Sự Khác Nhau Giữa Vay Tín Chấp Và Vay Thế Chấp - VIB

Trong thời điểm hiện tại, việc quyết định vay vốn từ ngân hàng để phục vụ kinh doanh hoặc trang trải đời sống trở nên ngày càng phổ biến. Người ta thường đối mặt với việc lựa chọn giữa vay tín chấp vay thế chấp nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của mình trong thời điểm hiện tại.

Nội dung chính

Vay tín chấp là hình thức cho vay nhanh, an toàn do ngân hàng cung cấp

Vay tín chấp là hình thức cho vay nhanh, an toàn do ngân hàng cung cấp

Vay tín chấp là một hình thức cho vay khác mà bạn có thể lựa chọn, hình thức này được duyệt rất nhanh chóng, không cần tài sản thế chấp, không cần hợp đồng lao động hay chứng minh nguồn thu nhập. Vì vậy đây là lựa chọn tuyệt vời để bạn có được nguồn vốn để thực hiện các mục tiêu của mình.

1. Vay tín chấp là gì?

Đây là một hình thức vay không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh, đơn vị cho vay sẽ dựa hoàn toàn vào uy tín, năng lực trả nợ để quyết định thời gian và hạn mức cho vay. Uy tín sẽ được xác minh thông qua thu nhập và xác minh tín dụng của bạn.

Công ty tài chính và ngân hàng là 2 đơn vị cho vay tín chấp phổ biến nhất hiện nay. Trong đó ngân hàng là đơn vị cho vay có thủ tục đơn giản, lãi suất ưu đãi, thông tin an toàn, minh bạch và giúp bạn tránh nhiều rủi ro hơn. Vì vậy mà người dùng luôn ưu tiên lựa chọn ngân hàng khi cần phải vay vốn.

Bạn có thể vay vốn ngân hàng cho những mục đích như du lịch, cưới hỏi, mua đồ tiêu dùng hoặc dùng cho các nhu cầu khác để phục vụ nhu cầu tài chính của mình.

Vay tín chấp có 2 nhóm chính là vay cho cá nhân và vay cho doanh nghiệp.

Vay tín chấp theo sản phẩm sẽ được phân loại thành: Vay tiền mặt tiêu dùng, Vay mua hàng trả góp, vay thấu chi, vay sửa nhà và vay kinh doanh.

2. Vay thế chấp là gì?

Để vay thế chấp bạn cần dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để được vay vốn

Để vay thế chấp bạn cần dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để được vay vốn

Đây là hình thức cho vay nhưng yêu cầu người vay phải dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ. Bạn có thể sử dụng tài sản như nhà, đất hoặc những thứ khác để làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.

Trong suốt quá trình thế chấp tài sản đảm bảo, bạn vẫn được quyền sử dụng tài sản này như bình thường. Tuy nhiên giấy tờ sở hữu tài sản sẽ do ngân hàng giữ và bạn chỉ được nhận lại khi đã trả xong khoản vay.

3. Ưu và nhược điểm của từng phương thức vay

Vay thế chấp sẽ có thời gian vay dài hơn, tiền vay cao hơn tùy thuộc vào tài sản thế chấp

Vay thế chấp sẽ có thời gian vay dài hơn, tiền vay cao hơn tùy thuộc vào tài sản thế chấp

Hình thức vay tín chấp:

- Ưu điểm: Bạn sẽ không cần phải dùng tài sản để thế chấp, không cần sự bảo lãnh của bất kỳ tổ chức hay công ty nào. Ngân hàng sẽ giải ngân ngay khoản tiền dựa trên hợp đồng lao động hay bảng lương chỉ trong thời gian ngắn.

- Nhược điểm: Dễ xuất hiện nợ xấu, khoản vay bị giới hạn và thời gian cho vay ngắn.

Hình thức vay thế chấp:

- Ưu điểm: Người dùng có thể vay vốn rất cao tùy thuộc vào tài sản thế chấp, thời gian cho vay dài và có lãi suất thấp hơn hình thức vay tín chấp.

- Nhược điểm: Bạn bắt buộc phải có tài sản thế chấp, thời gian xử lý giao dịch thấp, số tiền được vay tùy thuộc vào tài sản thế chấp, nếu không còn khả năng trả nợ bạn sẽ mất tài sản đã thế chấp với ngân hàng.

Hai hình thức vay vốn này đều thỏa mãn cho những nhu cầu khác nhau của bạn. Để chọn được hình thức vay vốn phù hợp, bạn hãy cân nhắc thật kỹ dựa vào nhu cầu của mình cũng như khả năng trả nợ.

4. Lựa chọn phương thức vay phù hợp với tài chính của bản thân

Để chọn được hình thức vay phù hợp, bạn hãy dựa vào mục đích của mình như cần vay vốn bao nhiêu và khả năng chi trả như thế nào. Ngoài ra bạn hãy cân nhắc thêm một số yếu tố liên quan.

