Sự "lệch Chuẩn Giá Trị" Trong Một Bộ Phận Xã Hội - Báo Nhân Dân
Có thể bạn quan tâm
Những ngày vừa qua, nếu có người tỏ ý tán thưởng chàng trai Vũ Xuân Tiến từ cuộc chạy theo chiếc xe chở đội bóng Arsenal trong chuyến du đấu tại Việt Nam mà được đặt cho biệt danh "running man", thì cũng có thể ai đó sẽ đặt câu hỏi: "Sao bạn ấy không dùng "năng lượng" của mình để làm tốt việc học hành và giúp đỡ gia đình? Tôi cũng có thể chạy liên tục 5 km, bơi liên tục 5 km và tôi cũng hâm mộ Arsenal nhưng tôi không chạy theo chiếc xe...". Ý kiến này có thể sẽ gây tranh cãi xin không bàn tới sự đúng - sai, mà qua đây cho thấy đã có hai chuẩn mực được sử dụng để xem xét sự kiện. Và trong một quan hệ hữu cơ, các chuẩn mực ấy ra đời từ hệ giá trị mà mỗi người đã trang bị cho mình làm công cụ xử lý các quan hệ, các vấn đề, sự kiện,... Từ lịch sử phát triển của nó, có thể nói bên các giá trị có tính xuyên suốt liên quan tới chân - thiện - mỹ, thì sự ra đời hệ giá trị của một xã hội, cũng như của mỗi con người, luôn gắn liền với cơ sở kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội cụ thể, tương ứng.
Sự vận động biến đổi của xã hội đã và đang làm thay đổi một số giá trị truyền thống, như dần dà mất đi vị trí ưu thắng của nó đã có trong quá khứ; trong khi giá trị mới lại chưa thật sự hình thành và thâm nhập một cách đồng bộ để trở thành yếu tố chỉ đạo suy nghĩ và hành động của nhiều người; đưa tới một số hiện tượng, hành vi làm "mất thăng bằng" trong nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, nếu không nói là gây tổn hại xã hội. Và chúng ta đang phải chứng kiến những sự việc như là biểu hiện của tình trạng rối loạn về "chuẩn giá trị". Các hiện tượng được gọi là "hot", là "shock", v.v... trong sinh hoạt văn hóa - nghệ thuật, trong hoạt động thể thao, nhất là trong các hoạt động trình diễn - biểu diễn nghệ thuật, thời trang... được báo chí (nhất là các trang mạng) cổ súy khiến phải đặt câu hỏi: Tại sao sự bất thường về đạo đức, thẩm mỹ lại được quảng bá nhiều đến vậy? Không thể chấp nhận hiện tượng vô đạo đức như một số người lên mạng lập "hội em anh Luyện" (một vị thành niên giết người tàn bạo). Không thể đồng tình với sự hâm mộ thái quá như... "hôn ghế thần tượng ngồi"! Càng không thể đồng tình với một cô gái trẻ 20 tuổi lấy một nick name xưng "bà" rồi xuất hiện trên internet với các hình ảnh, videoclip để tự giới thiệu về mình một cách thiếu văn hóa, đến mức Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) phải ra công văn yêu cầu dừng cấp phép biểu diễn trên toàn quốc...
