Sự Phát Triển Của Bộ Răng – Smiles4life

Bộ răng được xác định dựa theo loại răng, số răng và sự sắp xếp của răng hoặc là đề cập đến tất cả các răng trên và dưới. Cung hàm trên và dưới là một đơn vị chức năng được tạo thành từ những thành phần cơ bản, đó là răng. Người ta đã tìm thấy răng của động vật có vú từ cách đây 75 triệu năm. Bộ răng cả các loài linh trưởng bao gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh, 4 răng cối nhỏ và 3 răng cối lớn.

QUÁ TRÌNH TIẾN HOÁ

Hàm và răng người đã trải qua một quá trình tiến hoá theo nhiều năm để có được hình dạng như hiện tại. Răng của loài bò sát là polyphyodont (nhiều bộ răng) phát triển thành diphyodont (chỉ có 2 bộ răng) ở loài động vật có vú. Ngoài ra bộ răng phát triển từ homodont (tất cả các răng giống nhau) thành heterodont (các loại răng khác nhau) như bộ răng của người hiện nay.

Để chức năng ăn nhai được thực hiện tốt, răng và xương cần phát triển đồng bộ. Theo thời gian, lượng xương mặt và xương sọ mất đi hoặc hợp nhất lại, lượng xương giảm và cấu trúc răng cũng trải qua một quá trình thay đổi.

ĐẶC ĐIỂM CỦA BỘ RĂNG NGƯỜI

PHƯƠNG THỨC BÁM DÍNH

Răng được dính vào hàm bằng những cách sau:

  • Acrodont: răng dính vào hàm bằng mô liên kết
  • Pleurodont: răng nằm bên trong hàm răng
  • Thecodont: răng nằm trong xương ổ răng

SỐ BỘ RĂNG

  • Polyphyodont: răng được thay trong suốt cuộc đời, ví dụ như ở cá mập
  • Diphyodont: hai bộ răng, ví dụ như ở người
  • Monophyodont: một bộ răng duy nhất, ví dụ như ở cừu

HÌNH DẠNG RĂNG

  • Homodont: một loại răng
  • Heterodont: răng có nhiều hình dạng khác nhau, ví dụ răng cửa, răng cối, v.v… ở người

CÔNG THỨC RĂNG Ở NGƯỜI

  • Răng sữa: I 2/2 C 1/1 M 2/2 =10
  • Răng vĩnh viễn: I 2/2 C1/1 P 2/2 M 3/3= 16

SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ RĂNG TỪ KHI SINH CHO ĐẾN HOÀN THÀNH BỘ RĂNG SỮA

MIỆNG TRẺ SƠ SINH TỪ 0 – 6 THÁNG TUỔI

Gum Pads

Cung ổ răng của trẻ lúc sinh được gọi là “gum pads”. Phần này được niêm mạc nướu phủ lên, phần này sẽ được phân đoạn về sau và mỗi đoạn là một vị trí răng phát triển. Nó có màu hồng, chắc và cố định.

ilovepdf_com

Hình 1. Gum Pads

Pads được chia thành phần ngoài và phần trong. Các rãnh ngang chia “gum pads” thành 10 đoạn. Rãnh giữa răng nanh và răng cối lớn thứ nhất được gọi là rãnh bên, nó giúp đánh giá tương quan giữa cung hàm.

  • Hàm trên có hình móng ngựa với:
  • Rãnh nướu: tách “gum pad” với khẩu cái
  • Rãnh răng: bắt đầu từ nhú răng cửa, mở rộng về phía sau cho đến rãnh nướu ở vùng răng nanh và sau đó di chuyển sang bên đến cuối vùng răng cối lớn.
  • Rãnh bên
  • Hàm dưới có hình chữ U và hình chữ nhật với những nét đặc trưng sau:
  • Rãnh nướu: mở rộng về phía trong của “gum pad”
  • Rãnh răng: nối với rãnh nướu ở vùng răng nanh
  • Rãnh bên.
  • Tương quan giữa hai “gum pads”:
  • Cắn hở phía trước tại vị trí tiếp xúc lúc nghỉ ở vùng răng cối lớn. Lưỡi đưa về phía trước vào khoảng này. Không gian giữa xương hàm trên được đóng lại khi các răng sữa mọc, vì vậy dị thường này sẽ được chỉnh sửa cùng với sự phát triển răng.
  • Cắn chìa hoàn toàn
  • Mô hình hạng II với “gum pad” hàm trên nhô ra trước hơn
  • Rãnh bên hàm dưới nằm về phía sau rãnh bên hàm trên
  • Chuyển động chức năng của hàm dưới chủ yếu theo chiều dọc và một ít theo chiều trước sau. Không có chuyển động sang bên.

ilovepdf_com-1

Hình 2. Tương quan giữa “gum pad” hàm trên và hàm dưới lúc sinh

Tương quan hai hàm ở trẻ sơ sinh

Tương quan giữa hai hàm hoặc cách cắn chính xác không thấy được ở trẻ sơ sinh. Do đó, tương quan hai hàm ở trẻ sơ sinh không được sử dụng như một tiêu chuẩn chẩn đoán nhằm dự đoán khớp cắn sau này của hàm răng sữa.

