Sự Phát Triển Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Và Thay đổi Của Mẹ | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Thai 34 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai nhi 34 tuần khoẻ mạnh
- Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 34
- Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 34 tuần?
- Những câu hỏi thường gặp khi mẹ mang bầu 34 tuần
- Một số sản phẩm tã bỉm Huggies tốt nhất cho mẹ bầu tham khảo
Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn phát triển mạnh mẽ và chuẩn bị sẵn sàng cho ngày chào đời. Ở thời điểm này, mẹ bầu nên đặc biệt quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Hãy cùng Huggies tìm hiểu về sự phát triển của thai nhi tuần 34 và những thay đổi ở cơ thể mẹ để chuẩn bị tốt nhất cho hành trình sinh nở sắp tới.
>> Có thể bạn quan tâm:
- [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần
- 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trước 1,2 ngày, 1 tuần dễ nhận biết nhất
- Công cụ tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu
Thai 34 tuần phát triển như thế nào? Dấu hiệu thai nhi 34 tuần khoẻ mạnh
Thai nhi 34 tuần là mấy tháng?
Mang bầu 34 tuần có nghĩa là mẹ đã bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, chỉ còn 4 - 6 tuần nữa là em bé đã chào đời.
>>Tham khảo thêm sự phát triển của thai nhi qua các tuần:
- Thai nhi 35 tuần: Sự phát triển của bé và mẹ bầu cần lưu ý gì?
- Thai 36 tuần nặng bao nhiêu kg? Sự phát triển của thai nhi tuần 36
- Thai 37 tuần phát triển như thế nào? Lưu ý gì cho mẹ
Thai 34 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?
Cân nặng thai nhi 34 tuần tuổi thường đạt khoảng 2.2 kg và chiều dài khoảng 45.3 cm. Nếu bé chào đời ở giai đoạn này, khả năng tự hô hấp của bé đã phát triển khá tốt và có thể không cần chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên, bé vẫn có thể gặp một số khó khăn trong việc bú sữa do cơ chế bú và nuốt chưa hoàn thiện hẳn.
Chỉ số thai 34 tuần
Ở tuần thai thứ 34, ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ nên theo dõi bảng các chỉ số thai nhi quan trọng khác giúp đánh giá sự phát triển của bé:
Bộ phận | Chỉ số cơ bản |
Đường kính lưỡng đỉnh của em bé (BPD) | Khoảng từ 79mm-91mm, trung bình là 85mm |
Chiều dài xương đùi của thai nhi (FL) | Khoảng từ 60mm-72mm, trung bình là 65mm |
Chu vi vòng bụng của em bé (AC) | Khoảng từ 277mm – 326mm, trung bình là 302mm |
Chu vi vòng đầu của em bé (HC) | Khoảng từ 297mm – 33mm, trung bình là 315mm |
Dấu hiệu thai nhi 34 tuần khoẻ mạnh
Mẹ có thể theo dõi các dấu hiệu thai nhi 34 tuần khỏe mạnh thường gặp sau đây"
- Hình thành phân su: Ruột của thai nhi 34 tuần đã bắt đầu chứa đầy phân su, một hợp chất đặc dính như nhựa có màu đen. Phân su là loại phân đầu tiên mà bé thải ra sau khi sinh. Tuy nhiên, một số trường hợp bé có thể thải phân su ngay trong bụng mẹ, gây bẩn nước ối. Nếu mẹ phát hiện nước ối có màu xanh khi bị vỡ ối, cần đến gặp bác sĩ để được can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
- Sự phát triển khung xương và các cơ quan của thai nhi 34 tuần: Khung xương của em bé là một kết cấu phức tạp, và sẽ không hợp nhất lại khi chưa đủ tuần tuổi. Khi em bé sinh ra, khung xương bé nhất thiết phải xốp và uốn theo hình dáng ống dẫn thai của người mẹ. Nếu bạn mang thai lần đầu, thì lúc này đầu của em bé có thể đã bắt đầu chúi xuống vùng xương chậu của bạn.
