Sự Khác Nhau Giữa Tiếng Hoa, Tiếng Đài Loan Và Tiếng Hồng Kông

Trung Quốc là đất nước rộng lớn, có đến 5 phương ngôn: Đó là tiếng phổ thông (tiếng Quan thoại), tiếng Quảng Đông, tiếng Triều Châu, tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ. Chắc hẳn khi học tiếng Trung, các bạn đều có thắc mắc tại sao lại có nhiều loại ngôn ngữ như vậy. Sự khác biệt của những thứ tiếng này là gì. Đặc biệt giữa 3 ngôn ngữ lớn (có thể coi là chủ đạo tạo nên nền văn hóa ngôn ngữ độc đáo của Trung Quốc) là tiếng Trung Quốc đại lục (tiếng phổ thông), tiếng Đài Loan và tiếng Hồng Kông. Cùng tự học tiếng Trung giải đáp một số câu hỏi nhé!

  • Vương gia đại viện – Biệt phủ nhà họ Vương Trung Quốc
  • Ý nghĩa tên gọi của “thời kỳ Xuân Thu” trong lịch sử Trung Quốc
  • Những cố đô của Trung Quốc trong lịch sử phong kiến
  • Tết nguyên tiêu của người Trung Quốc: Nguồn gốc, ý nghĩa
  • Tại sao lại có câu đối và tục dán ngược chữ Phúc vào ngày Tết ở Trung Quốc?

Tiếng Hoa, tiếng Đài Loan và tiếng Hồng Kông khác nhau như thế nào?

1. Tiếng Trung Quốc đại lục, tiếng Đài Loan và tiếng Hồng Kông là gì?

– Tiếng Trung Quốc đại lục (Mandarin): hay còn được gọi là Tiếng Hoa phổ thông hay tiếng Quan thoại chuẩn. Tiếng Trung Quốc hiện đại tiêu chuẩn là một dạng tiếng Hoa được chuẩn hóa và được chấp nhận là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc. Đây cũng là một trong 4 ngôn ngữ chính thức tại Singapore và là một trong các ngôn ngữ chính thức tại Malaysia (Tiêu chuẩn Hoa ngữ). Học tiếng Trung Quốc muốn chuẩn thì học tiếng quan thoại.

– Tiếng Đài Loan ( Tiếng Phúc Kiến Đài Loan hay Tiếng Mân Nam Đài Loan (臺灣閩南語) là Phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam được 70% dân cư Đài Loan sử dụng. Đây là ngôn ngữ lớn nhất tại Đài Loan

– Tiếng Hồng Kông (Cantonese): chủ yếu sử dụng Tiếng Quảng Đông (88% người dân sử dụng. Tuy nhiên, các phương ngữ Trung Quốc khác trong đó có tiếng Trung Quốc đại lục cũng được sử dụng ở đây.

2. Ba loại ngôn ngữ này khác nhau ở đâu?

Cách phát âm của 3 thứ tiếng kia rất khác nhau nhưng lại sử dụng cùng một hệ chữ viết, đó là chữ Hán. Nhưng sau Cách mạng văn hóa, Trung Quốc ngày nay dùng chữ giản thể còn Đài Loan và Hồng Kông vẫn còn dùng chữ phồn thể. Chữ phồn thể thì khó viết và khó nhớ hơn do nhiều nét hơn so với chữ Hán giản thể mà Trung Quốc đại lục sử dụng. Tuy nhiên mọi người thích chữ phồn thể hơn giản thể vì từng nét, từng chữ trong chữ phổn thể đều mang 1 ý nghĩa nhất định. Tính chất địa phương của các thứ tiếng ở Trung Quốc rất rõ rệt nên cùng một chữ cùng một cách viết nhưng lại có cách phát âm hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, trong quá trình giao tiếp, thậm chí chính những người Trung Quốc còn bị vướng những khó khăn vì sự khác biệt vùng miền. Họ thường dùng cách viết ra nếu gặp phải bất đồng ngôn ngữ.

3. Đi du học Trung Quốc thì nên học tiếng nào?

Đi du học Trung Quốc thì nên học tiếng Trung Quốc đại lục (Tiếng Quan thoại ) vì đó là tiếng phổ thông được sử dụng rộng rãi nhất. Bạn có thể lắng nghe từ các chuyên viên từ các trung tâm tư vấn du học để tham khảo về nguyện vọng cũng như một số vấn đề du học Trung Quốc nha!

Sự khác biệt giữa các ngôn ngữ ở Trung Quốc cũng giống như ở Việt Nam với tiếng của 3 miền. Để học tốt tiếng Trung thì bạn nên theo học bắt đầu từ các lớp tiếng Trung cơ bản để được hướng dẫn về những kỹ năng cơ bản nhất khi học tiếng Trung.

Chúc bạn sẽ có được sự lựa chọn đúng đắn nha!

Xem thêm:

  • Vương gia đại viện – Biệt phủ nhà họ Vương Trung Quốc
  • Ý nghĩa tên gọi của “thời kỳ Xuân Thu” trong lịch sử Trung Quốc
  • Những cố đô của Trung Quốc trong lịch sử phong kiến

ĐĂNG KÝ HỌC TẠI ĐÂY

Từ khóa » Cách Nói Giọng Hong Kong