Răng sữa mọc sớm

Đôi khi một đứa trẻ sinh ra đã có răng mọc trong miệng. Răng sơ sinh xuất hiện lúc sinh trẻ trong khi răng nhũ nhi thì xuất hiện trong tháng đầu tiên. Tỉ lệ răng sơ sinh và răng nhũ nhi ước tính lần lượt khoảng 1:1000 và 1:30000. Những răng này hầu như luôn là răng cửa hàm dưới, thường biểu hiện thiểu sản men. Có khuynh hướng gia đình ở những răng này. Không nên nhổ răng nếu răng bình thường nhưng nên nhổ nếu như là răng dư hoặc bị lung lay.

ilovepdf_com-2

Hình 3. Răng sữa mọc sớm

Khi mới sinh, hàm trên và hàm dưới đều nhỏ so với phần còn lại của khuôn mặt. Quá trình phát triển sớm chiều ngang và chiều dọc của hai hàm xảy ra tạo ra tương quan trước sau giữa chúng. Độ cắn chìa giảm đáng kể trong vòng 6 tháng đầu. Kích thước cung hàm tăng lên để tạo đủ chỗ cho răng sữa sắp xếp hài hoà. Vì vậy những đường chen chúc ở “gum pad” biến mất khi răng mọc. Mọc răng sữa bắt đầu vào tháng thứ 6. Khớp cắn phía sau phát triển khi răng cối lớn thứ nhất đạt được tiếp xúc. Vào thời điểm răng cối lớn thứ nhất ổn định vị trí, khớp cắn phía sau được hình thành.

GIAI ĐOẠN RĂNG SỮA

Giai đoạn răng sữa bắt đầu từ khi răng sữa đầu tiên mọc lên, thường là răng cửa giữa sữa hàm dưới và chấm dứt khi răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc lên, chẳng hạn từ 6 tháng tuổi cho đến 6 tuổi sau sinh. Cho đến 2 tuổi rưỡi thì răng sữa hoàn thành việc mọc trong miệng và có thể thực hiện chức năng hoàn chỉnh. Sự hình thành chân răng hoàn tất ở tuổi thứ 3.

Những dấu hiệu bình thường của bộ răng sữa

  1. Khoảng cách giữa các răng cửa: giữa các răng sữa có khoảng cách để có thể chứa những răng vĩnh viễn lớn hơn sau này trên cung hàm. ilovepdf_com-3Hình 4. Khoảng cách giữa các răng cửa
  2. Khoảng linh trưởng (primate/simian/anthropoid space): khoảng này hiện diện ở phía gần răng nanh hàm trên và phía xa răng nanh hàm dưới. Hầu hết động vật linh trưởng có khoảng này trong suốt đời sống và dùng để đan hai răng nanh đối diện với nhau. Khoảng này được dùng để trượt sớm về phía gần. ilovepdf_com-4Hình 5. Khoảng linh trưởng
  3. Cắn phủ và cắn chìa thấp. ilovepdf_com-5Hình 6. Giảm độ cắn chìa và cắn phủ
  4. Hầu hết các răng trước khá thẳng đứng.
  5. Cung hàm hình trứng.
  6. Tương quan mặt phẳng tận: tương quan răng cối lớn ở bộ răng sữa có thể được chia làm 3 loại sau đây:

+ Mặt phẳng tận thẳng đứng: khi mặt xa của răng cối sữa thứ hai hàm trên và hàm dưới cùng nằm trên một mặt phẳng thẳng đứng; đây là tương quan răng cối bình thường ở bộ răng sữa vì chiều rộng gần xa của răng cối sữa hàm dưới lớn hơn chiều rộng gần xa của răng cối sữa hàm trên.

+ Bước gần: mặt xa của răng cối sữa thứ hai hàm dưới nằm về phía gần của mặt xa răng cối sữa thứ hai hàm trên.

+ Bước xa: mặt xa của răng cối sữa thứ hai hàm dưới nằm về phía xa của mặt xa răng cối sữa thứ hai hàm trên, tức là răng cối sữa thứ hai sẽ ăn khớp với hai răng đối diện.

ilovepdf_com-6

Hình 7. Tương quan răng cối lớn ở bộ răng sữa

Từ năm thứ 5 và 6, ngay trước khi các răng cửa sữa rụng thì hàm răng có nhiều răng hơn bao giờ hết.

GIAI ĐOẠN RĂNG HỖN HỢP

Đây là giai đoạn thấy được cả răng sữa và răng vĩnh viễn. Nó nằm trong độ tuổi từ 6 – 12. Hầu hết sai khớp cắn định hình trong suốt giai đoạn này. Giai đoạn này có thể được chia thành hai giai đoạn chuyển tiếp – thứ nhất và thứ hai.

