Sự Lớn Lên Và Phân Chia Tế Bào
Có thể bạn quan tâm
Sự lớn lên và phân chia tế bào
- Lý thuyết
- Sự lớn lên của tế bào
- Các tế bào con là những tế bào non, mới hình thành, có kích thước bé, nhờ quá trình trao đỏi chất ma chúng lớn dần lên thành những tế bào trưởng thành =>> Cách đó được gọi là sự lớn lên của tế bào.
- Tế bào lớn lên nhờ quá trinh trao đổi chất làm tăng kích thước.
- Sự phân chia tế bào
- Tế bào lớn lên đến 1 kích thước nhất định thì sẽ phân chia. Quá trình phân chia diễn ra:
+ Dâu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ rồi lại phân chia.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới cho cơ thể thực vật
- Tế bao phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Câu hỏi vận dụng
Câu hỏi 1: Các cơ quan của thực vật như Rễ, Thân , Lá... lớn lên băng cách nào?
Nhơ quá trình trao đổi chất của tế bào
Câu hỏi 2: Tế bao thực vật phân chia như thế nào?
- Tế bào lớn lên đến 1 kích thước nhất định thì sẽ phân chia. Quá trình phân chia diễn ra:
+ Dâu tiên từ 1 nhân hình thành 2 nhân tách xa nhau
+ Sau đó chất tế bào được phân chia, xuất hiện 1 vách ngăn, ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con. Các tế bào con tiếp tục lớn lên cho đến khi bằng tế bào mẹ rồi lại phân chia.
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia tạo thành tế bào mới cho cơ thể thực vật
- Tế bao phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển.
- Luyện tập
Câu 1. Ở những bộ phận sinh dưỡng, sau khi phân chia thì từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra bao nhiêu tế bào con ?
A. 2 B. 1
C. 4 D. 8
Đáp án: A
Giải thích: Từ 1 tế bào sau đó lớn lên thành những tế bào trưởng thành rồi phân chia thành 2 tế bào con
Câu 2. Cơ thể thực vật lớn lên chủ yếu tố nào dưới đây ?
1. Sự hấp thụ và ứ đọng nước trong dịch tế bào theo thời gian.
2. Sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia.
3. Sự tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất.
A. 1, 2, 3
B. 2, 3
C. 1, 3
D. 1, 2
Đáp án: B
Giải thích: Cơ thể thực vật lớn lên do sự gia tăng số lượng tế bào qua quá trình phân chia và tăng kích thước của từng tế bào do trao đổi chất
Câu 3. Sự lớn lên và phân chia của tế bào có ý nghĩa gì đối với đời sống thực vật ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Giúp cây ức chế được các sâu bệnh gây hại
C. Giúp cây thích nghi tuyệt đối với điều kiện môi trường
D. Giúp cây sinh trưởng và phát triển
Đáp án: D
Giải thích: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
Câu 4. Hiện tượng nào dưới đây không phản ánh sự lớn lên và phân chia của tế bàothực vật ?
A. Sự gia tăng diện tích bề mặt của một chiếc lá
B. Sự xẹp, phồng của các tế bào khí khổng
C. Sự tăng dần kích thước của một củ khoai lang
D. Sự vươn cao của thân cây tre
Đáp án: B
Giải thích: Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển – giúp cây lớn lên về chiều cao, tăng kích thước. Tuy nhiên sự xẹp, phồng kí khổng chỉ là hoạt động trao đổi của chúng
Câu 5. Ở cơ thể thực vật, loại mô nào bao gồm những tế bào chưa phân hóa và có khả năng phân chia mạnh mẽ ?
A. Mô phân sinh B. Mô bì
C. Mô dẫn D. Mô tiết
Đáp án: A
Giải thích: Các tế bào mô phân sinh có khả năng phân chia tạo tế bào mới cho cơ thể thực vật
Câu 6. Cho các diễn biến sau :
1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con
2. Phân chia chất tế bào
3. Phân chia nhân
Sự phân chia tế bào thực vật diễn ra theo trình tự sớm muộn như thế nào ?