Trong xã hội hiện đại, con người có thể có nhiều hướng tiếp cận giá trị, và có thêm nhiều giá trị để có thể lựa chọn. Nói cách khác, xã hội đã tạo ra cơ hội để mọi người trau dồi, khẳng định các giá trị của bản thân mình. Tuy nhiên, trong bối cảnh một số giá trị đã và đang biến động, biến đổi, nhiều tiêu chí về giá trị không giữ vai trò chủ đạo như trước, thì trong cuộc sống xuất hiện một số kiểu hành vi, một số xu hướng tư tưởng, tình cảm phức tạp, nhất là khi các xu hướng ấy chịu tác động của các yêu cầu về kinh tế và quan niệm làm giàu bằng mọi giá. Hiện tại, trong khi những người thuộc thế hệ đi trước cùng một bộ phận lớn giới trẻ vừa lấy sự trưởng thành và đóng góp cho phát triển xã hội làm mục đích sống, vừa hướng về các quan hệ thân tình, ấm áp, sẵn sàng chia sẻ, đùm bọc trong khó khăn; thì một số người lại đang sống bằng giá vật chất thuần túy, chạy theo tiền bạc, ham hố hưởng lạc; đồng thời một số người lại bế tắc, bi quan, thất vọng, vì nghĩ một số giá trị cũ không còn phù hợp, nhưng lại không tin vào những giá trị mới. Trên bình diện khác, lại có một số người tự thấy mình là người "năng động" và "hợp thời" đang đua theo hư danh, hư vinh, theo những giá trị ảo. Họ tìm mọi cách để "chạy", thậm chí "đấu đá", tranh giành để có danh hiệu, tước hiệu, bằng sắc, phần thưởng,... cho sang, cho oai, cho "hơn người" và cũng để mưu lợi. Họ không biết (hoặc họ đã quên?) rằng giá trị của mỗi người liên quan trực tiếp tới nhân cách, trí tuệ, tâm hồn, cách ứng xử, trình độ chuyên môn,... chứ không phải từ những danh hiệu được "khoác" lên người bằng các cách thức không minh bạch. Với những người này, điều họ có được không phải là giá trị, và chính họ cũng góp phần làm suy giảm niềm tin của xã hội khi hướng về những trí thức có tài năng, có nhân cách, có nhiều đóng góp hữu ích. Tất nhiên nếu đã là trí thức có tài năng, có nhân cách, có đóng góp thì xã hội không bao giờ lãng quên. Các danh hiệu, giải thưởng, những lời ca ngợi chân thành chính là sự vinh danh lành mạnh và chân chính nhất.
Sự chuyển đổi giá trị thường diễn ra như một quá trình tiệm tiến, các giá trị mới luôn ra đời và thường là do nhu cầu phát triển nội tại của xã hội, đôi khi lại là kết quả của quá trình tiếp biến với văn hóa - văn minh nhân loại. Tuy nhiên, ngay cả khi có sự chuyển đổi đột biến, thì đối với việc chuyển đổi các "chuẩn" giá trị, không có nghĩa toàn bộ những giá trị cũ sẽ được thay thế ngay lập tức bằng những giá trị mới. Trong quá trình chuyển đổi, những quan niệm mới xuất hiện và một số dần được khẳng định, nhưng có thể mặt trái của chúng cũng đồng thời bộc lộ. Chỉ sau một quá trình "kiểm định xã hội" nghiêm khắc, các giá trị mới, tốt đẹp sẽ được khẳng định, và cái cũ cùng mặt trái tiêu cực bị phủ nhận, loại bỏ. Trong mấy chục năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, chúng ta đã và đang chứng kiến nhiều sự kiện diễn ra nhanh chóng, bất ngờ, đôi khi nằm ngoài khả năng dự báo. Trong bối cảnh đó, để ứng phó kịp thời với các sự kiện có thể tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội cần thấm nhuần sâu sắc hơn nữa điều Bác Hồ đã khẳng định: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Vì bất luận trong hoàn cảnh nào, nếu dân tộc có một tầm vóc văn hóa, một hệ thống giá trị văn hóa tiên tiến và có bản lĩnh, thì sẽ luôn có khả năng xử lý đúng đắn mọi vấn đề trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhưng hiện nay, dường như lý luận về văn hóa của chúng ta vẫn chưa theo kịp những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Ðiều đó giải thích tại sao khi trong đời sống văn hóa - xã hội xuất hiện biểu hiện tiêu cực thì các chuyên gia văn hóa, nhà quản lý văn hóa lại không "mổ xẻ" được sự kiện - hiện tượng, không đánh giá được đầy đủ bản chất sự kiện - hiện tượng để từ đó tìm ra nguyên nhân và có biện pháp khắc phục. Tất nhiên, khi ai đó vi phạm pháp luật cần phải xử lý bằng pháp luật; nhưng trên thực tế, cấm hay phạt không phải và không thể là giải pháp lâu dài, hiệu quả. Trong một số trường hợp, cấm hay phạt (và cả trong trường hợp khen thưởng) nếu không hợp lý, không đủ sức thuyết phục, còn để lại hậu quả bất lợi hơn đối với xã hội.