GIAI ĐOẠN CHUYỂN TIẾP THỨ NHẤT

Mọc răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất và quá trình thay các răng cửa.

Mọc các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất

Răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất mọc lúc 6 tuổi. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và tạo khớp cắn chức năng ở hàm răng vĩnh viễn.

Vị trí trước sau của răng cối lớn vĩnh viễn chịu ảnh hưởng bởi:

  1. Tương quan mặt phẳng tận.

ilovepdf_com-7

Hình 8. Tương quan khớp cắn ở răng cối lớn sữa và vĩnh viễn

  • Khi răng cối sữa thứ hai ở tương quan mặt phẳng tận thẳng đứng thì răng cối lớn thứ nhất mọc lên ban đầu sẽ có tương quan đối đỉnh múi – múi, sau này sẽ chuyển thành tương quan hạng I răng cối nhờ sử dụng khoảng linh trưởng.

ilovepdf_com-8

Hình 9. Trượt sớm của răng cối lớn thứ nhất vĩnh viễn đang mọc sử dụng khoảng linh trưởng

Sau đó, tương quan đối đỉnh múi – múi của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất có thể chuyển thành tương quan hạng I bằng cách di chuyển về phía gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất theo sau việc thay răng cối sữa và sử dụng khoảng Leeway (di gần muộn).

  • Khi răng cối sữa thứ hai có tương quan mặt phẳng tận là bước xa thì răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất sẽ mọc lên ở tương quan hạng II. Cấu hình răng cối dạng này sẽ không tự sửa chữa và sẽ gây ra sai khớp cắn hạng II dù cho có khoảng Leeway và sự tăng trưởng khác.
  • Răng cối sữa thứ hai có tương quan mặt phẳng tận bước gần dẫn đến răng cối lớn vĩnh viễn có tương quan hạng I ở bộ răng hỗn hợp. Tương quan này có thể duy trì hoặc tiến triển thành tương quan hạng III một nửa hoặc một múi cùng với sự tăng trưởng tiếp tục của xương hàm dưới.

ilovepdf_com-9

Hình 10. Di chuyển muộn bằng cách sử dụng khoảng Leeway

  1. Trượt về phía gần vào khoảng sinh lý:

Ở cung hàm còn khoảng trống, lực mọc răng cối lớn vĩnh viễn dẫn đến việc đóng bất kỳ khoảng trống nào giữa các răng cối sữa hoặc khoảng linh trưởng, dẫn đến việc các răng cối di gần.

  1. Sự chênh lệch giữa tăng trưởng hàm trên và hàm dưới

Khoảng Leeway của Nance: tổng kích thước gần xa của răng nanh, răng cối thứ nhất và thứ hai ở bộ răng sữa lớn hơn tổng kích thước gần xa của răng nanh, răng cối nhỏ thứ nhất và thứ hai ở bộ răng vĩnh viễn. Khoảng lệch này được gọi là khoảng Leeway.

Giá trị khoảng Leeway:

  • Ở hàm trên 0.9mm/một phần hàm – tổng cộng 1.8 mm
  • Ở hàm dưới 1.7mm/một phần hàm – tổng cộng 3.4 mm

ilovepdf_com-10

Hình 11. Khoảng Leeway của Nance

Mọc răng cửa

Răng cửa vĩnh viễn phát triển về phía trong so với răng cửa sữa. Để răng cửa mọc đều đặn thì cần phải có khoảng trống bắt buộc ở phần trước trên cả hai cung hàm, khoảng này là “nghĩa vụ răng cửa”, chẳng hạn tổng chiều rộng gần xa của bốn răng cửa vĩnh viễn lớn hơn tổng chiều rộng gần xa của bốn răng cửa sữa, độ chênh lệch này ở hàm trên là 7.6mm và ở hàm dưới là 6mm (theo Wayne). Khoảng trống bắt buộc này có được nhờ:

  • Khoảng cách sinh lý giữa các răng cửa sữa: 4 mm ở cung hàm trên, 3 mm ở cung hàm dưới.
  • Tăng độ rộng khoảng liên răng nanh: việc tăng trưởng đáng kể xảy ra cùng với việc mọc các răng cửa và răng nanh.
  • Tăng chiều dài phía trước của cung răng: răng cửa vĩnh viễn mọc về phía ngoài răng cửa sữa giúp tăng khoảng thêm 2-3mm.
  • Thay đổi độ nghiêng của răng cửa vĩnh viễn: răng sữa mọc thẳng nhưng răng vĩnh viễn móc nghiêng về phía ngoài, vì vậy giảm góc liên răng cửa từ 150 độ ở bộ răng sữa xuống còn 123 độ ở bộ răng vĩnh viễn. Điều này làm tăng đường kính cung răng.

ilovepdf_com-11

Hình 12. So sánh góc nghiêng của răng vĩnh viễn và răng sữa

Hiện tượng Broadbent – giai đoạn vịt con xấu xí (7-14 tuổi)