- Sự phát triển hoàn thiện của gan, thận, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa: Ở giai đoạn này, gan và thận đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng để làm việc, Trong khi đó, hệ hô hấp và hệ tiêu hóa sẽ dần được hoàn thiện trong khoảng từ 4 - 6 tuần sau đó.
-
Tinh hoàn di chuyển xuống bìu: Trường hợp thai nhi là nam thì mẹ sẽ nhận thấy được tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển xuống vùng bìu. Khoảng 3-4% bé trai có thể gặp tình trạng tinh hoàn chưa xuống hoàn toàn khi sinh, nhưng thường sẽ tự di chuyển xuống trong vòng một năm đầu đời.
- Hệ thống thần kinh phát triển hơn: Ở giai đoạn này, hệ thống thần kinh của bé sẽ tiếp tục phát triển đến khi bé 3 tuổi, vì vậy mẹ có thể bổ sung đủ dinh dưỡng cho bé để thúc đẩy sự phát triển này.
- Các hormone liên quan đến giới tính: Bước vào tuần 34, bộ phận sinh dục của bé sẽ bị phù lên so với những tuần trước đó, đây là biểu hiện rằng các hormone liên quan đến giới tính đang xuất hiện.
- Nhận thức được giọng nói: Một sự thật thú vị là bé có thể nhận thức được giọng nói trong thời gian này, nên mẹ đừng ngạc nhiên khi bé có phản ứng khi nghe thấy những giọng nói quen thuộc.
- Móng tay xuất hiện: Móng tay của bé phát triển từ tuần thứ 33 - tuần 34 về cơ bản móng tay của bé đã dài và chạm đến đầu ngón tay.
- Tư thế nằm của thai nhi 34 tuần: Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc hộ sinh của bạn.
>> Tham khảo:
- Ngôi thai là gì? Ngôi thai đầu là gì? Cách xác định bất thường
- Mẹ bầu nên ăn gì để chuyển dạ nhanh?
- Rỉ ối là gì? Nước rỉ ối có màu gì? Dấu hiệu nhận biết rỉ ối và vỡ ối
Thai nhi 34 tuần tuổi phát triển trong bụng mẹ (Nguồn: Sưu tầm)
Hình ảnh thai nhi 34 tuần tuổi trong bụng mẹ
Hình ảnh siêu âm thai 34 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
>> Tham khảo:
- Ra máu báo bao lâu thì sinh? Dấu hiệu sắp sinh, chuyển dạ
- 6 tư thế quan hệ khi mang thai an toàn cho bé
- Quan hệ tình dục khi mang thai 3 tháng đầu: Lưu ý gì để an toàn?
>> Tham khảo thêm cách chăm sóc phụ khoa trong thai kỳ:
Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 34
Khi bước vào tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ bầu sẽ trải qua nhiều thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc.
Những thay đổi về mặt sinh lý của mẹ bầu 34 tuần
Khi bước vào tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ bầu trải qua nhiều thay đổi sinh lý đáng chú ý:
- Thay đổi về thị lực: Hormone thai kỳ có thể gây ra những thay đổi tạm thời về thị lực, bao gồm mờ mắt hoặc khô mắt. Mẹ bầu có thể cảm thấy khó chịu hơn, đặc biệt nếu đeo kính áp tròng. Những thay đổi này thường tự hết sau khi sinh, nhưng mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ nếu gặp vấn đề nghiêm trọng về thị lực.
- Đi tiểu thường xuyên: Áp lực từ tử cung lớn dần khiến bạn phải đi vệ sinh nhiều lần vào ban đêm. Để tránh tình trạng hoa mắt khi bật dậy, bạn nên ngồi dậy từ từ và giữ ánh sáng phòng vệ sinh nhẹ nhàng để giảm nguy cơ té ngã.
