Sự Phát Triển Của điện Thoại Thông Minh
Có thể bạn quan tâm
Điện thoại thông minhhay nói cách khác là điện thoại thông minh, đang trở nên rất phổ biến trong những năm trở lại đây, nhất là 2013 và 2014. Tuổi teen cũng dùng smartphone, thanh thiên, trung niên và cho đến những người lớn tuổi hầu như ai cũng sử dụng sản phẩm tiên tiến này.
Sự phát triển của điện thoại thông minh
Tôi còn nhớ khi học phổ thông, chiếc smartphone đầu tiên mà tôi sử dụng chính là Nokia N95-8GB chạy trên nền Symbian S60v3, chú “dế” này thật tuyệt vời vào thời điểm bấy giờ, nó chẳng khác gì một mẫu máy tính bỏ túi siêu tiện dụng và chưa kể kiểu dáng thiết kế trông rất nam tính nữa chứ.
Từ chất liệu chế tác, bàn phím vật lý, camera chính 5MP chất lượng cao (có camera phụ) cho đến cấu hình phần cứng và nền tảng điều hành đều hợp thể hoàn hảo nhất. Nếu như được lựa chọn một lần nữa thì tôi vẫn thích sự tiện dụng của bàn phím vật lý hơn là cảm ứng trên iPhone đời đầu vào năm 2007.
Theo từ điển Merriam-Webster nổi tiếng của Mỹ đã định nghĩa smartphone một cách ngắn gọn như sau: “a cell phone that includes additional software functions (as e-mail or an Internet browser),” tạm dịch: một chiếc điện thoại di động sở hữu các chức năng phần mềm bổ sung (e-mail và có cả trình duyệt Internet).
Từ điển trực tuyến Merriam-Webster
Còn theo ghi nhận của Wikipedia Việt Nam về smartphone: Điện thoại thông minh là khái niệm để chỉ chiếc điện thoại tích hợp một nền tảng hệ điều hành di động với nhiều tính năng hỗ trợ tiên tiến về điện toán và kết nối dựa trên nền tảng cơ bản của điện thoại di động thông thường.
Ban đầu điện thoại thông minh bao gồm các tính năng của điện thoại di động thông thường kết hợp với các thiết bị phổ biến khác như PDA, thiết bị điện tử cầm tay, máy ảnh kỹ thuật số, hệ thống định vị toàn cầu GPS. Điện thoại thông minh ngày nay bao gồm tất cả chức năng của laptop như duyệt web, Wi-Fi, các ứng dụng của bên thứ 3 trên di động và các phụ kiện đi kèm cho máy. Những điện thoại thông minh phổ biến nhất hiện nay đều dựa trên nền tảng Android của Google và iOS của Apple.
Nguồn gốc của smartphone
Khái niệm đầu tiên về điện thoại thông minh được cho là đã xuất hiện vào giữa năm 1970, nhưng ý tưởng đó đã không đi đến thành quả cho đến gần 20 năm sau khi IBM phát triển nguyên mẫu điện thoại di động đầu tiên với các tính năng của PDA. Sản phẩm này có tên gọi IBM Simon Personal Communicator (mã hiệu Angler) nhưng mãi đến tận năm 1994 mới chính thức được thương mại hóa. Thiết bị này nặng hơn nửa kg, có giá 899USD kèm theo bản hợp đồng 2 năm và nếu như bạn không thích sự ràng buộc thì có thể mạnh tay chi 1,099USD để mua đứt chú “dế” này.
IBM Simon Personal Communicator
Simon được trang bị màn hình cảm ứng đơn sắc 4.5 inch đi kèm một bút stylus và dock sạc. Khi sử dụng dữ liệu, bạn có thể mong đợi để sạc điện thoại sau khoảng 60 phút. Máy sử dụng vi xử lý tốc độ 16MHz, kết hợp cùng dung lượng RAM 1MB và ROM 1MB, cấu hình như thế này thì đã có thể được xem là “bá đạo” vào thời điểm bấy giờ.
