Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 11 - Procare
Có thể bạn quan tâm
Em bé trong tuần thứ 11 của thai kỳ
- Da của bé vẫn còn mờ vào thời điểm này. Nhưng nằm dưới lớp biểu bì mỏng manh, các xương của em bé đang bắt đầu cứng hơn.
- Tai của em bé đã di chuyển gần hơn đến đích cuối cùng của chúng ở hai bên đầu.
- Em bé của bạn trông thật giống miếng sushi? Lúc này kích thước của em bé khoảng chừng một miếng sushi cá ngừ, dài khoảng 2,5 inch.
- Một cái đầu thật lớn! Đầu của em bé chiếm khoảng một nửa chiều dài cơ thể của mình.
Ngón chân và ngón tay của em bé
Để tăng lên kích thước khoảng hơn hai inch và cân nặng khoảng 9,5 gram, em bé của bạn đã khá bận rộn trong tuần này. Trong khi bạn vẫn chưa thể biết giới tính của em bé thì tinh hoàn đang được phát triển nếu đó là một bé trai và buồng trứng nếu đó là một bé gái. Và trong tuần 11 của thai kỳ, em bé rất ra dáng rồi: Bàn tay và bàn chân đã có ngón (tạm biệt với những bàn tay, chân có màng giống ếch), mầm móng tay đã bắt đầu phát triển, tai gần như đạt được hình dạng cuối cùng của chúng, mũi còn hơi hở trên chóp, lưỡi và vòm miệng trong miệng và núm vú có thể nhìn thấy.
Đầu em bé chiếm phần còn lại của cơ thể (đừng lo lắng – tất cả các thai nhi đều có kích thước đầu lớn so với cơ thể) và các nang tóc được hình thành trên đó. Đồng thời, cơ thể của bé đang duỗi thẳng và thân được kéo dài (nghe giống như một tư thế yoga, phải không?). Dù không cảm nhận thấy nhưng bạn có thể hình dung các tư thế khác của em bé của bạn lúc này: duỗi dài, nhào lộn và lăn về phía trước.
Cơ thể bạn ở tuần thứ 11
Bạn có thể cảm thấy đói hơn một chút vào những ngày này – và điều đó là tốt: đó là triệu chứng ốm nghén đã được giảm bớt và sự thèm ăn của bạn đang chuẩn bị để giúp bạn nuôi dưỡng cơ thể của bạn và con. Nhưng đừng ăn thỏa thích vì bạn đang ăn cho hai người. Cố gắng để đạt được hiệu quả bằng cách chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng nhất trong giai đoạn mang thai để giảm thiểu chất thừa. Tại tuần mang thai thứ 11, bụng dưới của bạn có lẽ chỉ mới bắt đầu nhô ra một chút (mặc dù bạn có thể trông chẳng giống đang mang thai mà trông giống như bạn đã ăn quá nhiều bánh rán hơn).
Đầy hơi và ợ hơi
Nhưng ngay cả khi bụng của bạn vẫn bằng phẳng như một tấm bảng, có lẽ bạn đang nhận ra quần bò của bạn không thể được cài nút nếu không cố sức nhét vào. Bạn có thể đổ lỗi cho các hormone progesterone thai kỳ (trên thực tế khi mang bầu, bạn có thể đổ lỗi cho nó về tất cả mọi thứ). Mặc dù progesterone làm tốt công việc trong việc duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, nó cũng tạo ra các sản phẩm phụ là đầy hơi, ợ nóng, và trung tiện. Đó là bởi vì progesterone làm giãn các cơ trơn trong cơ thể của bạn – bao gồm cả đường tiêu hóa – làm quá trình tiêu hóa chậm lại để có thời gian nhiều hơn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thức ăn vào máu và chuyển cho em bé của bạn.
Nhưng những gì tốt cho con không phải là luôn luôn tốt cho mẹ. Cảm giác khó chịu trong bụng của bạn, đặc biệt là sau khi ăn sẽ chỉ tồi tệ hơn đối với một số phụ nữ. Khi tử cung của bạn phát triển, nó sẽ lấn chiếm chỗ của dạ dày và ruột, gây sức ép nhiều hơn lên đường tiêu hóa và làm cho bạn cảm thấy chướng bụng. Nhưng em bé của bạn sẽ không cảm thấy nỗi khổ của bạn đâu. Trong thực tế, em bé của bạn hoàn toàn không biết gì tất cả các vấn đề đường ruột của bạn (và thậm chí còn được xoa dịu bởi âm thanh của bản giao hưởng trong dạ dày của bạn). Bạn có thể giảm thiểu đầy hơi và trung tiện bằng cách ăn rau thay vì ăn vào những sản phẩm gây đầy hơi, chẳng hạn như đậu, các loại thực phẩm chiên, soda và đồ ngọt.
Hãy thử: làm giảm mệt mỏi trong quá trình mang thai
Hai vị trí yêu thích của bạn trong những ngày này là ngồi và nằm? Mang thai bị mệt mỏi là điều bình thường. Đó là bởi vì bạn đang vận hành một nhà máy sản xuất em bé hoạt động 24/7 (và bởi vì bạn là nhân viên duy nhất, bạn đang phải làm việc ngày đêm), khiến cơ thể mang thai của bạn làm việc nhiều hơn. Và trong vài tuần tới, một em bé không phải là thứ duy nhất đang được sản xuất mà còn có cả nhau thai – hệ thống duy trì sự sống của bé cho đến khi ra đời. Kết quả là bạn cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức, ngay cả khi bạn không làm điều gì quá vất vả.
