Sự Phát Triển Của Song Thai Theo Tuần Và Tháng - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
So với việc mang thai đơn, khi mang song thai, tử cung của mẹ sẽ chật chội hơn và chịu áp lực không nhỏ, tất cả mệt mỏi dường như gấp đôi. Cùng Huggies dõi theo sự phát triển của song thai theo từng tuần và tháng trong bụng mẹ ra sao nhé!
Tham khảo: Mang thai đôi
Mẹ bầu đang mang song thai cùng trứng hay khác trứng?
Ngay từ khi thụ thai, các cặp song sinh được hình thành theo một trong hai cách sau: thai đôi cùng trứng hoặc thai đôi khác trứng. Trường hợp thai đôi cùng trứng xảy ra khi một trứng được thụ tinh bằng một tinh trùng, sau đó trứng đã thụ tinh này được tách ra thành hai phôi thai, hình thành nên một cặp sinh đôi giống hệt nhau. Trong trường hợp thai đôi khác trứng, hai trứng của người mẹ được rụng vào buồng trứng và được thụ tinh bởi hai tinh trùng riêng biệt, hình thành nên một cặp song sinh không giống nhau.
Các cặp song sinh cùng trứng sẽ có cùng chung cấu trúc gen di truyền và sẽ luôn luôn cùng giới tính, trong khi các cặp song sinh không cùng trứng có thể có bề ngoài khác nhau và giới tính cũng có thể khác nhau. Một điều thú vị là các cặp song sinh cùng trứng dù có nhiều điểm chung nhưng những đặc điểm này có thể khác với các anh chị em ruột còn lại.
Tham khảo: Song thai khác trứng và Song thai cùng trứng
Mẹ thường không thể xác định được loại song thai trong những tháng đầu của thai kỳ, ngay cả siêu âm cũng không hoàn toàn chính xác. Nhiều mẹ thậm chí không biết được con mình là sinh đôi dạng nào cho đến khi xét nghiệm nhau thai của các bé sau khi đã sinh.
Tuy nhiên thì loại sinh đôi không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của cả ba mẹ con vì mỗi thai nhi đều lớn lên trong túi nước ối khác biệt, do đó chúng được bao bọc bởi nước ối riêng cũng như có dây rốn riêng của mình. Khác biệt lớn nhất chỉ là song sinh không cùng trứng có hai nhau thai riêng biệt vì chúng được hình thành từ hai trứng riêng biệt.
Tham khảo: Làm sao để sinh đôi
Măc dù hầu hết những người mang thai sinh đôi đều có những các biểu hiện tương tự nhau, nhưng điều quan trọng phải nhớ rằng mỗi bà mẹ và mỗi lần mang thai sinh đôi của họ là độc nhất, không giống với bất cứ một ai. Di truyền, môi trường, kích cỡ và các tiền sử về bệnh phụ khoa trước đó đóng vai trò một phần nào.
Nhận biết thai sinh đôi như thế nào?
Một trong những khác biệt rõ ràng nhất về mang thai sinh đôi là bụng của mẹ sẽ lớn hơn rất nhiều so với mang thai đơn. Dạ con của mẹ sẽ được mở rộng gấp nhiều lần so với kích thước ban đầu để có thể “chứa” hai em bé cùng lớn trong đó.
Mặc dù thời gian mang thai trung bình là từ 38-42 tuần, nhưng khi mang thai đôi, các em bé của mẹ có thể ra đời sớm hơn. Sự chật chội trong bụng mẹ là nguyên nhân làm cho hai em bé không thể lớn thêm nữa nên bé sẽ “đòi” ra sớm. Điều này cũng đồng thời làm tăng nguy cơ biến chứng cho các mẹ đang mang thai sinh đôi nói riêng hay đa thai nói chung. Rủi ro này gia tăng theo từng tuần của thai kỳ.
Tham khảo: Dấu hiệu mang thai đôi
Mẹ bầu cảm thấy không thoải mái khi mang song thai
Khi mang thai sinh đôi, cơ thể mẹ sẽ có một số thay đổi rất rõ rệt, có vẻ như các dấu hiệu cũng được nhân lên gấp đôi. Đây là một trong các lý do tại sao các mẹ mang thai sinh đôi thường nặng nề, khó chịu và dễ mệt mỏi hơn những mẹ mang thai đơn.
Với mang thai đơn thì dạ con có xu hướng tăng đều đặn và ổn định. Nhưng với thai sinh đôi, mỗi tuần qua đi thì độ lớn của bụng mẹ cũng tăng theo cấp số nhân. Trọng lượng của mẹ bầu tăng lên là dấu hiệu tốt của quá trình phát triển thai nhi. Trọng lượng tăng lên đó bao gồm không chỉ cân nặng của thai đôi mà còn là sự tăng về trong lượng của ngực mẹ, lượng máu trong cơ thể, trọng lượng của nhau thai và nước ối.
Mang thai sinh đôi 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu hay 13 tuần đầu tiên của thai kỳ, các triệu chứng đầu tiên của việc mang thai sẽ xuất hiện. Buồn nôn là cảm giác thông thường của mang thai song sinh do mức độ gia tăng của nội tiết tố hCG (Human Chorionic Gonadotrophin hormone).
Nếu mẹ mang thai song sinh, tử cung được nâng lên ra khỏi khung xương chậu sớm hơn, nên đến tuần thứ 5-6 thì dấu hiệu mang thai đã rõ ràng hơn. Thai song sinh thường được nhìn thấy vào khoảng tuần thứ 6 khi siêu âm.