Tuy có thể gửi và nhận email cũng như fax, nhưng về mặt kỹ thuật Simon vẫn chưa được xếp vào hàng ngũ smartphone. Mặc dù trong nhận thức, máy rất đáng nhận được danh hiệu này.
Hai năm sau đó, Nokia thực sự thành công khi giới thiệu điện thoại 9000 (tên đầy đủ: Nokia 9000 Communicator). Thiết bị này nhẹ hơn so với IBM Simon và nổi bật với bàn phím QWERTY cùng màn hình có độ phân giải 640 x 200 pixels (độ phân giải khá cao vào thời điểm đó). Khi mọi người chạy theo smartphone như một công cụ di động tiện dụng có thể thực hiện nhiều tính năng hơn chỉ đơn thuần là thoại và nhắn tin, các nhà sản xuất điện thoại di động đã bắt đầu quan tâm tới sản phẩm này, đầu tư vào nền tảng và nghiên cứu & phát triển phần cứng.
Nokia 9000 Communicator
Nokia 9000 Communicator đặt cạnh Nokia E7
Nokia 9000 dùng mini-SIM, kích thước 173 x 64 x 38 mm, trọng lượng 397g, danh bạ 200 số, ROM 8MB (4MB cho hệ điều hành và các ứng dụng, 2MB chương trình cần thiết khác. Lúc này máy chỉ còn đúng 2MB để lưu trữ mà thôi - Hệ điều hành: GEOSTM 3.0), CPU Intel i386 xung nhịp 24MHz. Cuối cùng máy dùng thỏi pin Li-Ion cho thời gian đàm thoại đến 3 giờ và thời gian chờ 35 giờ.
Cấu hình ấn tượng như thế mà Nokia 9000 Communicator cũng không được chính thức gọi là smartphone vào thời điểm đó. Kể cả khi có khả năng gửi email, fax, duyệt web (một tính năng Simon thiếu), xử lý văn bản và thậm chí có cả bảng tính (Spreadsheets).
Kể từ một năm sau đó, thuật ngữ "điện thoại thông minh" mới chính thức được nở rộ, khi Ericsson tung ra các khái niệm (concept) GS 88 hay còn gọi là Penelope. Nhìn chung, máy có thiết kế tương tự với Nokia 9000 Communicator, cũng là dạng đóng lại như laptop và đi kèm với cây bút stylus.
Hộp đựng Ericsson GS 88 (Penelope)
Cận cảnh Ericsson GS 88
Để hưởng ứng phong trào smartphone hóa thì Qualcomm cũng trình làng chiếc PDQ-1900 (điện thoại đầu tiên chạy hệ điều hành Palm OS, hỗ trợ CDMA và tích hợp modem để kiểm tra mail hoặc duyệt Internet). Đến tận năm 1999 thì xu hướng tích hợp PDA vào điện thoại mới trở nên “nóng” hơn bao giờ hết. Trào lưu này kéo theo rất nhiều các hãng sản xuất vào cuộc như: Handspring, Ericsson công bố R380, Palm thì tung Kyocera 6035, RIM (Research in Motion) với dòng sản phẩm BlackBerry, AudioVox, HP,...
Ericsson R380
Palm Kyocera 6035
Người người dùng smartphone
Trong khi phần còn lại của thế giới vẫn tập trung chủ yếu trên cơ sở thông tin liên lạc đối với các dòng điện thoại cơ bản, thì Nhật Bản đã sớm phổ biến smartphone ra thị trường. Frank Rose của Wired giải thích về i-mode, một mạng không dây có khả năng truyền dữ liệu ở tốc độ 9.6Kbs và đây có thể được xem là thời kỳ "hậu máy tính quốc gia.”
*DoCoMo là nhà điều hành điện thoại di động đầu tiên trên thế giới thành công trong việc giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động vào thương mại cho đối tượng khách hàng rộng. i-Mode được khởi xướng vào tháng 2 năm 1999 và sự hưởng ứng của khách hàng vượt quá mong đợi, trong khi kế hoạch giới thiệu dịch vụ dữ liệu di động dùng WAP vào cùng lúc đó không tìm được khách hàng ủng hộ. Trong một thời gian ngắn DoCoMo đã thu hút gần tất cả 40 triệu thuê bao trở thành người dùng i-Mode, tức trả thêm một khoản tiền hàng tháng cho i-Mode, và hầu hết họ cũng trả tiền cho nhiều loại hình đi kèm như dữ liệu, nhạc, trò chơi và thông tin.
Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi i-Mode xuất hiện, các đối thủ của DoCoMo cũng đã giới thiệu các dịch vụ dữ liệu tương tự rất giống với mô hình của i-Mode. Sau vài năm, i-Mode và các dịch vụ dữ liệu tương đương của các đối thủ của DoCoMo trở thành một phần thiết yếu trong hạ tầng cấu trúc thương mại và xã hội Nhật.
Thiết bị đầu tiên từ Research In Motion (RIM, bây giờ là BlackBerry) là BlackBerry 850, một máy nhắn tin hai chiều được phát hành vào năm 1999. Đến năm 2002, hai chiếc điện thoại thông minh phổ dụng hơn của BlackBerry được ra mắt, hỗ trợ push e-mail, điện thoại di động, nhắn tin, Internet fax, duyệt web và các dịch vụ thông tin không dây khác. Đây là một ví dụ về thiết bị hội tụ.
Model đầu tiên là BlackBerry 850
Đầu những năm 2000: Symbian, BlackBerry OS, Palm OS và Windows Mobile (sau đó được biết đến như PocketPC 2000) ngày càng trở nên phổ biến. Với khả năng như: gửi email, fax, duyệt web và các tính năng doanh nghiệp khác dần được đặt vào vị trí trung tâm (yếu tố được quan tâm hàng đầu về bảo mật). Từ năm 2000 đến 2006, các nhà sản xuất điện thoại di động năng nổ khám phá hàng chục yếu tố hình thức khác nhau để tận dụng các chức năng mới trên điện thoại di động. Trượt và lật bàn phím, xoay màn hình, điện thoại mang phong cách wafer với màn hình đặt trên, bàn phím thẳng đứng cố định và thậm chí có cả điện thoại với nhiều bàn phím.
Màn hình cảm ứng điện trở bắt đầu manh nha trên điện thoại thông minh và sự phổ biến của bút stylus được xác định. Có hai loại màn hình cảm ứng điện trở:
- Cảm ứng điện trở 5 lớp: đây là lớp cảm ứng sử dụng trên nguyên lý tăng trở kháng của ma trận dây dẫn để cảm nhận được vị trí bấm nhấn trên màn hình. Lớp cảm ứng này chỉ cảm nhận được 1 điểm tại cùng một thời điểm nhấn. Lớp cảm ứng này cần lực nhấn lên trên bề mặt.
- Cảm ứng điện trở 6 lớp: nguyên lý hoạt động giống cảm ứng điện trở 5 lớp, lớp thứ 6 được thêm vào để có thể cảm nhận được thêm 3 vị trí nhấn tại cùng 1 thời điểm. Nói chung, thì cảm ứng điện trở 5 hay 6 đều không mấy “ăn rơ” với người smartphone có ngón tay to sử dụng.
Trong những năm đầu (từ 2000), các nhà sản xuất như Palm, HTC, HP, Research In Motion (nay là BlackBerry), Samsung, Nokia, Motorola và Audiovox tất cả đều chuẩn bị “vũ trang” kỹ lưỡng để cho ra đời hàng chục mẫu smartphone trong 7 năm tới.
Windows Mobile được thiết kế để có giao diện và các tính năng tương tự với các phiên bản máy tính bàn dùng hệ điều hành Windows. Xuất hiện lần đầu với tên hệ điều hành Pocket PC 2000, Windows Mobile đã được nâng cấp vài lần, phiên bản cuối cùng là Windows Mobile 6. Nền tảng này ra đời đã giúp ích rất nhiều cho người dùng doanh nghiệp, cũng như các OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) đã ứng dụng nền tảng này thật tốt trên thiết bị của họ.
