Sự Nguy Hiểm Của Biến Thể Delta đang Diễn Ra Trên Thế Giới Và ở Việt ...
Có thể bạn quan tâm
Biến thể Delta là biến chủng của virus Corona SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19, lần đầu tiên được phát hiện ở Ấn Độ vào hồi cuối tháng 10 năm 2020. Ở Việt Nam biến thể Delta được phát hiện phổ biến trong các ca dương tính Covid-19 tại TP. HCM. Biến thể này là 1 trong 4 biến chủng virus Corona (bao gồm Alpha, Beta, Gamma và Delta) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá thuộc nhóm đáng lo ngại hiện nay. Biến thể Delta được coi là biến thể nguy hiểm nhất trong số 4 biến thể virus Corona mới được phát hiện dựa trên "những thay đổi về gene đã hoặc sẽ ảnh hưởng đến các đặc tính của virus", bao gồm khả năng lây nhiễm, mức độ nghiêm trọng và khả năng kháng vaccine. Các cuộc nghiên cứu cho thấy biến thể Delta sao chép nhanh chóng và tạo ra tải lượng virus cao hơn các biến thể khác. Delta hiện là chủng trội trên toàn thế giới, đã lây lan tại ít nhất 135 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Hiện biến thể này đang lây lan với tốc độ vượt ngoài dự đoán của nhiều chuyên gia dịch tễ, dễ lây lan hơn, tốc độ nhanh hơn các biến thể trước.
Biến thể Delta nguy hiểm tới mức nào?
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá biến thể Delta là một biến thể mới, đặc biệt nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh chóng. “Tốc độ lây nhiễm của biến thể này thật đáng kinh ngạc, cũng như khả năng nhân rộng của nó ở đường hô hấp trên”, theo Tạp chí National Geographic dẫn lời nhà virus học Mehul Suthar của Đại học Emory (bang Georgia, Mỹ). Không chỉ vậy, biến thể mới này còn làm gia tăng gấp đôi nguy cơ nhập viện của bệnh nhân Covid-19 so với các biến thể khác. Kết luận này được các nhà nghiên cứu tới từ Đại học Strathclyde (Scotland) rút ra từ nghiên cứu mới nhất của mình. Cũng theo WHO, biến thể Delta có khả năng “gây tử vong cao hơn, khả năng lây truyền nhanh hơn giữa người với người và cuối cùng nó sẽ tìm tới những người dễ bị tổn thương, khiến họ phải nhập viện trong tình trạng biến chứng nặng và có khả năng tử vong”.
Một phần nguyên nhân của việc gia tăng tỷ lệ biến chứng nguy hiểm khi mắc biến thể Delta nằm ở các biểu hiện lâm sàng không đặc trưng hoặc không có triệu chứng khi nhiễm virus. Người mắc bệnh rất dễ hiểu nhầm bản thân mắc bệnh cảm lạnh thông thường. Do đó, người dân nên đề cao cảnh giác, thực hiện tốt các chỉ đạo phòng dịch của Nhà nước, chủ động sàng lọc yếu tố dịch tễ của bản thân và theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường nghi nhiễm Covid-19.
Với mức độ lây nhiễm của biến thể Delta, ngày càng nhiều chuyên gia cho rằng các nước rất khó đạt miễn dịch cộng đồng, ít nhất là trong ngắn hạn. Theo hầu hết nhà dịch tễ học, miễn dịch cộng đồng là mức độ miễn dịch cần thiết trong một quốc gia để virus không còn có thể lây lan rộng rãi. Để theo dõi mức độ lây lan của virú gây bệnh Covid-19, giới chuyên gia dịch tễ học sử dụng công cụ gọi là hệ số lây nhiễm cơ bản (R) hay chỉ số (R). Chỉ số (R) này được tính toán dựa trên xác định một ca nhiễm virus có thể lây cho trung bình bao nhiêu người. Đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, chỉ số R dao động từ 2 đến 3, có nghĩa là một người mắc lây cho 2 đến 3 người khác. Trường hợp dịch SARS năm 2002, chỉ số R là 3. Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) năm 2012, chỉ số R từ 0,69 đến 1,3. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ước tính người mắc biến thể Delta lây nhiễm cho từ 5 đến 9,5 người, cao hơn nhiều lần so với chủng ban đầu ở Vũ Hán là từ 2 đến 3.
Nếu chỉ số R lớn hơn 0, số người nhiễm virus sẽ tăng theo cấp số nhân cho đến khi nào đạt được miễn dịch cộng đồng. Với chủng virus ban đầu, ngưỡng miễn dịch cộng đồng đạt được khi khoảng 70% dân số bị mắc bệnh hoặc được tiêm chủng.
Miễn dịch cộng đồng là trạng thái lý tưởng để hướng tới, nhưng chỉ cần tiến sát mục tiêu này, chúng ta vẫn đạt được điều mình mong muốn là kiểm soát dịch bệnh, có nghĩa là mọi đợt bùng phát đều xảy ra trong thời gian ngắn, số ca nhiễm ít, dễ xử lý và không gây tử vong. Theo lý thuyết, miễn dịch cộng đồng sẽ đạt được nếu chỉ số R giảm xuống dưới 1, tức là trung bình một ca nhiễm sẽ lây cho dưới một người khác.