Khi sự nhiễu loạn một số "chuẩn giá trị" đã xuất hiện trong một bộ phận xã hội (cụ thể là trong một số người trẻ thuộc giới showbiz), thì xã hội cần phải điều chỉnh. Nhưng điều chỉnh bằng cách nào, với những công cụ gì, là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định. Thiết nghĩ, khi vấn đề xảy ra thuộc về văn hóa thì trước hết cần giải quyết bằng các phương cách văn hóa. Các rối loạn về "chuẩn giá trị" chỉ có thể được khắc phục bằng nỗ lực tự nâng cao nhận thức của mỗi cá nhân để có sức đề kháng về văn hóa trước cái xấu; bằng sự giáo dục của xã hội và sự nêu gương của những người có trách nhiệm. Thiếu sự hướng dẫn, thiếu vai trò của cộng đồng, của xã hội, cá nhân đơn lẻ sẽ rất dễ bị lệch "chuẩn", và không chỉ cá nhân đó mà cả xã hội cũng phải gánh chịu hậu quả. Bối cảnh phát triển của đất nước đã thay đổi, và xã hội đang đòi hỏi một bảng giá trị văn hóa mới. Ðó là những giá trị kết hợp trong đó tinh hoa truyền thống dân tộc lẫn xu thế tiến bộ của thời đại, để có thể hội nhập thành công mà không đánh mất giá trị, bản sắc của mình. Ðây là việc làm lâu dài, khó khăn, song rất hệ trọng và cần làm ngay.
Từ khóa » Sự Loạn Chuẩn
-
Hiện Tượng 'loạn Chuẩn' Trong Giới Trẻ: Thiếu Vắng Văn Hóa
-
Ông Giản Tư Trung: Cứu Xã Hội 'loạn Chuẩn' Bằng Việc Thực Học
-
Giới Trẻ đang đối Mặt Với “loạn Chuẩn” - PLO
-
Loạn Chuẩn Là Gì - Xây Nhà
-
Sống Trong Thời… Loạn Chuẩn, Dạy Người Trẻ điều Gì? - Báo Phụ Nữ
-
Giúp HS định Chuẩn Trong Thời “loạn Chuẩn” | .vn
-
Có Tình Trạng Loạn Chuẩn Trong ứng Xử - Tuổi Trẻ Online
-
Có Tình Trạng Loạn Chuẩn Trong ứng Xử - Tuổi Trẻ Online
-
Ngăn Chặn Sự Lệch Chuẩn Văn Hóa - Đảng Cộng Sản Việt Nam
-
Chúng Ta Là Tù Nhân Của Thế Giới Này (3) : Sự Loạn Chuẩn - Hưng Việt
-
Ông Tổng “dẹp Loạn”, Chủ Tịch QH Củng Cố Nhân Sự Chuẩn Bị Cho ...
-
Ngăn Chặn Sự Lệch Chuẩn Văn Hóa | Báo Dân Trí
-
Sự Dửng Dưng Và Thời… “loạn Chuẩn”! | Báo Dân Trí
-
Phân Tích Ví Dụ, Nguyên Nhân Của Hành Vi Sai Lệch Chuẩn Mực Xã Hội
-
Hành Vi Lệch Chuẩn Là Gì ? Những Sai Lệch Chuẩn Mực Xã Hội Trong ...
-
Rối Loạn Triệu Chứng Cơ Thể - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Rối Loạn Stress Sau Sang Chấn (PTSD) - Cẩm Nang MSD
-
Bị Loạn Thị Có Phải đi Nghĩa Vụ Quân Sự - LUẬT INS