Một số thiết bị đáng chú ý nhất của thời đại này, bao gồm: Hewlett-Packard (Compaq) iPAQ từ năm 2000, Motorola Q, HTC Universal, HTC Wallaby, HTC TyTN, i-mate Phone Edition 2003, Samsung SPH-i700, Samsung BlackJack, Audiovox PPC 6600, Motorola MPx200 và một số mẫu Palm Treo.
Kỷ nguyên của Symbian và Palm OS (Garnet OS) chính thức trổi dậy từ đây. Phải nói là dòng điện thoại kế thừa hoàn hảo nhất nền tảng Symbian chính là Nokia N95. Tuy nhiên, các model khác như: N73, E71, E90, 3650, N82,... vẫn là những cái tên sáng giá đối với Symbian và kể cả khi Sony Ericsson P990i không phải do Nokia sản xuất vẫn để lại một dấu ấn lịch sử vẻ vang về hệ điều hành này.
Sony Ericsson P990i
Nền tảng Palm OS cũng rất được quan tâm cùng thời với Symbian và Windows Mobile như thế “kiềng 3 chân.” Các nhà sản xuất: Sony, Samsung, Acer, Gamin, IBM và thậm chí có cả Palm đều tranh thủ mang đến cho người dùng những sản phẩm giá trị nhất từ hệ điều hành.
Tuy nhiên, một trong những chiếc điện thoại thông minh đáng nhớ nhất của thời đại này đến từ công ty có tên là “nguy hiểm” (Danger) - Sidekick, cùng một số model khác như: Hiptop, Mobiflip và Sharp Jump. Hiptop có kiểu dáng thiết kế dạng trượt, trượt màn hình lên để lộ bàn phím QWERTY nằm ngang bên dưới. Máy chạy java-based DangerOS và tập trung chủ yếu vào thông tin liên lạc dựa trên văn bản, giúp việc nhắn tin tức thời hơn, chẳng hạn như AOL Instant Messenger, Yahoo Messenger và MSN Messenger.
Giờ đây các dòng điện thoại thông minh đã bắt đầu được bán rộng rãi trên thị trường chủ yếu nhắm đến thị phần doanh nghiệp, bởi người dùng doanh nghiệp cần một sự kết nối di động ngay trên đường đi. Từ năm 2004 đến 2007, đã có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng điện thoại thông minh và các thiết bị như BlackBerry 8700 và Charm series, Samsung BlackJack, Palm Treos, cũng như Motorola Q đã tìm thấy được tương lai sáng lạng hơn ở phân khúc người tiêu dùng bình thường.
Như vậy, phần mềm cũng dần trở nên thân thiện hơn, các ứng dụng của bên thứ ba và các trò chơi từ từ được phát triển ở các diễn đàn Internet (không có danh mục sản phẩm tập trung). Từ đó, các nhà mạng đã biết cách tung ra các gói cước dịch vụ hấp dẫn cho người dùng.
Sự bùng nổ của đế chế Apple iPhone
Chiếc iPhone đầu tiên ra mắt ngày 29/6/2007. Bên cạnh tính năng của dòng điện thoại thông thường (hoạt động trên bốn băng tần GSM và EDGE), iPhone còn được trang bị màn hình cảm ứng, máy chụp hình, khả năng chơi nhạc và xem phim (tương tự iPod), trình duyệt web,... Phiên bản thứ hai là iPhone 3G ra mắt tháng 7 năm 2008, được trang bị thêm hệ thống định vị toàn cầu (GPS), mạng 3G tốc độ cao (HSDPA).
Apple iPhone 2G
iOS là hệ điều hành trên các thiết bị di động của Apple. Ban đầu hệ điều hành này chỉ được phát triển để chạy trên iPhone (gọi là iPhone OS), nhưng sau đó nó đã được mở rộng để chạy trên các thiết bị của Apple như iPod touch, iPad và Apple TV. Giao diện người dùng của iOS dựa trên cơ sở thao tác bằng tay. Người dùng có thể tương tác với hệ điều hành này thông qua rất nhiều động tác bằng tay trên màn hình cảm ứng từ các thiết bị của Apple.
