Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí Vật Lý 6: Giải Thích Lý Thuyết Và Bài Tập ...
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Giáo dục
- Kiến thức cơ bản
16/05/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtChất khí có nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi? Để hiểu rõ về sự nở vì nhiệt của chất khí, bài viết dưới đây giải thích cho bạn một cách dễ hiểu về hiện tượng nở vì nhiệt của chất khí. Ngoài ra bạn cũng biết được những ứng dụng của hiện tượng này trong đời sống như thế nào. Hãy cùng Monkey xem ngay bài viết dưới đây nhé.
Lý thuyết sự giãn nở vì nhiệt của chất khí
Chất khí sẽ nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi. Nghĩa là:
Khi tăng nhiệt độ:
-
Thể tích (V) của chất khí tăng.
-
Khối lượng (m), trọng lượng (P) của chất khí sẽ không đổi.
-
Khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) của chất khí giảm.
Khi giảm nhiệt độ:
-
Thể tích (V) của chất khí giảm.
-
Khối lượng (m), trọng lượng (P) của chất khí không đổi.
-
Khối lượng riêng (D), trọng lượng riêng (d) của chất khí tăng.
Thí nghiệm sự nở vì nhiệt của chất khí
Để hiểu rõ hơn thì các em có thể làm theo thí nghiệm dưới đây để chứng minh định lý vừa rồi.
Bước 1:
Cắm một ống thủy tinh xuyên qua nút cao su của bình nước màu đã chuẩn bị.
Nhúng một đầu của ống thủy tinh vào cốc nước màu, dùng tay bịt đầu còn lại của ống nước sao cho còn một giọt nước còn lại trên ống.
Bước 2:
Lắp chặt nút cao su có ống thủy tinh chứa nước màu vào bình cầu đã chuẩn bị.
Hai lòng bàn tay xát vào nhau cho nóng lên, rồi sau đó áp chặt vào bình cầu.
Quan sát hiện tượng
Khi áp hai bàn tay vào bình, ta nhìn thấy:
- Giọt nước màu trong ống thủy tinh đi lên, chứng tỏ thể tích khí trong bình tăng, không khí nở ra.
- Chứng tỏ đã có lực tác dụng vào giọt nước và đẩy giọt nước đi lên, lực này do không khí dãn nở mà có.
Khi thôi không áp hai bàn tay nóng vào bình cầu, ta thấy:
- Giọt nước màu trong ống thủy tinh đi xuống, không khí trong bình co lại, thể tích khô.
Kết luận sự nở vì nhiệt của chất khí
Qua thí nghiệm trên, ta có 3 kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí như sau:
- Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt như nhau
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn
So sánh sự nở vì nhiệt của chất khí
Dưới đây là bảng so sánh sự nở vì nhiệt của một số chất khí, với sự nở vì nhiệt của một số chất lỏng và chất rắn
Chất khí | Chất lỏng | Chất rắn |
Không khí: 183 m3 | Rượu: 58 m3 | Nhôm: 3,54 m3 |
Hơi nước: 183 m3 | Dầu hỏa: 55 m3 | Đồng: 3,55 m3 |
Khí oxy: 183 m3 | Thủy ngân: 9 m3 | Sắt: 1,80 m3 |
Xem thêm: Giải thích sự nóng chảy và đông đặc dễ hiểu nhất (Vật lý 6)
Ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí vào đời sống
Trong thực tế, các em sẽ gặp rất nhiều những ứng dụng, sự việc được giải thích bằng kiến thức vật lý.
Hãy thử điểm qua một số ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí thường thấy nhất
- Các em có thể thấy khinh khí cầu được đốt lửa là những quả cầu chứa khí nóng. Chúng bay lên vì không khí trong đó nhẹ hơn là không khí ngoài khí quyển nên khinh khí cầu bay được.
- Khi một quả bóng bàn bị méo, các em có thể ngâm quả bóng bàn trong nước ấm. Khi đó, không khí trong quả bóng nở ra tác dụng một lực đẩy lên vỏ quả làm vỏ quả phồng lên.