Vào khoảng 8 tuổi, cung hàm trên thường thấy khoảng hở ở đường giữa, bố mẹ trẻ thường hiểu nhầm đây là một tình trạng sai khớp cắn. Thân các răng nanh ở hàm răng trong giai đoạn sớm chạm vào chân các răng cửa bên, dẫn đến đẩy các chân này về phía gần và làm cho thân răng bị loe về phía bên. Chân các răng cửa giữa cũng bị đẩy lại gần nhau dẫn đến tạo kẽ hở ở đường giữa. Giai đoạn từ khi mọc răng cửa bên bến khi mọc răng nanh được gọi là giai đoạn “vịt con xấu xí”. Hình dạng răng lúc này không thẩm mỹ nhưng cuối cùng mang lại một kết quả thẩm mỹ. Với quá trình mọc răng nanh, việc ấn vào chân răng dẫn đến thay đổi vị trí rìa cắn, đưa các thân răng cửa về vị trí giữa và đóng khoảng trống.

GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI TRUNG GIAN (1.5 NĂM)

Đây là một giai đoạn ổn định và chỉ có những thay đổi nhỏ xảy ra ở bộ răng. Các răng hiện diện đó là các răng cửa vĩnh viễn, răng cối lớn thứ nhất và cùng với những răng nanh, răng cối sữa. Một số đặc điểm của giai đoạn này:

  1. Bất kỳ sự bất cân xứng nào trong việc mọc răng và tương ứng với những khác biệt về chiều dài thân răng giữa bên phải và bên trái răng sẽ được tạo thành.
  2. Mòn mặt nhai và mòn mặt bên răng sữa dẫn đến thay đổi hình dạng mặt nhai và tiếp xúc bên dạng mặt phẳng.
  3. Giai đoạn vịt con xấu xí.
  4. Sự hình thành chân răng ở những răng cửa đã mọc, răng nanh và các răng cối lớn tiếp tục hình thành chân răng, kèm theo đó là sự gia tăng đồng thời của chiều cao xương ổ răng.
  5. Tiêu chân răng cối lớn sữa.

Giai đoạn này chuẩn bị cho giai đoạn chuyển đổi thứ hai.

ilovepdf_com-12

Hình 13. Giai đoạn vịt con xấu xí

GIAI ĐOẠN CHUYỂN ĐỔI THỨ HAI

Giai đoạn này xảy ra những sự kiện sau:

  1. Mất răng cối và răng nanh sữa. Khoảng vào năm 10 tuổi, răng sữa đầu tiên ở vùng răng sau, thường là răng nanh hàm dưới bắt đầu rụng đánh dấu quá trình bước vào giai đoạn chuyển đổi thứ hai. Thường không thấy chen chúc trước khi mọc răng ngoại trừ vùng giữa răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất.
  2. Mọc răng nanh và răng cối nhỏ vĩnh viễn. Những răng này mọc sau khi răng cửa mọc khoảng 1 – 2 năm. Răng ở phía sau đầu tiên mọc là răng nanh và răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới (9 – 10 tuổi), tiếp đến là răng nanh và răng cối nhỏ hàm trên (11-12 tuổi). Trình tự mọc răng phổ biến là 4-5-3 ở hàm trên và 3-4-5 ở hàm dưới. Khớp cắn thuận lợi ở vùng răng này phụ thuộc phần lớn vào:
  • Trình tự mọc răng thuận lợi
  • Thoả mãn tỉ lệ giữa kích thước răng – khoảng trống
  • Đạt được tương quan răng cối bình thường với việc giảm tối thiểu khoảng trống hữu dụng cho các răng cối nhỏ.

Screen Shot 2019-02-06 at 10.20.24 AM

Hình 14. Mọc răng cối nhỏ

  1. Mọc răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai

Trước khi mọc, răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai định hướng về phía gần và phía trong. Những răng này được hình thành ở phía khẩu cái và được hướng dẫn vào khớp cắn bằng cơ chế “Hình nón – Phễu” (múi trong phía trên/ “hình nón” khớp vào rãnh mặt nhai bên dưới dưới / “phễu”). Chiều dài cung hàm bị giảm trước khi răng cối lớn thứ hai mọc do lực mọc răng hướng về phía gần. Do đó, nếu có chen chúc thì sẽ càng nặng hơn.

  1. Hình thành khớp cắn

BỘ RĂNG VĨNH VIỄN

Bộ răng vĩnh viễn hình thành bên trong xương hàm sớm sau khi sinh. Quá trình canxi hoá bắt đầu lúc sinh với việc canxi hoá các múi của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất và tiếp tục cho đến năm 25 tuổi. Hoàn thành canxi hoá thân răng cửa xảy ra ở tuổi thứ 4 đến 5 và của các răng vĩnh viễn khác ở tuổi thứ 6 đến 8 ngoại trừ răng cối lớn thứ ba. Vì vậy tổng thời kỳ canxi hoá răng là khoảng 10 năm. Các răng cửa vĩnh viễn phát triển về phía trong các răng cửa sữa và di chuyển về phía môi khi mọc lên. Răng cố nhỏ phát triển bên dưới vùng phân kỳ của các chân răng cối sữa.