Sau sự ra mắt của iPhone, một số thiết bị Windows Mobile và BlackBerry khác bắt đầu ra đời nhằm mục đích “dằn mặt” nhà Táo: HTC Touch và Touch Pro (vẫn chạy trên Windows Mobile, nhưng thân thiện hơn rất nhiều). Tương tự, BlackBerry tung Bold 9000 chạy BlackBerry OS - "tất cả cho công việc và hạn chế giải trí." BlackBerry Pearl 8100 và Curve 8300 được tung ra hàng loạt nhằm phục vụ tốt hơn cho thị trường tiêu dùng đại chúng.
BlackBerry Bold 9000
BlackBerry Pearl 8100
Curve 8300
Vào tháng 9/2008, Google đã đáp trả iOS của Apple bằng hệ điều hành di động riêng của mình, với danh xưng Android. Theo đó, HTC là một trong những đối tác đầu tiên của Google để sản xuất smartphone Android và sản phẩm đầu tay của họ là T-Mobile G1 hay được biết đến với tên gọi khác là Magic.
Cũng như đối với flagships (thiết bị hàng đầu) từ các đối thủ cạnh tranh, mỗi năm Apple đều cho ra đời một phiên bản iPhone với cấu hình phần cứng được nâng cấp đáng nể, minh chứng đầu tiên phải kể đến chính là iPhone 3GS. Trong khi đó, các OEM khác cũng không chút nương tay với Windows Mobile hỗ trợ HTC Touch Pro 2, HD2, Samsung Omnia II. Còn bên Android thì có: HTC Hero, Motorola CLIQ, DROID và các mẫu Samsung Galaxy đến năm 2009.
Trong năm 2009, thì điểm đáng chú ý không riêng ở phần cứng mà có cả phần mềm. Tại Triển lãm công nghệ tiêu dùng 2009, Palm tổ chức sự kiện lớn, tiết lộ hệ điều hành WebOS hoàn toàn mới và thiết bị mới song hành - Palm Pre. Palm dường như đã trở lại cuộc đua với iPhone cùng Jon Rubenstein - cựu kỹ sư của Apple, người từng tham gia tạo ra chiếc iPod đầu tiên trong vai trò người cầm lái. WebOS có tất cả: giao diện người dùng bóng bẩy, điều hướng cảm ứng thân thiện, hỗ trợ đa tác vụ, hệ thống ứng dụng, tính năng nhắn tin độc đáo, và thậm chí hỗ trợ cả iTunes.
T-Mobile G1
Tại thời điểm đó, không smartphone nào cạnh tranh được với iPhone bởi Apple có kho ứng dụng khổng lồ, giải trí đa phương tiện, thiết kế tuyệt đẹp. Android khó tạo được mối đe dọa với chỉ một điện thoại duy nhất, chiếc G1 thô kệch và chỉ có mặt tại Mỹ. Palm Pre dĩ nhiên có vẻ ngoài đẹp mắt hơn. Với màn hình cảm ứng và bàn phím QWERTY, nó chính là điểm giữa của iPhone và BlackBerry. Cụm từ “kẻ hủy diệt iPhone” được lan truyền rất nhiều khi Pre ra mắt.
Cũng vào thời điểm đó, có bảy hệ điều hành di động lớn: Symbian, BlackBerry OS, Palm OS, Windows Mobile, webOS, iOS và Android. Trong vài năm tới, mặc dù, nửa vời nỗ lực của RIM nhằm thu hút người tiêu dùng và không có khả năng sáng tạo đã gửi công ty trên một vòng xoáy đi xuống nhanh chóng, mà hãng vẫn đang cố gắng hết sức để phục hồi. Palm cũng đã gặp “nghịch cảnh” lớn trong thị trường điện thoại thông minh và cuối cùng đã bị HP mua lại vào tháng 4/2010. Về phần Microsoft đã chuyển sự chú ý của mình từ Windows Mobile sang nền tảng Windows Phone 7 tươi sáng hơn.