- Đầy hơi và khó tiêu: Khi gần cuối tam cá nguyệt thứ 3, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy đầy hơi. Mẹ nên thực hiện các bài tập thở sâu có thể giúp cải thiện triệu chứng đầy hơi, khó tiêu.
- Táo bón: Sự phát triển của thai nhi có thể gây áp lực lên đại trực tràng, dẫn đến mẹ bầu bị táo bón. Để cải thiện, mẹ nên tăng cường chế độ ăn uống với trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc. Nếu tình trạng không cải thiện, hãy tham khảo bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng.
- Tăng tiết dịch âm đạo: Thai nhi phát triển làm lưu lượng máu vùng xương chậu tăng, dẫn đến việc tiết dịch nhiều hơn. Sử dụng đồ lót thấm hút tốt và thoáng khí để tránh viêm nhiễm.
- Bệnh trĩ và phù chân: Táo bón kéo dài có thể gây trĩ, trong khi việc cơ thể giữ nước khiến mẹ bầu bị phù chân tay. Mẹ nên mặc đồ rộng rãi và giày dép thoải mái sẽ giúp mẹ giảm bớt khó chịu.
- Đau lưng: Trọng tâm cơ thể dịch chuyển từ lưng xuống bụng, gây áp lực lên lưng dưới. Mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, thay đổi tư thế và tránh ngồi lâu để giảm đau lưng khi mang thai.
- Rỉ sữa non: Khi gần đến ngày sinh, mẹ có thể thấy sữa non rò rỉ từ bầu vú. Nếu cảm thấy không thoải mái, hãy sử dụng miếng đệm cho con bú.
>> Tham khảo:
- Bảng tăng cân của mẹ bầu theo từng tam cá nguyệt
- Cách giảm đau khi chuyển dạ và sinh con cho mẹ bầu
- Năm 2025 là năm con gì, mệnh gì? Sinh con năm 2025 hợp bố mẹ tuổi nào?
Mẹ bầu nên khám thai hàng tuần từ khi bước vào tuần thai 34 (Nguồn: Sưu tầm)
Những thay đổi về mặt tâm lý của mẹ bầu 34 tuần
Vào tuần thứ 34 của thai kỳ, mẹ bầu không chỉ trải qua nhiều thay đổi về thể chất mà còn đối diện với nhiều biến động về mặt tâm lý. Những thay đổi khi mang thai về cảm xúc và tâm lý này thường liên quan đến sự chuẩn bị cho việc sinh nở và chăm sóc em bé.
- Lo lắng về ngày sinh: Khi gần đến ngày sinh, nhiều mẹ bầu có thể cảm thấy lo lắng hoặc hồi hộp về việc sinh nở. Mẹ có thể giảm bớt sự lo lắng này thông qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng về quá trình sinh nở, tham gia các lớp học chuẩn bị cho sinh và trò chuyện với bác sĩ hoặc người đã có kinh nghiệm.
- Cảm giác mất kiểm soát: Sự thay đổi trong cơ thể và tình trạng tâm lý có thể khiến mẹ bầu cảm thấy mất kiểm soát và có thể dẫn đến sự cáu kỉnh hoặc bức bối. Việc thực hành các bài tập thở và thiền định có thể giúp mẹ bầu giảm bớt căng thẳng và tìm lại cảm giác bình yên.
- Cảm giác hạnh phúc và háo hức: Bên cạnh những lo lắng, nhiều mẹ bầu cũng cảm thấy hạnh phúc và háo hức chờ đón ngày gặp mặt em bé. Sự kỳ vọng này có thể mang lại năng lượng tích cực, giúp mẹ bầu duy trì tâm trạng tốt hơn. Các hoạt động như chuẩn bị đồ cho em bé, trang trí phòng và chia sẻ niềm vui với bạn bè có thể làm tăng cảm giác hạnh phúc.