Nolla (1960) đã đưa ra các giai đoạn phát triển răng từ phim panorex. Khoảng vào độ tuổi 13, tất cả các răng vĩnh viễn ngoại trừ răng cối lớn thứ ba sẽ mọc hoàn toàn trong miệng. Trước khi răng cửa sữa rụng, có 48 răng/bộ phận răng hiện diện trong xương hàm.

Những đặc điểm của bộ răng vĩnh viễn bình thường:

  • Đường giữa trùng nhau
  • Tương quan răng cối lớn lớn thứ nhất ở hạng I
  • Độ cắn sâu khoảng một phần ba chiều cao thân răng lâm sàng của răng cửa giữa hàm dưới
  • Độ cắn chìa: độ cắn chìa và cắn phủ giảm trong suốt thập kỷ thứ hai của đời sống do sự di chuyển tra trước nhiều hơn của xương hàm dưới.
  • Đường cong Spee: phát triển trong suốt giai đoạn chuyển đổi và ổn định ở tuổi trưởng thành.

MỌC RĂNG

Mọc răng là quá trình phát triển và di chuyển của một răng từ vị trí bên dưới đi qua xương ổ răng vào trong khoang miệng và đạt được khớp cắn với răng đối diện. Trong suốt quá trình mọc răng thay thế:

  • Tiêu chân răng sữa
  • Chân răng vĩnh viễn dài ra
  • Tăng chiều cao xương ổ răng
  • Răng vĩnh viễn di chuyển qua xương

Răng không bắt đầu di chuyển về phía mặt nhai cho đến khi thân răng được hình thành hoàn toàn. Cần 2-5 năm để các răng sau tiến đến mào xương ổ răng sau khi hình thành thân răng và 12 – 20 tháng để hình thành khớp cắn sau khi đến bờ xương ổ răng.

QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG

Tencate chia quá trình mọc răng được thành làm ba giai đoạn sau đây:

  1. Di chuyển răng trước khi mọc: sự di chuyển của mầm răng trong xương hàm trước khi bắt đầu mọc.
  2. Di chuyển răng lúc mọc: răng di chuyển từ vị trí trong xương hàm đến vị trí thực hiện chức năng.
  3. Di chuyển răng sau khi mọc: răng đã mọc duy trì vị trí trong khớp cắn khi xương hàm tiếp tục phát triển.

Quá trình mọc răng cũng có thể chia thành các giai đoạn sau:

  1. Giai đoạn trước khi nhú lên: trong suốt giai đoạn hình thành thân răng, mầm răng trong xương di chuyển rất chậm về phía môi hay phía ngoài. Tuy nhiên, không có sự di chuyển mọc răng. Hai quá trình cần thiết cho răng mọc lên trong xương đó là:
  • Tiêu xương và tiêu chân răng sữa nằm bên trên thân răng chuẩn bị mọc.
  • Bản thân cơ chế mọc răng đó là răng di chuyển theo hướng có một lối đi đã được dọn sẵn.

Tiêu ngót là nhân tố hạn chế tỉ lệ sự mọc răng trong quá trình trước khi nhú lên.

  1. Giai đoạn sau khi nhú lên: một khi một răng nhú vào trong miệng, nó mọc nhanh (khoảng 4mm trong vòng 14 tuần) cho đến khi đạt được khớp cắn và chịu sức ép từ lực nhai. Giai đoạn mọc răng tương đối nhanh được gọi là “bắn lên” sau khi nhú. Tiếp đến là giai đoạn Cân Bằng Khớp Cắn Thanh Thiếu Niên, nghĩa là sau khi răng tiến đến ngang mức mặt phẳng nhai việc mọc răng trở nên chậm hầu như không thấy được mặc dù quá trình này chắc chắn vẫn còn tiếp tục. Sau khi răng thực hiện chức năng, chúng mọc cùng tỉ lệ với sự phát triển theo chiều dọc của cành đứng xương hàm dưới trừ khi là mặt nhai bị mòn hoặc mất răng đối kháng ở độ tuổi nào đó, trong những trường hợp này xảy ra việc mọc răng thêm nữa. Khi chấm dứt quá trình dậy thì, diễn ra giai đoạn cuối cùng của quá trình mọc răng và được biết đến với tên gọi là Cân Bằng Khớp Cắn Người Trưởng Thành.

NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VỊ TRÍ RĂNG TRONG QUÁ TRÌNH MỌC

Răng chuyển qua bốn giai đoạn riêng biệt trong quá trình phát triển:

  1. Trước khi mọc: Vị trí ban đầu của mầm răng tuỳ thuộc vào sự di truyền.
  2. Trong xương ổ răng: Vị trí răng chịu ảnh hưởng bởi:
  • Sự hiện diện hoặc vắng mặt của răng kế cận
  • Tỉ lệ tiêu chân răng sữa
  • Mất sớm răng sữa
  • Những tình trạng bệnh lý tại chỗ
  1. Giai đoạn trong miệng: Răng có thể được di chuyển bởi môi, má, lưỡi hoặc những nhân tố bên ngoài và dịch chuyển vào khoảng không gian trống.
  2. Giai đoạn vào khớp cắn: Cơ nhai tác động thông qua sự lồng múi của các răng. Dây chằng nha chu truyền lực nhai đến xương ổ răng.