Khi Covid-19 mới bùng phát ở thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, chỉ số R được ước tính nằm trong khoảng 2-3, tức là cần giảm 60-70% để xuống dưới 1. Như vậy, trong trường hợp có một loại vaccine Covid-19 đạt hiệu quả 100%, cần tiêm chủng cho 60-70% dân số để đạt miễn dịch cộng đồng.
Trên thực tế, các vaccine cũng không thể đạt được hiệu quả 100% trước nCoV. Ví dụ như Israel, một trong những quốc gia tiêm chủng thành công, ghi nhận tỷ lệ hiệu quả của vaccine Pfizer là 81%. Con số này tại Anh đối với vaccine Pfizer và AstraZeneca lần lượt là 88% và 67%, còn tại Canada là 72% và 56%...
Biến thể Delta dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước kia
Một trong những quan ngại lớn nhất về biến thể Delta này là khả năng lây nhiễm bệnh hơn hẳn các biến thể trước. Lý giải tốc độ lây lan của biến thể Delta diễn ra nhanh, ông Nguyễn Trí Dũng – Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết nguyên nhân chính nằm ở tỉ trọng của biến thể Delta, biến thể này có tỉ trọng nhẹ hơn các biến thể khác, do đó thời gian chúng lơ lửng, di chuyển trong không khí lâu hơn trước khi rơi xuống các bề mặt. Điều này làm bệnh dễ lây hơn với tốc độ nhanh hơn, chu kỳ lây bệnh ngắn hơn, nhiều trường hợp, chỉ cần tiếp xúc gần, không trực tiếp, bệnh dịch vẫn có thể lây lan mạnh. Đặc biệt, biến thể Delta lây lan rất mạnh trong môi trường kín.
Biến thể Dela không chỉ lây lan mạnh hơn mà còn gây bệnh nặng hơn các biến thể khác. Khi xét nghiệm mẫu quét phần mũi, tải lượng virus ở người mắc biến thể Delta cao gấp 1.000 lần so với những biến thể trước đó. Bên cạnh đó, biến thể Delta cũng mang theo năng lực tiêu diệt tế bào mạnh mẽ hơn hẳn, do đột biến ở vị trí 681 của protein gai (P681R) phá hủy tế bào ở người. Điều này cho phép nó đột phá thành công hơn hàng rào phòng vệ miễn dịch ở người.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, không có nhiều bằng chứng cho thấy nCoV ngày càng bớt độc lực theo thời gian. Việc tác động của virus giảm đối với những trường hợp nhất định có thể do hệ miễn dịch đã được tăng cường sau khi từng nhiễm hoặc đã được tiêm chủng. Vì vậy, mấu chốt để quay lại trạng thái bình thường là tỷ lệ tiêm chủng cao. "Tỷ lệ tiêm chủng cần gia tăng nếu chúng ta muốn sống chung với virus".
Chủng Delta đang hoành hành trên toàn cầu có thể được giải quyết theo thời gian, nhưng vẫn có thể thế giới này sẽ tồn tại nguy cơ xuất hiện những biến chủng virus khác nguy hiểm hơn. Vì vậy, người dân cần ý thức được tầm quan trọng của việc hạn chế các hành vi có nguy cơ gây lây nhiễm Covid-19. Để kiểm soát tình hình và hạn chế nguy cơ lây lan dịch bệnh, người dân ở các địa phương có nguy cơ với dịch bênh cần tuân thủ nghiêm túc thực biện pháp phòng chống dịch như: thực hiện nguyên tắc 5K, tuân thủ khuyến cáo của y tế và chính quyền địa phương cũng như tham gia tiêm phòng vaccine – Covid-19 sớm nhất khi có cơ hội.
Ban Biên tập
Từ khóa » Chủng Covid ấn độ Nguy Hiểm Như Thế Nào
-
Chuyên Gia Phân Tích Mức độ Nguy Hiểm Của Chủng Virus SARS ...
-
Những Biến Thể COVID-19 Nào Có ở Việt Nam?
-
5 Biến Thể Covid 19 Phổ Biến: Biến Chủng Nào Nguy Hiểm Nhất?
-
Biểu Hiện Và Mức độ Nguy Hiểm Của Virus Corona (Sars-Cov-2)
-
Biến Chủng COVID-19 Ấn Độ Nguy Hiểm Như Thế Nào? - YouTube
-
Những Điều Quý Vị Cần Biết Về Các Biến Thể - Covid-19
-
Phân Loại Và định Nghĩa Biến Thể SARS-CoV-2 - Covid-19
-
Chuyên Gia Phân Tích Mức độ Nguy Hiểm ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Các Loại Biển Chủng COVID-19 Tính đến Thời điểm Hiện Tại | Medlatec
-
COVID-19 Có Bao Nhiêu Biến Thể? Biến Thể Nào đáng Lo Ngại Nhất?
-
Ấn Độ Chạy đua Ngăn Bùng Dịch Virus Nguy Hiểm Hơn COVID-19
-
Omicron BA.2: Biến Thể Mới Nguy Hiểm đến đâu? - BBC
-
Omicron Cũng Nguy Hiểm Như Các Biến Thể Trước đó Của Virus SARS ...
-
Delta – Biến Thể Mạnh Nhất Và đáng Gờm Nhất Mà ... - Dịch COVID-19