Tham khảo: Mang thai 3 tháng đầu
Các biểu hiện của thai sinh đôi trong 3 tháng đầu
- Tử cung rộng ra, lớn lên hàng ngày.
- Tăng cân
- Buồn nôn và nôn ngày càng nhiều hơn
- Khó thở
- Đi tiểu nhiều lần
- Mệt mỏi.
- Nhanh đói, thèm ăn và đặc biệt là nhạy cảm với mùi vị.
Mang thai sinh đôi 3 tháng giữa
Ba tháng thứ hai của thai kỳ hay còn gọi là 3 tháng giữa kéo dài từ tuần 14 đến tuần thứ 27. Đây là thời kỳ thoải mái nhất trong 3 kỳ mang thai. Hiện tượng buồn nôn, mệt mỏi dần biến mất, và kích thước của tử cung tăng lên. Việc di chuyển vẫn dễ dàng, đi bộ và ngồi chưa trở nên khó khăn. Đây có lẽ là những tuần mà các mẹ bầu mang thai song sinh có những cảm giác mới về thể chất và tinh thần, cảm thấy thích thú với việc mang thai của mình. Nhiều mẹ thấy vui mừng vì sự phát triển của thai song sinh. Sự bất ngờ ban đầu, sự hoài nghi đã trôi qua và các mẹ bầu trở nên quen dần với việc mang thai song sinh. Trong thời gian này, nhiều mẹ bầu nói rằng họ có nhiều tình cảm hơn với thai song sinh của họ. So với 3 tháng đầu, sự sợ hãi đã dần tan biến và nỗi lo sợ sẩy thai cũng biến mất. Rất nhiều mẹ mẹ 3 tháng đầu không nghĩ mình mang thai song sinh cho đến 3 tháng thứ hai của thai kỳ, họ mới thực sự tin tưởng vào điều đó. Siêu âm có thể thấy được hai em bé trên màn hình. Sự chuyển động của thai được cảm nhận và nhìn thấy thường xuyên hơn.
Tham khảo: Tam cá nguyệt thứ 2
Mang thai sinh đôi 3 tháng cuối
28 tuần là mấy tháng? Ba tháng cuối kéo dài từ tuần 28 đến tuần 40 của thai kỳ. Đây là thời điểm rõ ràng nhất để mẹ bầu cảm nhận về hai bé song sinh. Kích thước của tử cung tăng tương ứng với số tuần tuổi thai. Không như các mẹ bầu mang thai đơn, kiểu dáng bụng của các mẹ bầu mang thai song sinh không giống nhau. Một số phình ra phía trước, một số thì bè rộng hai bên bụng. Thai song sinh có xu hướng chiếm trọn ổ bụng của người mẹ vì vậy hầu hết các mẹ bầu cần thay đổi dáng đi cho phù hợp để cơ thể được cân bằng.
Những chuyển động của thai song sinh trong những tháng này trở nên mạnh hơn, đặc biệt vào những tuần cuối, khi cơ bụng mẹ bầu mỏng ra và có thể nhận thấy được sự di chuyển của hai bé. Với những mẹ bầu thấp bé thì điều này được nhìn thấy rõ hơn sưng, phù nề, mệt mỏi, kiệt sức và cảm thấy sức khỏe yếu là những triệu chứng phổ biến cho các mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đó là lý do tại sao các mẹ bầu cần nghỉ ngơi khi thấy cần thiết.
Tham khảo: Mang thai 3 tháng cuối
Các biến chứng có thể xảy ra khi mang thai sinh đôi
- Nguy cơ sẩy thai nhiều hơn trong 3 tháng đầu
- Trong quá trình mang thai có nguy cơ xảy ra các biến chứng như tiền sản giật, tiểu đường và tăng huyết áp.
- Nguy cơ sinh mổ cao hơn.
- Sinh thiếu tháng và các biến chứng xảy ra với thai song sinh.
Nếu mẹ còn ngàn câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp. Hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies® nào!
Từ khóa » Hình ảnh Siêu âm Thai đôi 5 Tuần Tuổi
-
Hình ảnh Siêu âm Thai đôi Qua Những Tuần Quan Trọng - MarryBaby
-
Mang Thai đôi 6 Tuần Tuổi Siêu âm Sẽ Thế Nào? | Vinmec
-
Khám Thai 5 Tuần Tuổi: 7 Kiến Thức Hữu ích Mẹ Bầu Nên Biết
-
Những Thông Tin Mẹ Bầu Cần Nắm Rõ Về Siêu âm Song Thai
-
Siêu âm 5 Tuần Chưa Có Tim Thai Liệu Bé Có đang Khỏe Mạnh | Medlatec
-
Tham Khảo 5 điều Về Siêu âm Thai 6 Tuần | Medlatec
-
Siêu âm Chẩn đoán Thai Sớm - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
-
Hình ảnh Siêu âm Thai đôi 5 Tuần Tuổi - Hàng Hiệu
-
Các Mốc Siêu âm Thai, Chi Phí, Biết được Trai Hay Gái
-
14 Dấu Hiệu Mang Thai đôi (song Thai) Sớm Nhất Mà Bà Bầu Nên Biết
-
Sự Phát Triển Của Song Thai Theo Tuần
-
Siêu âm Trong Phụ Khoa Và Sản Khoa: Siêu âm đánh Giá Song Thai
-
TUẦN THAI THỨ 5: GIAI ĐOẠN QUAN TRỌNG BẮT ĐẦU HÌNH ...