sắc | Không thăm dò được |
☶ | 艮 Cấn | 7 | 8 | Thu | Đông | 西北 Tây Bắc | 東北 Đông Bắc | Tĩnh lặng | Làm thinh |
☷ | 坤 Khôn | 8 | 2 | Đông | Hạ | 北 Bắc | 西南 Tây Nam | Sáng tạo | Dễ tiếp thu |
Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích hãy like, share bài viết và fanpage “Xemvm.com” để ủng hộ chúng tôi và chia sẻ kiến thức hay cho bạn bè của bạn. Vui lòng ghi rõ nguồn website xemvm.com khi bạn trích dẫn nội dung từ bài viết này. Cám ơn bạn rất nhiều!
Nếu bạn có bất cứ câu hỏi hoặc ý kiến góp ý để bài viết hoàn thiện hơn vui lòng gửi email về info@xemvm.com hoặc để lại một bình luận bên dưới để chúng ta có thể thảo luận thêm!
Từ khóa » Số Của Hậu Thiên Bát Quái
-
Tiên Thiên Bát Quái – Hậu Thiên Bát Quái - Oilhaianh
-
Hậu Thiên Bát Quái Là Gì, Tìm Hiểu Về Lịch Sử Hình Thành
-
Bát Quái đồ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bài 3 Hậu Thiên Ngũ Hành Bát Quái - Nguyenk
-
Ứng Dụng Quẻ Tiên Thiên Bát Quái Và Hậu Thiên Bát Quái
-
Phương Vị Của Tiên Thiên Bát Quái Trong Phong Thủy
-
Hậu Thiên Bát Quái - Phong Thuỷ - Lý Số Kiến Thức
-
Bát Quái Tiên Thiên Là Gì - Công Viên Tâm Linh
-
Phong Thuỷ Nhập Môn: Tìm Hiểu Về Hậu Thiên Bát Quái
-
Hậu Thiên Và Tiên Thiên Bát Quái - Đá Thạch Anh Kim Tự Tháp
-
Bát Quái Là Gì? Nguồn Gốc, ý Nghĩa Và ứng Dụng Của Bát Quái Trong ...
-
Tiên Thiên Hậu Thiên Bát Quái - Wikiversity Beta
-
Về Tiên Thiên, Hậu Thiên, Hà Đồ, Lạc Thư - | day
-
Bí ẩn Của Kinh Dịch - Hậu Thiên Bát Quái - Tri Thức Cổ Truyền
-
TINH HOA CÁC ĐẠO GIÁO - Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
-
Diễn Biến Của Quy Luật , Tiên Thiên Bát Quái Cùng ...
-
Hậu Thiên Bát Quái Và Thập Nhị Địa Chi