Sự Khác Nhau Giữa Tiếng Trung Phồn Thể Và Chữ Hán Giản Thể
Có thể bạn quan tâm
Khi học tiếng Trung bạn chắc chắn đã từng nghe qua chữ phồn thể và chữ giản thể. Vậy chữ phồn thể, giản thể là gì? Chữ phồn thể, giản thể khác nhau thế nào?
Trung Quốc là một quốc gia rộng lớn với biết bao điều đa dạng và phức tạp, trong đó phải kể đến hệ thống chữ viết. Khi học tiếng Trung bạn chắc chắn đã từng nghe qua chữ phồn thể và chữ giản thể. Vậy chữ phồn thể, giản thể là gì? Chữ phồn thể, giản thể khác nhau thế nào?
Hôm nay Tiếng Trung Thượng Hải sẽ cùng các bạn tìm hiểu sự khác nhau giữa chữ phồn thể và chữ giản thể nhé!
1. Chữ phồn thể và giản thể là gì?
Chữ phồn thể | Chữ giản thể |
Cả 2 chữ này đều đọc là: “Hàn zì” có nghĩa là chữ hán. |
Trước hết, phải nhớ rằng chữ Phồn thể hay Giản thể chỉ là hình thức chữ viết mà không liên quan gì đến phát âm cả.
Chữ Hán phồn thể (繁體漢字/正體漢字) hay chữ Hán chính thể là một trong hai bộ chữ in tiêu chuẩn của tiếng Trung. Dạng chữ viết phồn thể hiện nay đã xuất hiện lần đầu cùng với các văn bản ghi chép thời nhà Hán và ổn định từ thế kỷ 5 trong thời Nam Bắc triều.
Hiện nay, chữ Phồn thể được dùng nhiều ở Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao.
Chữ Hán giản thể(简体字)cũng như tên gọi của nó là đơn giản hóa. Được xúc tiến từ sau Thế Chiến thứ II bởi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. So với chữ phồn thể thì chữ giản thể đã lược đi nhiều nét phức tạp tinh vi để chữ viết đơn giản dễ học hơn.
Chữ giản thể được dùng phổ biến ở Trung Quốc đại lục, Singapore, Malaysia hay trong các ấn phẩm giáo dục cho người nước ngoài.
2. Chữ phồn thể và giản thể khác nhau như thế nào?
Phồn thể | ||||
Giản thể | ||||
Kāi:mở | Tú:tranh | Lè:vui | Xué: học |
Chữ Hán truyền thống, hay còn gọi là “chữ Hán phồn thể”, bao hàm văn hóa và tư tưởng truyền thống của Trung Hoa. Mỗi ký tự là một câu chuyện. Khi nhìn mặt chữ ta cũng có thể nhìn thấy ý nghĩa của nó qua việc phân tích các bộ có mặt trong chữ.
Người dùng chữ Hán phồn thể có thể đọc được chữ Hán giản thể nhưng ngược lại thì rất khó.
Chữ Hán giản thể tuy có cấu tạo đơn giản hơn nhưng nó đã làm thay đổi ý nghĩa của chữ.
Ví dụ:
+ Chữ “thân” phồn thể dùng để chỉ tình thân trong gia đình đã bị lược bỏ bộ kiến ở bên phải, vậy là “thân bất kiến”, nghĩa là có gia đình nhưng lại không ngó ngàng đến.
+Chữ “ái” phồn thể bị bỏ đi bộ tâm ở giữa, vậy là “ái bất tâm” nghĩa là yêu mà không có trái tim.
3. Vậy nên học chữ phồn thể hay chữ giản thể?
Nếu bạn là người nước ngoài vừa bắt đầu học tiếng Trung thì bạn nên chọn học chữ giản thể vừa giúp bạn dễ học hơn lại đơn giản hơn rất nhiều so với chữ phồn thể. Sau khi học được chữ giản thể rồi nếu bạn cảm thấy thích thú với văn hóa và lịch sử Trung Hoa thì hãy nghiên cứu thêm chữ phồn thể nhé!
Nếu bạn làm việc ở Đài Loan hay Hong Kong thì nên học thêm chữ phồn thể để tiện cho công việc.
Trên đây là bài so sánh sự khác nhau giữa chữ phồn thể và giản thể trong tiếng Hán. Hi vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hứng thú học tiếng Trung, Tiếng Trung Thượng Hải chúc các bạn học tiếng Trung thật tốt!
Xem thêm |
BÍ KÍP LUYỆN NGHE NÓI TIẾNG TRUNG
CÁC TRANG MẠNG XÃ HỘI PHỔ BIẾN TẠI TRUNG QUỐC
PHẦN MỀM HỌC TIẾNG TRUNG SIÊU HIỆU QUẢ
HỌC TIẾNG TRUNG CÓ THỂ LÀM CÔNG VIỆC GÌ? DỄ XIN VIỆC KHÔNG?
GIÁO TRÌNH VÀ TÀI LIỆU HỌC TIẾNG TRUNG HIỆU QUẢ
Từ khóa » Tiếng Trung Cơ Bản Là Giản Thể Hay Phồn Thể
-
Nên Học Tiếng Trung Phồn Thể Hay Giản Thể - SGV
-
Tiếng Trung Phồn Thể Và Giản Thể Là Gì? | Sự Khác Nhau Ra Sao?
-
Nên Học Tiếng Trung Phồn Thể Hay Giản Thể để Giao Tiếp Tốt
-
NÊN HỌC TIẾNG TRUNG GIẢN THỂ HAY TIẾNG TRUNG PHỒN ...
-
Tiếng Trung Giản Thể Và Phồn Thể Là Gì | Phân Biệt 2 Loại Chữ
-
Tiếng Trung Giản Thể Và Phồn Thể Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Nên Học Tiếng Trung Phồn Thể Hay Giản Thể Là Phù Hợp? | Edu2Review
-
Bắt đầu Học Tiếng Trung Với Chữ Phồn Thể Hay Giản Thể Thì Thích Hợp?
-
Học Tiếng Trung Giản Thể Hay Tiếng Trung Phồn Thể? - Thanhmaihsk
-
Học Tiếng Trung Giản Thể Hay Phồn Thể
-
Tiếng Trung Phồn Thể Và Giản Thể Là Gì
-
SOFL Giải đáp: “Nên Học Tiếng Trung Giản Thể Hay Phồn Thể”
-
Nên Học Tiếng Trung Giản Thể Hay Phồn Thể Cái Nào Phổ Biến Hơn?
-
Phân Biệt Tiếng Trung Giản Thể Và Tiếng Trung Phồn Thể