THỨ TỰ MỌC RĂNG

Có nhiều khác biệt về trình tự mọc răng trong miệng. Phổ biến nhất đó là:

Hàm trên 6-1-2-4-3-5-7 hoặc 6-1-2-4-5-3-7

Hàm dưới 6-1-2-4-5-3-7 hoặc 6-1-2-3-4-5-7

Răng lúc 6 tuổi: giai đoạn đầu của quá trình mọc răng

  • Mọc răng cửa giữa hàm dưới và răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất.
  • Răng cối lớn hàm dưới mọc trước răng cối lớn hàm trên.

Screen Shot 2019-02-06 at 10.20.33 AM

Hình 15. Giai đoạn mọc răng đầu tiên lúc 6 tuổi

Răng lúc 7 tuổi

  • Mọc răng cửa giữa hàm trên và răng cửa bên hàm dưới.
  • Hình thành chân răng cửa bên hàm trên.
  • Hoàn thành việc hình thành thân các răng nanh và răng cối nhỏ.

Răng lúc 8 tuổi

  • Mọc răng cửa bên hàm trên.
  • Trì hoãn 2-3 năm trước khi những răng khác mọc.

Răng lúc 9 tuổi

  • Hoàn thành việc hình thành một phần ba chân răng nanh hàm dưới và răng cối nhỏ thứ nhất.
  • Bắt đầu phát triển chân răng cối nhỏ thứ hai.

Răng lúc 10 tuổi

  • Hoàn thành việc hình thành một nửa chân răng nanh và răng cối nhỏ hàm dưới.
  • Sự phát triển đáng kể của chân răng cối nhỏ thứ hai hàm trên và hàm dưới cũng như của răng nanh hàm trên.
  • Hoàn thành việc hình thành chân răng cửa hàm dưới và gần hoàn thành chân răng cửa bên hàm trên.
  • Theo Moyers, răng nanh hàm dưới mọc trong khoảng 9 đến 10 tuổi.

Răng lúc 11 tuổi

  • Mọc răng nanh hàm dưới (theo Proffit), răng cối nhỏ thứ nhất hàm dưới và hàm trên.
  • Răng cối nhỏ thứ nhất hàm trên mọc trước răng nanh và răng cối nhỏ thứ hai.

Răng lúc 12 tuổi

  • Những răng thay thế còn lại tiếp tục mọc.
  • Răng cối lớn vĩnh viễn thứ hai sắp mọc.
  • Bắt đầu sớm của răng cối lớn thứ ba.

Răng lúc 13, 14, 15 tuổi

  • Hoàn thành các chân răng vĩnh viễn
  • Xuất hiện hình ảnh răng cối lớn thứ ba trên X quang

Thay đổi về thứ tự mọc răng là một dấu hiệu đáng tin cậy cho thấy rối loạn sự phát triển của bộ răng so với bình thường. Một số biến thể thông thường với những dấu hiệu lâm sàng quan trọng:

Mọc răng cối lớn thứ hai trước răng cối nhỏ ở cung hàm dưới. Điều này làm giảm khoảng trống cho răng cối nhỏ thứ hai mọc, dẫn đến mọc kẹt một phần.

Mọc răng nanh hàm trên trước răng cối nhỏ sẽ dẫn đến răng nanh lệch về phía ngoài.

Bất đối xứng trong quá trình mọc răng giữa bên phải và bên trái xảy ra khi thiếu khoảng trống phù hợp cho răng mọc, hình thái mọc kẹt khác nhau dẫn đến giảm khoảng trống một bên so với bên còn lại.

NHỮNG THAY ĐỔI VỀ KÍCH THƯỚC CUNG RĂNG

Kích thước cung răng thông thường được đo như sau:

