Sự Phát Triển Của Thai 18 Tuần Và Những Thay đổi Trên Cơ Thể Thai Phụ
Có thể bạn quan tâm
1. Quá trình phát triển của thai 18 tuần tuổi
Bước qua những tuần đầu của tam cá nguyệt thứ hai, sự phát triển của thai nhi ngày một rõ rệt với nhiều bộ phận trên cơ thể được hình thành rõ nét hơn. Thông qua hình ảnh siêu âm, mẹ bầu có thể nhận thấy tai của thai nhi đã có biểu hiện lồi ra. Điều này cũng đồng nghĩa với việc em bé của bạn đã bắt đầu có thể nghe thấy những âm thanh bên ngoài. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa đã bắt đầu hoạt động, lớp vỏ bảo vệ myelin của dây thần kinh cũng dần hình thành.
Vấn đề sức khỏe của mẹ và thai 18 tuần tuổi
Khi thai 18 tuần tuổi, ba mẹ đã có thể xác định được giới tính của con bằng hình thức siêu âm. Ngoài ra, một số thai nhi đã bắt đầu có những chuyển động như đạp chân, xoay người, lật người, duỗi người. Do đó, một vài mẹ bầu đã bắt đầu cảm nhận được cảm giác thai máy từ giai đoạn này. Bên cạnh đó, bàn tay và ngón tay của thai nhi cũng phát triển rõ và bắt đầu có những cử động như nắm, miết chặt vào nhau.
Vậy ở thời điểm này, thai nhi đã đạt được kích thước và cân nặng khoảng bao nhiêu? Thực tế, tùy vào mức độ phát triển của mỗi thai nhi mà chỉ số kích thước và cân nặng sẽ khác nhau. Nhìn chung, ở tuần thai thứ 18, thai nhi thường đạt được trọng lượng trung bình khoảng 190g và chiều dài đầu mông khoảng 140mm. Đồng thời, các chỉ số này sẽ thay đổi theo từng ngày nên nếu kết quả siêu âm của thai nhi có sự chênh lệch nhỏ thì ba mẹ vẫn có thể yên tâm theo dõi thêm.
Hình ảnh thai nhi khi được 18 tuần tuổi
2. Những thay đổi trên cơ thể mẹ bầu khi thai 18 tuần
Theo bác sĩ, bước qua tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể mẹ bầu đã thích ứng tốt hơn với sự xuất hiện của bào thai và đây cũng là thời kỳ có thể xem là dễ chịu nhất đối với thai phụ. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa giai đoạn này mẹ bầu sẽ không gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác. Bởi lẽ, song song với sự phát triển của thai nhi, cơ thể mẹ bầu cũng có nhiều biểu hiện khác khi thai 18 tuần tuổi, chẳng hạn như:
2.1. Đau lưng - nhức mỏi
Khoảng từ tháng 4 trở đi, một số mẹ bầu đã giảm bớt hoặc mất hoàn toàn cảm giác ốm nghén. Tuy nhiên, bắt đầu từ thời điểm này thai phụ có thể gặp phải tình trạng đau lưng, nhức mỏi với tần suất ngày một nhiều hơn khi thai ngày một lớn hơn. Bởi nhẽ, sự tăng dần về cân nặng và kích thước thai nhi cũng như sự lớn dần của tử cung của mẹ bầu sẽ gây áp lực cho cột sống. Để giảm bớt triệu chứng nhức mỏi, đau lưng, thai phụ có thể thư giãn bằng cách ngâm người vào nước ấm.
Mẹ bầu thường xuyên bị đau lưng nhức mỏi
2.2. Đầy hơi - ợ nóng
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ gia tăng sự bài tiết Progesterone, tuy nhiên hormone này lại có khả năng giúp các cơ thư giãn. Điều này sẽ gây cản trở khả năng tiêu hóa thức ăn và dẫn đến đầy hơi. Do đó, trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu thường khó tránh khỏi tình trạng ợ nóng, đầy hơi. Để giảm bớt triệu chứng này, thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn đồ cay. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên chia các bữa chính thành nhiều bữa ăn nhỏ kết hợp ăn chậm, nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng và tránh nằm ngay sau khi ăn.
2.3. Phù nề chân
Mặc dù, phần lớn thai phụ gặp tình trạng phù nề chân vào những tháng cuối của thai kỳ nhưng một số mẹ bầu đã có triệu chứng này ngay từ khi thai 18 tuần tuổi. Hiện tượng phù nề chân được lý giải vì cơ thể thai phụ cần tích trữ một lượng lớn chất lỏng và máu để nuôi dưỡng bào thai. Do đó, hầu hết tất cả mẹ bầu đều gặp phải tình trạng phù chân và mắt cá chân. Để giảm bớt biểu hiện này, thai phụ không nên ngồi một chỗ hoặc đứng liên tục trong thời gian dài.
2.4. Chuột rút
Tình trạng chuột rút khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu hoặc thậm chí gây đau đớn, nhất là khi đang ngủ. Điều này cũng gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giấc ngủ của mẹ bầu vì vốn dĩ thai phụ thường khó ngủ về đêm do cảm giác buồn tiểu nhiều lần. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên thực hiện một vài động tác duỗi chân trước khi ngủ hoặc kê cao chân lúc ngủ.
