Sự Kiện Bất Khả Kháng Là Gì? Dịch Bệnh Có Phải ... - Luật Dương Gia
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- 1 1. Sự kiện bất khả kháng là gì?
- 2 2. Điều kiện của sự kiện bất khả kháng:
- 3 3. Dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng không?
- 4 4. Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng:
- 4.1 4.1. Phương pháp trừu tượng hóa:
- 4.2 4.2. Phương pháp liệt kê:
- 4.3 4.3. Phương pháp tổng hợp:
1. Sự kiện bất khả kháng là gì?
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép
Điều khoản về bất khả kháng là một trong những điều khoản phổ biến trong hợp đồng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên khi ký kết hợp đồng. Sự kiện bất khả kháng được Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự
Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;
Có thể hiểu sự kiện bất khả kháng là những sự kiện, tình huống bất thường ngoài tầm kiểm soát của các bên, như chiến tranh, đình công, nổi loạn, tội phạm, thiên tai (như lũ lụt, động đất, phun trào núi lửa),… xảy ra, và việc đó ngăn cản một hay các bên của hợp đồng trong việc hoàn thành bổn phận và nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Vì vậy, bên không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì sẽ được miễn trách nhiệm pháp lý như bồi thường thiệt hại…
Quy định pháp luật là như vậy, nhưng trên thực tế để xem xét một sự kiện có phải sự kiện bất khả kháng không thì rất khó định nghĩa rõ. Chưa có một văn bản pháp luật chính thức nào quy định cụ thể về các trường hợp bất khả kháng, nhiều quan điểm của các nhà lập pháp và hành pháp cho rằng sự kiện bất khả kháng bao gồm nhưng không giới hạn các trường hợp thiên tai, động đất, hỏa hoạn, chiến tranh, đình công, bạo loạn, thay đổi chính sách pháp luật của nước sở tại, thay đổi chính quyền…
Theo đó, sự kiện bất khả kháng nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên và các bên không thể dự đoán trước, cũng như không thể tránh và ngăn chặn được, dẫn đến không thể thực hiện hoặc không thể thực hiện đúng hoặc đầy đủ nghĩa vụ theo thỏa thuận đã giao kết. Trong trường hợp gặp sự kiện bất khả kháng, bên vi phạm có thể được miễn trách nhiệm bồi thường, phạt vi phạm, hoặc được giảm trừ giá trị hợp đồng phải bồi thường theo thỏa thuận của các bên và theo pháp luật quốc gia quy định.
2. Điều kiện của sự kiện bất khả kháng:
Một sự kiện được coi là sự kiện bất khả kháng khi đáp ứng được các điều kiện sau:
Sự kiện xảy ra một cách khách quan hay gọi là sự kiện khách quan, tức sự kiện đó nằm ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng;
Hậu quả của sự kiện không thể lường trước được tại thời điểm giao kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng cho đến trước thời điểm xảy ra hành vi vi phạm;
Hậu quả của sự kiện đó không thể khắc phục được mặc dù áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Như vậy, chỉ khi đáp ứng các điều kiện nêu trên thì một sự kiện mới được xem là bất khả kháng và là căn cứ để miễn trách nhiệm đối với bên vi phạm. Tuy nhiên, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng cần phải chứng minh bản thân đã nỗ lực dùng những biện pháp cần thiết và trong khả năng cho phép ngăn cản hậu quả do sự kiện này gây ra. Đồng thời, bên bị ảnh hưởng cần chủ động thông báo cho bên kia biết về sự kiện bất khả kháng để không biết mất quyền miễn trách nhiệm. Thông thường, trong hợp đồng sẽ có điều khoản thỏa thuận về sự kiện bất khả kháng và kèm theo là thỏa thuận về thông báo trong trường hợp xảy ra sự kiện này và hậu quả của việc không thông báo. Ví dụ như mất quyền được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời hạn thực hiện hợp đồng. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của mình, bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng nên:
Gửi đến bên kia thông báo về sự kiện bất khả kháng trong thời hạn đã thỏa thuận hoặc trong một khoảng thời gian hợp lý;
Văn bản, giấy tờ có giá trị chứng minh sự kiện bất khả kháng có xảy ra trên thực tế do cơ quan, nhà nước có thẩm quyền xác nhận. Nhìn chung quyền xác nhận sự kiện bất khả kháng thường do Phòng thương mại và công nghiệp thực hiện.
