Sự Phát Triển Của Thai 37 Tuần Và Những điều Mẹ Cần Làm

Đặt lịch khám chữa bệnh

Quý khách sử dụng dịch vụ Đặt hẹn trực tuyến, xin vui lòng đặt trước ít nhất là 24 giờ trước khi đến khám.

Gửi yêu cầu
  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. Sản - Phụ khoa
Sự phát triển của thai 37 tuần và những điều mẹ cần làm ở giai đoạn này

Bạch Dương

09-12-2020

goole news Thay đổi font chữ 16

Thai 37 tuần là khoảng thời gian đặc biệt ý nghĩa vì chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là mẹ sẽ đón nhận sự chào đời của bé. Mặc dù không có đặc điểm gì bất thường tuy nhiên ở thời điểm này sự chuyển dạ có thể diễn ra bất cứ khi nào. Vì thế mẹ bầu cần đặc biệt chú ý và theo dõi những sự thay đổi của thai nhi giai đoạn này.

  • Mang thai đôi 37 tuần, mẹ bầu vượt cạn an toàn bằng sinh mổ

  • Sinh mổ lần 3 ở tuần 37 có phải là sinh non không?

  • 10 dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 mẹ bầu cần nắm rõ

  • Hiện tượng rỉ ối tuần 38 - mẹ bầu cần lưu ý đến những dấu hiệu nào?

Nội dung chính
  • Sự phát triển của thai nhi 37 tuần
  • Cơ thể mẹ bầu tuần 37 thay đổi như thế nào?
  • Những dấu hiệu thường gặp ở bà bầu mang thai tuần 37
  • Lời khuyên cho mẹ bầu trong tuần thai kỳ thứ 37

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần

Thai 37 tuần phát triển như thế nào là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu. Thời điểm này ngày chuyển dạ của mẹ đang đến gần, theo dự kiến thì sẽ chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là thai nhi sẽ chào đời. Tuy vậy mẹ bầu cần lưu ý, em bé hoàn toàn có thể sinh ra vào bất kỳ ngày nào ở thời điểm này. 

Trường hợp mẹ bầu dự định sinh mổ thì bác sĩ sẽ không thực hiện ca mổ lấy thai ở trước tuần thú 39. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường, bắt buộc phải can thiệp y tế thì các bác sĩ mới chỉ định thực hiện. 

Thai 37 tuần nặng bao nhiêu?

Trả lời cho câu hỏi thai 37 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn, các bác sĩ khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông cho biết vớ trọng lượng khoảng 2800g, chiều dài là 48.3cm, em bé ở thời điểm này sẽ tương đương với 1 quả bóng bowling nhỏ hoặc 1 quả dưa gang.

Em bé 37 tuần tuổi sẽ tiếp tục hoàn thiện chức năng của phổi để chuẩn bị chào đời

Em bé 37 tuần tuổi sẽ tiếp tục hoàn thiện chức năng của phổi để chuẩn bị chào đời

Thời gian này phổi của bé dù đã phát triển nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh và còn cần thêm thời gian trong khoảng 2 tuần sắp tới trưởng thành. Chính vì vậy dù đã gần đến ngày sinh nhưng các bác sĩ vẫn không chỉ định mổ khi chưa đạt đến tuần thứ 39 của thai kỳ. 

Luyện tập

Thời điểm thai 37 tuần vẫn còn khá sớm để mẹ chuyển dạ và sinh bé. Lý do là bởi từ tuần 37 cho tới 39, em bé sẽ luyện tập đường hô hấp bằng cách hít vào và thở ra trong nước ối. Thời điểm này bé cũng có thể chớp mắt hay mở mắt, xoay người từ bên này sang bên kia. 

Cầm nắm

Em bé 37 tuần đã có ngón tay phát triển hơn, bé có thể cầm nắm vào bộ phận nhỏ trên cơ thể mình như ngón chân hay mũi. 

Mút tay

Thời điểm này bé có thể sẽ mút ngón tay cái nhiều để “tập dượt” trong việc bú sữa sau khi được sinh ra. 

Đạp nhiều hơn

Thời điểm 37 tuần tuổi thai nhi có thể thực hiện nhiều cú đạp hoặc đá vào bụng mẹ. Lý do là bởi em bé đã nằm chật kín trong bụng mẹ nên khó có thể cựa quậy hoặc nhào lộn nhiều được nữa. Khi mẹ bầu cảm thấy yên ắng và không có các cú đạp của bé thì cần phải liên hệ nhanh chóng với bác sĩ khoa sản để được kiểm tra. 