- Khi bơm xe đạp ta không nên bơm bánh xe quá căng. Bởi khi thời tiết nóng chất khí dãn nở hơn chất rắn là lốp xe nên có thể dẫn đến nổ lốp xe.
Bài tập sự nở vì nhiệt của chất khí
Câu 1: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: Chất khi nở vì nhiệt ... chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt ... chất rắn
A. Nhiều hơn- ít hơn
B. Nhiều hơn- nhiều hơn
C. Ít hơn- nhiều hơn
D. Ít hơn- ít hơn
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Câu 3: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây.
A. Nở ra, nóng lên, nhẹ đi.
B. Nhẹ đi, nở ra, nóng lên.
C. Nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
D. Nhẹ đi, nóng lên, nở ra.
Câu 4: Khi nhúng quả bóng bàn bị móp vào trong nước nóng, nó sẽ phồng trở lại. Vì sao vậy?
A. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng co lại.
B. Vì nước nóng làm vỏ quả bóng nở ra.
C. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng co lại.
D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra
Gợi ý đáp án:
Câu 1: B. nhiều hơn- nhiều hơn
Câu 2: D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm.
Câu 3: C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi.
Câu 4: D. Vì nước nóng làm cho khí trong quả bóng nở ra
Như vậy, Monkey và các em đã cùng nhau tìm hiểu sự nở vì nhiệt của chất khí qua lý thuyết và các bài tập tổng hợp trên đây. Các em hãy cố gắng luyện tập cũng như ôn lại bài học thường xuyên để học thật tốt. Nhớ theo dõi các bài viết của Monkey chuyên mục kiến thức cơ bản mỗi ngày để không bỏ lỡ những kiến thức thú vị.
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Alice Nguyen Biên tập viên tại MonkeyCác chuyên gia trẻ em nói rằng thời điểm vàng uốn nắn con trẻ là khi bé còn nhỏ. Vì vậy tôi ở đây - cùng với tiếng Anh Monkey là cánh tay đắc lực cùng cha mẹ hiện thực hoá ước mơ của mình: “yêu thương và giáo dục trẻ đúng đắn”. Ước mơ của bạn cũng là ước mơ của chúng tôi cũng như toàn xã hội.
Bài viết liên quan- Hình thoi: Khái niệm, dấu hiệu nhận biết và các công thức tính chi tiết nhất
- Tất tần tật kiến thức về ki lô mét vuông toán lớp 4 chi tiết
- Tổng hợp chi tiết kiến thức cơ bản về bảng đơn vị đo thể tích
- Xicloankan: Cấu tạo phân tử, tính chất, ứng dụng và cách điều chế
- Đạo hàm trị tuyệt đối và tất tần tật kiến thức tổng hợp
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Mã mới Rất tiếc. Mã bạn nhập không khớp với hình ảnh. Nếu bạn muốn hình ảnh khác, hãy chọn "Mã mới"" Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất Vật Lý 6
-
Vật Lý 6 Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Vật Lý 6 Bài 20: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí
-
Vật Lý 6 Bài 19: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng - HOC247
-
Vật Lý 6 Bài 20: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí - Hoc247
-
Lý Thuyết Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn (+ Giải đáp Bài Tập Dễ Hiểu)
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng
-
So Sánh Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất Rắn Lỏng Khí - TopLoigiai
-
Lý Thuyết Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng | SGK Vật Lí Lớp 6
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Các Chất - Vật Lí 6 (thermal Expansion) - YouTube
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Khí, Thí Nghiệm, Giải Thích - Vật Lý 6 Bài 20
-
Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Lỏng, Thí Nghiệm, Giải Thích - Vật Lý 6 Bài 19
-
Giải Vật Lí 6 Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn - SoanVan.NET
-
Giải Vở Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn
-
Giải Bài Tập Vật Lí 6 - Bài 18: Sự Nở Vì Nhiệt Của Chất Rắn