3. Dịch bệnh có phải là sự kiện bất khả kháng không?
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự (BLDS) 2015 quy định: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Theo đó, dịch bệnh nói chung và dịch bệnh Covid-19 nói riêng được coi là sự kiện bất khả kháng nếu đáp ứng được 3 yếu tố: Xảy ra một cách khách quan; Không thể lường trước được; Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trước tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, chỉ đạo quyết liệt các biện pháp đồng bộ nhằm phòng ngừa, ngăn chặn dịch với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Bên cạnh những kết quả rất đáng ghi nhận về công tác phòng, chống Covid-19, phải nhìn nhận rằng, dịch bệnh đã làm ảnh hưởng rõ nét đến đời sống kinh tế-xã hội, nhất là lĩnh vực giao thông vận tải, dịch vụ, du lịch, sản xuất, lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu…
Bên cạnh đó, ngày 29/01/2020, tại Quyết định 219/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã bổ sung bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rus Corona gây ra (có tên gọi là Covid-19) vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A. Theo đó, các bệnh truyền nhiễm nhóm A theo Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 gồm những bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Theo tình hình hiện nay, dịch bệnh Covid-19 có mức độ lây lan nhanh, thuộc trường hợp khẩn cấp toàn cầu.
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện tại thì việc cơ quan chức năng đưa ra Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2020 về thực hiện cấp bách các biện pháp phòng, chống dịch yêu cầu người dân, các cơ quan tổ chức tránh tiếp xúc, tụ tập và ra ngoài trong vòng 15 ngày trừ trừ các trường hợp thật sự cần thiết.
Như vậy, dịch bệnh được coi là đáp ứng quy định về yếu tố khách quan và không thể lường trước được bởi đã có Chỉ thị của cơ quan quản lý nhà nước buộc tất cả mọi người phải tuận theo. Từ đó khả năng dẫn đến yếu tố thứ ba là “ Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép” là hoàn toàn có thể xảy ra khi có thể chứng minh được là không thể khắc phục được tình hình mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và trong khả năng của mình.
Xét về mặt pháp lý, dịch bệnh là sự kiện khách quan, không thể lường trước. Nếu những hậu quả xảy ra dù trước đó đã dùng mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn không thể khắc phục được thì hoàn toàn có thể coi dịch bệnh Covid-19 là sự kiện bất khả kháng.
4. Phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng:
Khi có sự kiện bất khả kháng xẩy ra và hậu quả là nghĩa hợp đồng không được thực hiện hoặc không được thực hiện đúng hoặc đầy đủ, thì các bên sẽ ứng xử như thế nào, cần được các bên đưa vào điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng. Thực tiễn hiện nay có ba phương pháp xây dựng điều khoản bất khả kháng
4.1. Phương pháp trừu tượng hóa:
Theo phương pháp này, các bên sẽ đưa ra một định nghĩa khái quát về sự kiện bất khả kháng. Trong một bản hợp đồng có điều khoản bất khả kháng như sau: “Một bên không thể thực hiện được nghĩa vụ trong Hợp đồng này do sự kiện bất khả kháng là sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, sẽ được miễn trách nhiệm do không thực hiện nghĩa vụ…” Quy định này rất chung chung, mơ hồ và gây khó khăn cho việc diễn giải. Tranh chấp sẽ xẩy ra, cơ quan tài phán cũng sẽ chỉ giải thích theo tinh thần của luật và ý kiến của các bên, nhiều khi sự giải thích không đạt được sự chính xác.
4.2. Phương pháp liệt kê:
Đây là phương pháp mà nhiều thương gia dày dạn kinh nghiệm thích áp dụng. Theo phương pháp này, các bên sẽ liệt kê trong điều khoản bất khả kháng một loạt các sự kiện cho phép bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng sẽ được miễn trách nhiệm hoặc kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng.