Cơ thể mẹ bầu tuần 37 thay đổi như thế nào?

Thai 37 tuần là mấy tháng, khi mang thai tới tuần thứ 37 có nghĩa là mẹ bầu đã ở tháng thứ 9 và chỉ còn khoảng 3 tuần nữa là đến ngày vượt cạn. Thời gian này cơ thể của người mẹ sẽ có nhiều sự thay đổi. 

Bác sĩ Khoa Sản của Bệnh viện Đa khoa Phương Đông khuyến cáo mẹ bầu cần biết cách nhận biết và phân biệt các dấu hiệu và sự thay đổi của cơ thể với triệu chứng chuyển dạ để có phương án xử trí sớm và kịp thời. Theo đó từ tuần 37 trở đi, mẹ bầu cảm thấy hiện tượng hơi thở ngắn biến mất do phổi có nhiều chỗ để hoạt động hơn. 

Rạn da là dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu mang thai 37 tuần

Rạn da là dấu hiệu thường gặp ở mẹ bầu mang thai 37 tuần

  • Áp lực lên ổ bụng: Thời điểm thai 37 tuần, đầu của bé có thể di chuyển lại gần vùng xương chậu của mẹ. Vì thế chúng có thể tạo ra áp lực lên ổ bụng của mẹ bầu và gây ra những cơn đau nhức. Mẹ bầu có thể cảm thấy buồn đi tiểu nhiều hơn so với những tuần trước đó. 
  • Khó ngủ: Những tuần cuối thai kỳ nhiều mẹ bầu bị mất ngủ do thai lớn gây chèn ép. Ngoài ra tình trạng đi tiểu thường xuyên cũng là một trong những nguyên nhân gây thức giấc và mất ngủ ở các mẹ giai đoạn này. 

Lời khuyên cho mẹ bầu trong tuần thai kỳ thứ 37

Thai kỳ tuần thứ 37 mẹ bầu băn khoăn với rất nhiều những câu hỏi như: Thai 37 tuần nước ối bao nhiêu là đủ, thai 37 tuần 4 ngày nặng bao nhiêu,... Lời khuyên dành cho mẹ bầu là hãy trang bị các kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ để có thể nhận biết và xử trí sớm.

Dấu hiệu chuyển dạ mẹ bầu cần biết

Các dấu hiệu chuyển dạ thời điểm này được chia làm 2 loại bao gồm: Dấu hiệu chuyển dạ thời gian gần và dấu hiệu thời gian 24 giờ cần vào viện gấp. Mẹ bầu có thể chuyển dạ sớm nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Ra máu hoặc bong nút nhầy: Mẹ bầu có thể nhận thấy một chất nhờn đặc chảy ra ở vùng kín. Chúng có thể từng chút một hoặc tạo thành cục lớn. Đây chính là nút nhầy bảo vệ cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Khi cổ tử cung giãn, nút nhầy này sẽ được tiết ra để nhường chỗ cho sự chào đời của bé. 
  • Hiện tượng tiêu chảy: Mang thai 37 tuần nếu thấy hiện tượng bị tiêu chảy thì mẹ bầu cần phải hết sức lưu ý. Nguyên nhân là do các hormone thay đổi để chuẩn bị cho việc sinh nở sẽ kích thích đường ruột dẫn tới tình trạng tiêu chảy. 

Bên cạnh đó chị em cần phải lưu ý một số hiện tượng sắp chuyển dạ và cần phải tới viện ngay như sau:

  • Vỡ ối: Nước ối rỉ và chảy ra nhỏ giọt hay vỡ nước là dấu hiệu cảnh báo cần đưa mẹ bầu tới viện ngay. Hầu hết các mẹ bầu sẽ chuyển dạ trong khoảng thời gian 12 giờ sau khi vỡ ối. 
  • Các cơn co thắt thường xuyên hơn: Mang thai 37 tuần bị đau bụng dưới và các cơn co thắt lặp lại ngày càng thường xuyên thì có thể là dấu hiệu chuyển dạ.
  • Đau lưng: Mang thai 37 tuần bị đau lưng liên tục, tình trạng nghiêm trọng hơn các cơn đau bạn từng gặp phải trong thai kỳ thì rất có thể chị em đang chuyển dạ. 

Trường hợp mẹ bầu đã vỡ ối nên nhanh chóng nhập viện để được các bác sĩ theo dõi và đề phòng tình trạng nhiễm trùng ối. Khi các cơn co thắt xuất hiện nhưng chưa vỡ ối thì mẹ bầu vẫn nên nhập viện để theo dõi. 

Từ khóa » Hình ảnh Bé 37 Tuần Tuổi