Đến năm 2012, Symbian đã hoàn toàn biến mất và Palm OS, Windows Mobile cũng có cái kết tương tự. Nhưng được thay thế bởi webOS và Windows Phone tương ứng. Thị phần BlackBerry giảm đáng kể, chỉ còn Android và iOS tranh nhau thống trị. Không thể phủ nhận một điều, Android và iOS chính là nguồn cơ cho sự “tuyệt chủng” của các nền tảng khác.
Kể từ đó, smartphone có bàn phím vật lý nhanh chóng bị người dùng “xa lánh” và cũng không lâu sau hễ nhắc đến smartphone thì người ta sẽ nghĩ đến một màn hình cảm ứng kiêm luôn bàn phím ảo chứ không có sự xuất hiện nào của bàn phím Qwerty. Nhưng cái tên như: HTC Hero, HTC DROID Incredible, HTC EVO 4G, Motorola DROID X và Google Nexus One ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Hiện tại và tương lai
Hiện nay, khi nhắc đến smartphone thì bạn không chỉ có 2 đến 3 sự lựa chọn, mà phải nói là nhiều không kể xiết, từ những thương hiệu danh tiếng gần xa cho đến những hãng sản xuất mới nổi đều có thể mang đến cho bạn một chiếc điện thoại thông minh với độ hoàn thiện rất cao. Không những thế, xu hướng màn hình smartphone ngày nay đang ở trạng thái “sẵn sàng tác chiến” với chất lượng hiển thị 2K hay với tên gọi đúng nghĩa là Quad HD (1440 x 2560 pixels) sẽ khiến bạn vô cùng ngạc nhiên về khả năng hiển thị của nó.
Bạn kỳ vọng smartphone tương lai sẽ có thiết kế như thế nào?
Dĩ nhiên, không chỉ riêng màn hình được nâng cấp mà camera, âm thanh, dung lượng pin cũng rủ nhau “lên đời” với những công nghệ mới: UltraPixel, PureView, camera lấy nét bằng laser, Beats Audio, BoomSound,... Ngoài ra, smartphone không còn đơn độc như xưa mà đã có thể đồng bộ với các thiết bị phụ trợ khác như: smartwatch (đồng hồ thông minh), Wearable (vòng đeo tay thông minh), Google Glass (kính thông minh),...
Ngoài khả năng “đao thương bất nhập” của LG G Flex và màn hình cong “bá đạo” trên Galaxy Round, thì nhiều khả năng trong thời gian tới Samsung sẽ khiến giới công nghệ sửng sốt trước màn hình 3 chiều độc đáo từ Galaxy Note 4. Vậy không biết, mẫu smartphone theo tiêu chuẩn hiện tại của bạn cần đáp ứng những công nghệ như thế nào, mới đủ sức phục vụ tốt cho nhu cầu sử dụng hàng ngày?
thegioididong (tổng hợp)
Không hài lòng bài viếtTừ khóa » Sự Hình Thành Smartphone
-
Chiếc điện Thoại Di động đầu Tiên Trên Thế Giới - MediaMart
-
Điện Thoại Thông Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Smartphone Có Từ Khi Nào?
-
Lịch Sử Phát Triển Của Smartphone - Phần Mềm Quản Lý Công Việc
-
Lịch Sử Ra đời Của Smartphone - VnExpress Số Hóa
-
Lịch Sử Phát Triển Của điện Thoại Di động - Viblo
-
Hành Trình Về Sự Phát Triển Của điện Thoại Thông Minh
-
Smartphone Có Từ Khi Nào? - Báo điện Tử VnMedia
-
Quá Trình “tiến Hóa” Của Smartphone - Genk
-
Khám Phá Lịch Sử Ra đời Và Phát Triển Của Những Chiếc Smartphone
-
Lịch Sử Tiến Hóa Của Smartphone - Lgg3-dongiantaodangcap
-
Sự Ra đời Của Smartphone Màn Hình Lớn Và 'cú Hích' Từ Samsung
-
Chặng đường Lịch Sử để Có Những Chiếc Smartphone Ngày Nay
-
Tìm Hiểu Về Tỉ Lệ Màn Hình Trên Smartphone Và Sự Phát Triển Theo Thời ...