Một điều khoản như vậy sẽ được xây dựng theo hướng sau: “Một bên bị ảnh hưởng bởi một trong những sự kiện được liệt kê dưới đây mà không thể thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng thì sẽ được miễn trách nhiệm: hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu…”
Ưu điểm của cách tiếp cận này là rõ ràng, cụ thể, các bên sẽ không phải mất thời gian tranh cãi, giải thích, chỉ cần thuộc đúng trường hợp được liệt kê trong điều khoản này là bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn trách nhiệm. Tuy nhiên, một nhược điểm của các tiếp cận này là dù có kinh nghiệm phong phú đến đâu, các bên cũng không thể lường trước được các tình huống xẩy ra trong thực tế.
Và, dù rằng tình huống đó có đầy đủ đặc điểm của một sự kiện bất khả kháng nhưng bên bị ảnh hưởng không được miễn trách nhiệm. Ví dụ, nếu áp dụng điều khoản trên, một trận “bão” xẩy ra đã làm tốc mái và hư hỏng nặng nhà máy của bên bán làm cho bên bán không thể tập kết và giao hàng đúng hạn hợp đồng. Trong trường hợp này “bão” đã bị bỏ sót khỏi điều khoản bất khả kháng nên bên bán có thể không được miễn trách nhiệm.
4.3. Phương pháp tổng hợp:
Đây là phương pháp kết hợp cả hai phương pháp trên. Phương pháp này phần nào khắc phục được nhược điểm của hai phương pháp trên và được sử dụng rộng rãi trong thực tiễn hợp đồng.
“Trong trường hợp xẩy ra các sự kiện như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, chiến tranh, bạo loạn, cấm vận, bao vây hoặc các hạn chế khác của chính phủ về xuất khẩu hay nhập khẩu và các sự kiện bất khả kháng khác, là những sự kiện xẩy ra sau thời điểm ký kết hợp đồng này, mà các bên không có khả năng dự đoán, kiểm soát và ngăn chặn, làm cho bên bán không thể bốc xếp toàn bộ hoặc một phần hoặc trì hoãn việc bốc xếp hàng hóa thì bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về việc này…”
Quy định như trên sẽ giúp các bên có được những tình huống cụ thể được coi là sự kiện bất khả kháng, đồng thời dự tính được những sự kiện khác có thể xẩy ra làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng.
Nói tóm lại, sự kiện bất khả kháng là một thuật ngữ rất quen thuộc với các thương gia. Tuy nhiên để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình các thương gia cần chú trọng đến kỹ thuật soạn thảo cũng như cách thức vận dụng chúng trong thực tế.
Việc soạn thảo điều khoản bất khả kháng, cần có sự tham gia của các chuyên gia giỏi về lĩnh vực liên quan của hợp đồng để có thể phán đoán được tối đa các sự kiện có thể xẩy ra ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng, để tránh việc phải sử dụng đến sự giải thích mà nhiều khi khó có thể được sự chính xác tuyệt đối.
Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:
- Luật dân sự năm 2015
Từ khóa » Tiếng Anh Của Trường Hợp Bất Khả Kháng
-
Force Majeure Trong Hợp đồng Thương Mại Là Gì?
-
Trường Hợp Bất Khả Kháng (Force Majeure Case) Là Gì ?
-
Phép Tịnh Tiến Bất Khả Kháng Thành Tiếng Anh | Glosbe
-
Bất Khả Kháng In English - Vietnamese-English Dictionary | Glosbe
-
"trường Hợp Bất Khả Kháng" Tiếng Anh Là Gì? - EnglishTestStore
-
Một Số Thuật Ngữ Về Sự... - Thầy Tuấn - Tiếng Anh Pháp Lý | Facebook
-
Định Nghĩa Của Từ 'trường Hợp Bất Khả Kháng' Trong Từ điển Lạc Việt
-
Bất Khả Kháng Tiếng Anh Là Gì ? - Có Nghĩa Là Gì, Ý Nghĩa La Gi 2021
-
Tra Từ Trường Hợp Bất Khả Kháng Tiếng Anh, Force Majeure Trong ...
-
BẤT KHẢ KHÁNG HOẶC Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Force Majeure Là Gì Và Cấu Trúc Cụm Từ Force Majeure Trong Câu ...
-
Sự Kiện Bất Khả Kháng Tiếng Anh Là Gì - Hỏi Đáp
-
Covid-19 Có Phải Là 'Sự Kiện Bất Khả Kháng' Trong Hợp đồng ...
-
Bất Khả Kháng Là Gì? Các Trường Hợp Bất Khả Kháng Trong Hợp đồng?