Khi nhau thai phát triển và hoạt động, cùng với việc cơ thể của bạn điều chỉnh với những thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ trong tam cá nguyệt thứ 2, bạn sẽ cần cung cấp nhiều năng lượng hơn. Khi đó, hãy giữ cho mức đường huyết của bạn tăng bằng cách ăn thường xuyên những món ăn nhẹ có chứa carbonhydrat và protein (pho mát và bánh quy giòn, các loại hạt và trái cây khô), hãy thử một bài tập nhẹ nhàng (mà thực sự có thể giúp bạn tăng năng lượng) và trên tất cả – hãy lắng nghe cơ thể của bạn. Để cơ thể nghỉ ngơi khi cần.
Chỉ dẫn khác
- Tập yoga mỗi tuần 1 lần trong 8 tuần đủ để giảm nguy cơ lo âu và trầm cảm của bà mẹ. Do đó giảm nguy cơ sinh non và trầm cảm sau sinh.
- Hãy rửa tay: theo các chuyên gia, lúc này bạn càng mắc nhiều bệnh cảm cúm thì con bạn sau này càng có khả năng bị hen suyễn. Nếu bạn không được phép dùng xà phòng và nước, hãy dùng chất khử trùng có cồn.
- Nếu bạn thích ăn các loại hạt thì hãy tiếp tục ăn. Thưởng thức bữa ăn nhẹ giàu protein này trong khi mang thai giúp đứa con chưa sinh của bạn ít có nguy cơ bị dị ứng hơn.
Triệu chứng phổ biến
Tiểu thường xuyên
Đổ lỗi cho rằng hCG hormone thai kỳ (làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và thận) vì làm cho bạn cảm thấy lúc nào cũng cần phải đi tiểu. Nhưng đừng bị cám dỗ để cắt giảm lượng nước uống của bạn vì bạn (và em bé của bạn) cần có nước. Thay vào đó, hãy cắt giảm các loại đồ uống chứa cafein (chúng chỉ làm tăng nhu cầu đi tiểu của bạn).
Ngực căng và thay đổi
Bộ ngực nảy nở có thể làm chồng bạn thích thú nhưng cảm giác đau nhức khiến bạn cụt hứng. Hãy cảnh báo chồng về bộ ngực cực kì nhạy cảm để anh ấy biết lý do bạn k sẵn sàng cho việc ấy.
Buồn nôn và nôn
Vẫn cảm thấy “ốm nghén” cả buổi sáng, buổi trưa và đêm? Đừng thất vọng vì bạn chỉ còn buồn nôn trong một hoặc hai tuần nữa- hầu hết các bà mẹ có vượt qua triệu chứng ốm nghén ở tuần 12 đến 14.
Quá nhiều nước bọt
Trong khi các chuyên gia không hoàn toàn chắc chắn những gì gây ra các triệu chứng này, lời giải thích rất có thể là do những hormon thai kỳ. Giữ miệng của bạn khô và hơi thở thơm mát bằng cách đánh răng thường xuyên.
Thèm ăn và sợ thức ăn
Bạn vẫn còn nôn khi ngửi mùi của những thức ăn từng được ưa thích của bạn – hoặc muốn ăn thịt ngay cả khi bạn thực tế bạn là người ăn chay? Tin tốt là tình trạng này sẽ được cải thiện vào tháng thứ 4 của bạn.
Đầy hơi và trung tiện
Làm thế nào mà bạn lại cảm thấy bụng không bằng phẳng khi mà em bé của bạn mới chỉ dài có 2 inch? Progesteron trong cơ thể bạn gây ra sự giãn cơ trơn đường tiêu hóa và khiến bạn có cảm giác sình bụng
Hoa mắt chóng mặt hoặc ngất xỉu
Cơ thể bạn không sinh đủ máu cho hệ tuần hoàn mở rộng, có thể dẫn đến chóng mặt và ngất xỉu. Ngăn chặn cơn choáng váng bằng cách giữ cho lượng đường trong máu của bạn ổn định với các bữa ăn nhỏ và thường xuyên trong ngày – và bằng cách cất đồ ăn nhẹ lành mạnh gần đó tại mọi thời điểm.
Từ khóa » Hình ảnh Bụng Bầu 11 Tuần
-
37 ảnh Bụng Mẹ Bầu Qua Các Tuần Chi Tiết, Rõ Nét Nhất! - Monkey
-
Mang Thai Tuần 11: 5 điều Gây Hại Cho Thai Nhi Mẹ Nên Biết
-
Thai Nhi Tuần 11 - Huggies
-
Dấu Hiệu Thai 11 Tuần Khỏe Mạnh
-
Sự Thay đổi Của Bà Bầu Tuần 11 | Vinmec
-
Thai Nhi 11 Tuần Tuổi– Sự Phát Triển Của Thai Nhi, Thay đổi ở Cơ Thể ...
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 11 Tuần Tuổi - MarryBaby
-
Dấu Hiệu Thai 11 Tuần Khỏe Mạnh Và Những điều Mẹ Cần Làm để Con ...
-
Thai 11 Tuần Bụng To Chưa? [Giải đáp Của Chuyên Gia] - 12 Kim Mã
-
Thai 11 Tuần Phát Triển Như Thế Nào? Biết Trai Hay Gái Chưa?
-
Kích Thước Bụng Bầu Khi Thai Nhi 11 Tuần Tuổi - TheAsianparent
-
Thai Nhi 11 Tuần Tuổi - Lời Khuyên Dành Cho Mẹ • Hello Bacsi
-
Đau Lưng Khi Mang Thai 11 Tuần Và Những điều Cần Lưu ý - Con Cưng