Mẹ bầu thường gặp tình trạng bị chuột rút khi ngủ
3. Những lời khuyên dành cho mẹ bầu khi thai 18 tuần
Mang thai - được làm mẹ là mong ước của biết bao phụ nữ, đặc biệt với đứa con đầu, ba mẹ thường có ít kinh nghiệm và gặp nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh niềm hạnh phúc khi có sự xuất hiện của một sinh linh bé nhỏ, mẹ bầu có thể gặp một số vấn đề sức khỏe không mong muốn khác. Để hạn chế nguy cơ mắc phải những yếu tố tiềm ẩn không may, mẹ bầu nên chủ động chăm sóc và theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Ở tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi đã phát triển mạnh và là thời điểm thích hợp để mẹ bầu thực hiện một số xét nghiệm nhằm tầm soát một số nguy cơ ngoài mong muốn. Do đó, khi thai 18 tuần tuổi, bác sĩ thường khuyên mẹ bầu lưu ý một số vấn đề như:
-
Tiến hành siêu âm 4D nhằm kiểm tra nguy cơ dị tật thai nhi toàn diện, tuy nhiên hình thức xét nghiệm siêu âm thường chỉ đạt mức độ chính xác khoảng 85 - 90%.
-
Xét nghiệm tiểu đường nhằm tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ. Tình trạng tiểu đường khi mang thai không chỉ gây biến chứng nguy hiểm cho thai phụ mà còn tác động đến sự phát triển của thai nhi.
Theo dõi và kiểm soát cân nặng của mẹ bầu
-
Theo dõi và kiểm soát cân nặng của thai phụ nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc thiếu hoặc tăng cân quá mức cũng gây ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của thai nhi cũng như gia tăng những vấn đề sức khỏe không mong muốn ở thai phụ.
-
Mẹ bầu (nhất là những phụ nữ từng có tiền sử sảy thai, sinh non hoặc mang đa thai) nên chủ động tìm hiểu những dấu hiệu như động thai, dọa sảy, dọa sinh sớm,… Việc hiểu rõ những triệu chứng của các vấn đề sức khỏe này có thể giúp mẹ bầu phòng tránh hoặc phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường để kịp thời thăm khám và điều trị.
Ngoài những vấn đề trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý một số sinh hoạt hằng ngày nhằm hạn chế làm gia tăng các cơn đau nhức, mệt mỏi khi thai nhi ngày càng phát triển, kích thước bụng lớn. Theo bác sĩ, thai phụ cần chú trọng một số vấn đề như chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất (tăng cường những thực phẩm giàu phốt pho, canxi), không ngồi bắt chéo chân, không mang giày dép cao gót hoặc quá chật, không vận động mạnh hoặc di chuyển quá nhanh,...
Mặt khác, việc tìm hiểu và lựa chọn những bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm cho mẹ và bé cũng rất cần thiết. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 26 năm kinh nghiệm là địa chỉ y tế tin cậy được hàng nghìn mẹ bầu lựa chọn thăm khám trong suốt hành trình mang thai. Quý khách có thể đặt lịch khám trước bằng cách gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ tận tình.
Với bài viết trên đây, hy vọng các mẹ bầu dễ dàng nắm bắt được những thay đổi trên cơ thể mình và sự phát triển của thai 18 tuần tuổi. Ngoài ra, những thông tin hữu ích do bác sĩ chia sẻ cũng giúp các thai phụ dễ dàng khắc phục những vấn đề sức khỏe không mong muốn khi mang thai.
Từ khóa » Xét Nghiệm Tuần 18
-
Mốc Khám Thai 18 Tuần Tuổi Cho Mẹ Biết Những điều Gì
-
Thai 18 Tuần Có Thể Làm Xét Nghiệm Triple Test được Không? | Vinmec
-
Siêu âm 18 Tuần Phát Hiện Dị Tật Gì Cho Thai Nhi? - Nipt Gentis
-
Từ A đến Z Các Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Trong Suốt Thai Kỳ
-
Mang Thai Tuần 18: Những điều Cần Biết Khi Khám Thai Lần 3 - YouMed
-
Thai Nhi 18 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
-
Nên Làm Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Tuần Thứ Mấy để Chính Xác Nhất
-
Triple Test Là Gì Và Xét Nghiệm Triple Test Có Cần Nhịn ăn?
-
Siêu âm Thai 18 Tuần Có Thể Phát Hiện Các Loại Dị Tật Thai Nhi Nào?
-
Các Mốc Siêu âm Thai Nhi Quan Trọng Mẹ Bầu Nên Nhớ | Medlatec
-
Lịch Khám Thai định Kỳ Và Các Xét Nghiệm Từ Mang Thai đến Khi Sinh ...
-
3 Thời điểm Siêu âm Thai để Phát Hiện Dị Tật Thai Nhi
-
5 Xét Nghiệm Quan Trọng Trong Thời Kỳ Mang Thai - Manulife
-
Các Loại Xét Nghiệm Dị Tật Thai Nhi Phổ Biến, Nên Chọn Loại Nào?