A. 3 - 1 - 2
B. 2 - 3 - 1
C. 1 - 2 - 3
D. 3 - 2 – 1
Đáp án: D
Câu 7. Sự lớn lên của tế bào thực vật có liên quan mật thiết đến quá trình nào dưới đây ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Trao đổi chất
C. Sinh sản
D. Cảm ứng
Đáp án: B
Giải thích: Nhờ quá trình trao đổi chất, các tế bào thực vật lớn dần thành những tế bào trưởng thành
Câu 8. Một tế bào lá tiến hành phân chia liên tiếp 4 lần. Hỏi sau quá trình này, số tế bào con được tạo thành là bao nhiêu ?
A. 32 tế bào B. 4 tế bào
C. 8 tế bào D. 16 tế bào
Đáp án: D
Giải thích: số tế bào sinh ra là: 2n tế bào con – trong đó n là số lần phân chia. Vậy tế bào phân chia 4 lần thì tạo ra số tế bào con là: 24 = 16 tế bào
Câu 9. Thành phần nào dưới đây tham gia vào quá trình phân bào ở thực vật ?
A. Tất cả các phương án đưa ra
B. Chất tế bào
C. Vách tế bào
D. Nhân
Đáp án: A
Giải thích: Tất cả các thành phần trong tế bào thực vật đều tham gia quá trình phân bào
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây về quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật là đúng ?
A. Khi tế bào lớn lên đến một kích thước nhất định thì sẽ xảy ra quá trình phân chia.
B. Sau mỗi lần phân chia, từ một tế bào mẹ sẽ tạo ra 3 tế bào con giống hệt mình.
C. Sự phân tách chất tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia.
D. Phân chia tế bào không phải là nhân tố giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
Đáp án: A
Giải thích: Tế bào con lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất tới một kích thước nhất định sẽ phân chia. Từ một tế bào trải qua sự phân chia tế bào tạo 2 tế bào con. Sự lớn lên của tế bào là giai đoạn đầu tiên trong quá trình phân chia. Phân chia tế bào là nhân tố giúp thực vật sinh trưởng và phát triển.
Bài viết gợi ý:
1. Cấu tạo Tế bào Thực vật
2. Đề cương ôn tập Sinh 6 từ bài 1 ->15
3. Tóm tắt lý thuyết Sinh 6 Bài Quang Hợp
4. Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Sinh học 6 ( Phần cuối)
5. Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Sinh học 6 ( Phần 4)
6. Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Sinh học 6 (Phần 3)
7. Đề cương ôn tập học kỳ 2 - Môn Sinh học 6 ( Phần 2)
Từ khóa » Cây Lớn Lên Nhờ Các Quá Trình Nào Sau đây
-
Cây Lớn Lên Nhờ
-
Cây Lớn Lên Nhờ: - HOC247
-
Cây Lớn Lên Nhờ? - Luật Hoàng Phi
-
Cây Lớn Lên Nhờ: A. Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế Bào B Sự Tăng ...
-
Giải Bài Tập Sinh Học 6 - Bài 8: Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế Bào
-
Cây Lớn Lên Nhờ
-
Cây Lớn Lên Nhờ
-
Qquan Sát Hình ảnh Và Cho Biết Cây Lúa Lớn Lên Nhờ Quá Trình Nào ...
-
Bài 20 (có đáp án): Sự Lớn Lên Và Sinh Sản Của Tế Bào - Haylamdo
-
Cây Lớn Lên Nhờ:A. Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế Bào.B ... - Hoc24
-
Quan Sát Hình 20.3 Và Cho Biết Cây Ngô (là Cơ Thể đa Bào) Lớn Lên ...
-
Câu Hỏi Trắc Nghiệm Sinh 6 Bài 8: Sự Lớn Lên Và Phân Chia Của Tế ...
-
Thực Vật – Wikipedia Tiếng Việt