  1. Chiều rộng các răng nanh, các răng cối lớn sữa (các răng cối nhỏ) và các răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất:
  2. Tăng kích thước chiều rộng hầu như liên quan hoàn toàn đến quá trình tăng trưởng xương ổ răng, vì chiều rộng xương hàm tăng rất ít ở thời điểm này.
  3. Sự khác biệt có ý nghĩa trên lâm sàng biểu hiện ở cách thức và mức độ thay đổi chiều rộng của xương hàm trên và xương hàm dưới. Tăng chiều rộng tương quan với quá trình tăng trưởng xương ổ răng theo chiều dọc. Phát triển xương ổ răng hàm trên phân kỳ trong khi phát triển xương ổ răng hàm dưới lại song song hơn. Vì vậy, chiều rộng xương hàm trên tăng nhiều hơn và dễ thay đổi trong quá trình điều trị hơn.
  4. Sự tăng đáng kể duy nhất ở chiều rộng liên răng nanh ở xương hàm dưới xảy ra trong quá trình mọc răng cửa khi răng nanh sữa di chuyển về phía xa vào khoảng linh trưởng và sau đó nó không tăng đáng kể.
  5. Chiều rộng cung hàm trên tăng vào thời kỳ mọc răng chủ động. Mọc răng nanh vĩnh viễn hàm trên là một nhân tố quan trọng làm rộng cung hàm.
  6. Tăng chiều rộng vùng răng cối nhỏ hàm trên đồng thời với sự tăng trưởng theo chiều dọc, trong khi sự tăng chiều rộng vùng răng cối nhỏ hàm dưới xảy ra vì thân răng cối nhỏ nằm về phía ngoài.
  7. Chiều dài hay chiều sâu: chiều dài hay còn gọi là chiều sâu được đo tại đường giữa từ điểm giữa các răng cửa giữa đến tiếp tuyến tại mặt xa của các răng cối sữa thứ hai hoặc các răng cối nhỏ. Bất kỳ sự thay đổi nào về chiều dài của cung hàm cũng đều là phản ánh thô về việc thay đổi chu vi cung hàm.
  8. Chu vi cung hàm: được đo từ mặt xa các răng cối sữa thứ hai hoặc mặt gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất đi qua các điểm tiếp xúc và rìa cắn răng cửa theo một đường cong liên tục đến mặt xa của răng cối sữa thứ hai hoặc mặt gần của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất ở phía đối diện. Giảm chu vi cung hàm dưới trong giai đoạn chuyển đổi và trong giai đoạn bộ răng ở trẻ vị thành niên là kết quả của:
  9. Sự di chuyển muộn về phía gần của răng cối lớn thứ nhất do khoảng Leeway bị chiếm hữu.
  10. Khuynh hướng di chuyển về phía gần của các răng sau trong suốt đời sống.
  11. Mòn nhẹ mặt tiếp xúc giữa các răng.
  12. Các răng cửa nằm về phía trong.
  13. Vị trí nằm nghiêng ban đầu của các răng cửa và các răng cối

NHỮNG RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN ẢNH HƯỞNG ĐẾN RĂNG

NHỮNG RỐI LOẠN TRONG QUÁ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MẦM RĂNG

  1. Loạn sản ngoại bì: thiếu răng hoàn toàn hoặc một phần ở cả hai bộ răng cùng với sự hiện diện của răng dị dạng.ilovepdf_com-13Hình 16. Hình ảnh phim toàn cảnh của loạn sản ngoại bì
  2. Thiếu răng: thiếu một hoặc nhiều răng do khiếm khuyết trong quá trình hình thành mầm răng ban đầu. Hầu hết những trường hợp thiếu răng thông thường gặp ở răng cối lớn thứ 3 (16%), răng cối nhỏ thứ hai hàm dưới (4.4%), răng cửa bên hàm trên (4.4%), răng cối nhỏ thứ hai hàm trên (1.6%).
  3. Răng dư và răng phụ: số lượng răng nhiều hơn so với bình thường. Sự khác biệt giữa hai loại này đó là răng phụ thì giống răng bình thường còn răng dư thì không, chẳng hạn về trường hợp răng dư:
  • Mesiodens: Răng dư kẽ giữa hai răng cửa giữa hàm trên
  • Peridens: nằm ở mặt ngoài cung hàm
  • Paramolar: nằm mặt ngoài hoặc mặt trong các răng cối lớn.
  1. Răng trước sinh và răng sơ sinh: những răng này có thể là răng dư hoặc răng sữa.
  2. Bộ răng tiền răng sữa: những cấu trúc bị huỷ với mũ men và ngà.
  3. Bộ răng hậu răng vĩnh viễn: những răng mọc sau khi mất răng vĩnh viễn, thường là răng ngầm phụ.

NHỮNG RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH BIỆT HOÁ HÌNH THÁI MẦM RĂNG

  1. Răng cửa Hutchinson: răng cửa hình nêm, chẳng hạn ở bệnh giang mai bẩm sinh.
  2. Răng cối lớn hoa dâu: mặt nhai hẹp hơn so với vùng cổ răng và được tạo thành từ những khối cầu nhỏ, gặp ở bệnh nhân mắc giang mai bẩm sinh.
  3. Răng cửa bên hình chêm: mặt bên của thân răng hội tụ tạo nên răng có dạng hình nón.
  4. Răng to: răng lớn hơn bình thường. Điều này có thể đúng hoặc mang tính tương đối.
  5. Răng nhỏ: răng nhỏ hơn so với bình thường. Điều này có thể đúng hoặc mang tính tương đối; hầu hết thường gặp ở răng cửa bên và răng cối lớn thứ ba.
  6. Răng trong răng: chẳng hạn như gặp ở răng cửa bên vĩnh viễn hàm trên.
  7. Núm phụ: một núm trên mặt răng liên quan, do sự tăng sinh của biểu mô men trong vào trong lưới hình sao, gặp ở răng cối nhỏ.
  8. Răng sinh đôi: mầm răng đơn lẻ chia thành hai phần hoặc thân răng bị chia hoàn toàn với chân răng và ống tuỷ chung.
  9. Răng dính: hai mầm răng hợp nhất thành một răng lớn với hai chân răng và ống tuỷ, gặp ở các răng cửa.
  10. Răng cong: chân răng uốn cong hoặc dị dạng.
  11. Răng bò: một răng nhiều chân có thân răng và buồng tuỷ rộng làm thay đổi vị trí vùng chẽ giữa các chân răng.