Hình thức vay tín chấp:

- Hình thức này hoàn toàn dựa trên uy tín để bạn thực hiện các hợp đồng vay vốn.

- Không có bất kỳ ưu đãi nào khi bạn hoàn thành sớm trước hạn.

- Lãi suất khá cao, thời gian cho vay ngắn nhưng các hình thức chi trả khá linh hoạt.

- Có thủ tục đơn giản giải ngân nhanh chóng, bạn có thể chọn hình thức trả hàng tháng để giảm tải áp lực về tài chính.

- Khoản tiền vay có giới hạn, tùy theo ngân hàng, sẽ được tối đa 12 lần lương của bạn.

- Đối tượng vay bị hạn chế, bạn dễ bị điểm tín dụng xấu nếu như không thanh toán đúng hạn.

Hình thức vay thế chấp:

- Bạn phải sở hữu tài sản có giá trị để có thể làm hồ sơ vay.

- Thời gian vay kéo dài, lãi suất thấp và có thể thay đổi theo thời kỳ.

- Hạn mức vay hoàn toàn dựa vào giá trị tài sản thế chấp và số tiền vay có thể lên đến vài tỷ đồng.

- Thời gian xét duyệt lâu hơn vay tín chấp và bạn có khả năng mất tài sản nếu như không còn khả năng chi trả

Qua những so sánh trên, bạn sẽ hiểu rõ được cả 2 hình thức vay trước khi quyết định ký hợp đồng vay vốn nào. Tuy theo nhu cầu và khả năng trả nợ mà bạn hãy chọn hình thức vay tín chấp hoặc vay thế chấp nhé!

5. Nắm rõ quy trình vay tín chấp

Để đạt được mục tiêu vay tiền tín chấp một cách thuận lợi, việc nắm rõ quy trình vay tín chấp là rất quan trọng. Hiểu rõ quy trình này giúp bạn chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ cần thiết một cách đầy đủ, từ đó giúp tiến trình vay diễn ra nhanh chóng. Dưới đây là quy trình vay tiền tín chấp cơ bản mà bạn có thể tham khảo:

  • Bước 1: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ vay tín chấp Bạn sẽ được ngân hàng tư vấn về các gói vay phù hợp và yêu cầu cung cấp các giấy tờ cần thiết để hoàn thiện hồ sơ.
  • Bước 2: Thẩm định đơn xin vay Sau khi nhận được hồ sơ, nhân viên sẽ tiến hành kiểm tra lại các thông tin trên hồ sơ được cung cấp.
  • Bước 3: Xét duyệt hồ sơ Hồ sơ sẽ được chuyển đến các bộ phận có thẩm quyền để tiến hành xét duyệt. Thời gian xét duyệt có thể kéo dài vài ngày, tùy thuộc vào ngân hàng.
  • Bước 4: Ký hợp đồng vay tín chấp và giải ngân Sau khi hồ sơ được xét duyệt và ký kết đầy đủ, khoản vay sẽ được tiến hành giải ngân.

Quy trình vay tiền tín chấp khác nhau giữa các ngân hàng. Việc nắm rõ quy trình vay tín chấp giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn và giảm thiểu các rủi ro trong quá trình vay. Hãy luôn đảm bảo rằng bạn đã đọc kỹ và hiểu rõ các điều khoản và điều kiện của hợp đồng vay trước khi ký kết. Bạn có thể tìm hiểu sản phẩm vay tiêu dùng tín chấp VIB tại website, hoặc liên hệ VIB để được hỗ trợ.

6. 7 tiêu chí lựa ngân hàng vay tín chấp

Khi quyết định lựa chọn ngân hàng để vay tín chấp, bạn cần cân nhắc các tiêu chí sau đây:

  • Lãi suất: Lãi suất là yếu tố quan trọng khi vay tín chấp. Bạn nên tìm ngân hàng có lãi suất cạnh tranh và phù hợp với khả năng tài chính của mình.
  • Điều kiện và thủ tục vay: Điều kiện và thủ tục vay tín chấp khác nhau tùy ngân hàng. Hãy tìm hiểu về các yêu cầu về thu nhập, hồ sơ, và các giấy tờ cần thiết để đảm bảo bạn đáp ứng được các điều kiện này.
  • Thời hạn vay: Khi bạn vay tiền tín chấp từ ngân hàng, thời hạn vay sẽ được quy định bởi chính ngân hàng đó. Mỗi ngân hàng có những quy định riêng về thời hạn vay tín chấp, và bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định.
  • Số tiền cho vay: Khi vay tiền tín chấp từ ngân hàng, giá trị khoản vay sẽ được quy định bởi ngân hàng dựa trên nhiều yếu tố. Mỗi ngân hàng có những quy định riêng về giới hạn tối đa của khoản vay tín chấp. Để đảm bảo phù hợp với nhu cầu của bạn và tránh lãng phí thời gian, quan trọng hãy tìm hiểu số tiền tối đa mà mỗi ngân hàng có thể cho vay.
  • Phí trả nợ trước hạn: Khi bạn muốn tất toán hoặc trả nợ trước hạn, ngân hàng có thể áp dụng phí phạt. Hãy kiểm tra chi tiết về phí trả nợ trước hạn và cân nhắc trước khi quyết định vay.
  • Thời gian xét duyệt: Thời gian xét duyệt hồ sơ và giải ngân cũng là một yếu tố quan trọng. Hãy tìm hiểu ngân hàng về thời gian xét duyệt thông thường để đảm bảo rằng quá trình vay tiền diễn ra một cách thuận lợi và đúng thời hạn.
  • Phụ phí: Ngoài lãi suất và phí trả nợ trước hạn, bạn cũng nên tìm hiểu về các khoản phụ phí liên quan như phí định giá tài sản, phí công chứng, phí giải ngân, và các khoản phí khác.

7. Điều kiện để đăng ký vay bên VIB

Để vay vốn tại VIB bạn cần phải có tài sản đảm bảo để thế chấp

Để vay vốn tại VIB bạn cần phải có tài sản đảm bảo để thế chấp

Để có thể vay thế chấp tại ngân hàng VIB, bạn cần đáp ứng được các điều kiện gồm:

  • Khách hàng có quốc tịch Việt Nam và có độ tuổi từ 22. Tại thời điểm kết thúc khoản vay: không vượt quá 55 tuổi đối với nữ và không quá 60 tuổi đối với nam.

  • Tại thời điểm bạn làm hồ sơ vay vốn không có nợ xấu tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào trong vòng 2 năm gần nhất.

  • Bạn có thu nhập ổn định, tối thiểu 7 triệu đồng/tháng và có khả năng chi trả cho hợp đồng vay vốn.

  • Có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả, được thẩm định và xét duyệt theo quy định của ngân hàng VIB.

8. Quản lý các khoản vay đơn giản và dễ dàng thông qua app ngân hàng của VIB

Chỉ với ứng dụng của VIB, bạn đã dễ dàng quản lý được các khoản vay của mình

Chỉ với ứng dụng của VIB, bạn đã dễ dàng quản lý được các khoản vay của mình

VIB là một trong số ít những ngân hàng có đa dạng về hình thức vay tín chấpvay thế chấp như:

- Gói vay thế chấp sửa nhà hoặc xây mới: Mục đích chính của gói vay này là hỗ trợ cho người dùng một khoản vốn để xây sửa lại nhà. Trường hợp này, tài sản đảm bảo là những tài sản có giá trị hoặc bất động sản.

- Gói vay thế chấp mua đất, nhà, căn hộ: Đây là khoản vay thế chấp mà VIB áp dụng cho những khách hàng có nhu cầu để vay vốn mua đất, nhà hay căn hộ. Tài sản thế chấp có thể linh hoạt giữa đất, nhà, giấy tờ có giá trị do VIB phát hành hoặc những khách hàng dùng tài sản định mua để vay.

- Gói vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo: Nếu như so sánh với hình thức vay tín chấp thông thường, hạn mức của vay tiêu dùng này sẽ cao hơn cùng lãi suất ưu đãi nhiều hơn.

- Gói vay thế chấp mua ô tô: Nó có đặc điểm giống như gói vay mua nhà, nghĩa là khách hàng sẽ dùng chính ô tô định mua hoặc tài sản đảm bảo khác để làm tài sản thế chấp khi vay.

Ngân hàng VIB cung cấp cho bạn rất nhiều khoản vay khác nhau, tuy nhiên bạn chỉ cần thông qua ứng dụng ngân hàng MyVIB là đã có thể quản lý được tất cả các thông tin về khoản vay của mình.

Qua những thông tin trên, bạn đã hiểu được vay tín chấpvay thế chấp. Nếu bạn cần vay vốn với bất kỳ mục đích nào, hãy liên hệ ngay với VIB để được tư vấn và sử dụng các gói vay phù hợp với mình nhất nhé!

Search news,Kiến thức tài chính,Search,Vay Lưu ý

Bài viết chỉ mang tính tham khảo vì nội dung có tính thời điểm. Để cập nhật chính sách sản phẩm mới nhất của VIB, vui lòng truy cập các trang sản phẩm từ trang chủ website vib.com.vn hoặc liên hệ Hotline 1900 2200 (phí 1.000 đ/phút)

Từ khóa » điều Kiện Vay Tín Chấp Vib