NHỮNG RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH MÔ CỨNG

  1. Thiểu sản men: Giảm hình thành men răng.

– Thiểu sản men tại chỗ: nhiễm trùng quanh chóp hoặc chấn thương (Răng Turner)

– Thiểu sản men hệ thống: Rickets, sởi Đức, dùng Fluor theo đường uống.

– Thiểu sản men di truyền: Răng có màu vàng do giảm độ dày men răng.

  1. Tạo men bất toàn: Rối loạn di truyền trong đó số lượng và chất lượng men răng hình thành bị thay đổi. Có ba loại:

– Khiếm khuyết giảm sản: trong quá trình hình thành chất nền.

– Khiếm khuyết giảm canxi hoá: trong quá trình canxi hoá chất nền

– Giảm thành thục ở những tinh thể men răng.

  1. Tạo ngà bất toàn: rối loạn mang tính di truyền trong quá trình phát triển của ngà răng. Ngà răng có màu xám đến tím nâu, men răng thường tách biệt với phần ngà răng bị khiếm khuyết, chân răng ngắn, ống tuỷ bị lấp, mòn răng sinh lý diễn ra nhanh.
  2. Loạn sản ngà: mất răng trước khi răng trưởng thành, chân răng ngắn.
  3. Răng vỏ sò: chân răng không hình thành được, buồng tuỷ rộng.
  4. Răng ma: men răng và ngà răng khiếm khuyết và rất mỏng.
  5. Nhiễm sắc tố men và ngà

– Chứng nguyên hồng cầu huyết trẻ sơ sinh: men răng có màu xanh lá hoặc xanh dương

– Loạn chuyển hoá pocphirin: đỏ đến nâu nâu.

– Tetracyclines: nâu nâu

  1. Giảm sản xi măng răng: giảm tỉ lệ hình thành xi măng răng, chẳng hạn như giảm photphataza.
  2. Hạt trai men: dính vào vùng chẽ của răng cối lớn hàm trên.

RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH CANXI HOÁ MÔ CỨNG

  1. Giảm canxi hoá men răng: quá trình canxi hoá dưới mức bình thường. Nó có thể tại chỗ, có tính hệ thống hoặc di truyền.
  2. Khuyết Czermak: những vùng ngà răng được canxi hoá một phần.

RỐI LOẠN TRONG QUÁ TRÌNH MỌC RĂNG

  1. Răng liên trưởng: Hai răng dính nhau ở phần xi măng răng.
  2. Chậm mọc răng: Do rối loạn nội tiết, thiếu vitamin, những nguyên nhân tại chỗ.
  3. Răng cứng khớp: răng không mọc được đến mức mặt nhai do bị dính vào xương

KẾT LUẬN

Sự phát triển của bộ răng người khá phức tạp và phụ thuộc vào nhiều biến số. Sự phát triển của bộ răng khác những cấu trúc khác của cơ thể một cách rõ rệt. Thân răng được hình thành trực tiếp đến kích cỡ ở người trưởng thành và nằm trong xương hàm nhiều năm trước khi mọc.

Để xác định một quá trình phát triển bất thường, bác sĩ chỉnh nha cần có đầy đủ kiến thức để phân biệt được một trường hợp bất thường và bình thường trước khi điều trị.

Nguồn: Gurkeerat Singh (2007), “Textbook of Orthodontics“, 2nd edition, Jaypee Brothers Medical Publishers (P) Ltd

Biên dịch: BS Lương Thị Quỳnh Tâm

Các bài viết về nội nha, chẩn đoán hình ảnh trong nha khoa và chỉnh nha được cập nhật hằng ngày tại:

  • Nhật ký niềng răng: https://www.facebook.com/my.braces.diary
  • Hỏi đáp chỉnh nha – niềng răng từ A đến Z: https://www.facebook.com/hoi.dap.nieng.rang.tu.a.den.z
  • Chuyên trang chỉnh nha: https://www.facebook.com/chuyen.trang.chinh.nha
  • Chỉnh nha căn bản:  https://www.facebook.com/chinhnhacanban
  • Chuyên trang nội nha:  https://www.facebook.com/endoforall
  • Chẩn đoán hình ảnh nha khoa – Chuyên trang:  https://www.facebook.com/docxquangnhakhoa
Bình luận

Từ khóa » Thành Phần Của Bộ Răng Vĩnh Viễn