>> Xem thêm:
- Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh cho mẹ bầu
- Hướng dẫn cách rặn đẻ & thở không đau khi sinh thường
- Cần chuẩn bị gì cho quá trình sinh con suôn sẻ
Cơ thể mẹ bầu 34 tuần (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ cần lưu ý gì khi mang thai 34 tuần?
Khi mang thai ở tuần thứ 34, mẹ bầu cần lưu ý nhiều điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và sự phát triển an toàn của thai nhi.
Theo dõi sức khỏe ở tuần thứ 34 của thai kỳ
Việc theo dõi sức khỏe định kỳ giúp mẹ bầu 34 tuần đảm bảo sự phát triển an toàn cho thai nhi. Dưới đây là những điểm cần lưu ý:
- Tìm hiểu kỹ những dấu hiệu chuyển dạ để đi bệnh viện kịp lúc, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
- Phân biệt rõ hai hiện tượng rỉ ối và chảy dịch âm đạo để có thể xử lý sớm, tránh tình trạng sinh non, thai lưu và suy thai.
- Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu xuất hiện tình trạng chảy máu, mẹ phải đi cấp cứu ngay để bảo vệ tính mạng của mẹ và bé.
- Thường xuyên theo dõi lượng nước ối.
- Theo dõi kỹ cân nặng của em bé trong 3 tháng cuối để đánh giá tình trạng sức khỏe của bé cũng như dự đoán được những vấn đề có thể xảy ra sau khi sinh.
- Mẹ cần nắm rõ và phân biệt được cơn gò chuyển dạ, cơn gò chuyển dạ giả hay thai máy để đi bệnh viện kịp lúc.
Mẹ mang thai 34 tuần cần thực hiện những xét nghiệm gì?
Tại tuần thai 34, mẹ bầu nên thực hiện các xét nghiệm sau để theo dõi sức khỏe:
- Test đường thai kỳ: Kiểm tra khả năng dung nạp glucose để phát hiện sớm tiểu đường thai kỳ, một vấn đề có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
- Đánh giá huyết áp: Đo huyết áp thường xuyên để phát hiện dấu hiệu tiền sản giật, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Kiểm tra nhóm máu và kháng thể: Điều này sẽ giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng sức khỏe và có phương án xử lý phù hợp trong trường hợp khẩn cấp.
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi 34 tuần
Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng bà bầu 34 tuần phù hợp rất quan trọng cho sức khoẻ mẹ và bé, dưới đây là chế độ dinh dưỡng mẹ nên lưu ý:
- Cung cấp đủ protein: Chế độ ăn cho bà bầu nên bao gồm thịt nạc, cá, trứng, và các loại đậu để hỗ trợ sự phát triển tế bào của thai nhi.
- Tăng cường vitamin và khoáng chất: Bổ sung nhiều trái cây tươi và rau xanh để cung cấp vitamin C, acid folic và canxi cho bà bầu đều rất cần thiết cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
- Uống đủ nước: Duy trì đủ nước trong cơ thể để hỗ trợ quá trình trao đổi chất và giảm nguy cơ phù nề.
>> Xem thêm:
- Lịch khám thai 3 tháng cuối mẹ bầu cần ghi nhớ
- 10 lưu ý cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối kỳ
- Bà bầu đau bụng dưới tháng cuối có sao không?
Mẹ bầu nên chú ý chăm sóc cơ thể khi mang thai tuần 34 (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp khi mẹ mang bầu 34 tuần
Thai 34 tuần nặng 2kg có nhỏ không?
Theo tiêu chuẩn, trọng lượng của thai nhi 34 tuần thường dao động từ 2,1kg đến 2,5kg. Với cân nặng 2kg, bé có phần nhẹ hơn mức trung bình, nhưng sự chênh lệch này không quá đáng kể. Mẹ bầu không nên quá lo lắng về vấn đề này, vì mỗi thai nhi đều phát triển với tốc độ riêng của mình. Quan trọng là mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý và theo dõi sức khỏe để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho bé.
Dấu hiệu sinh sớm ở tuần 34 là gì?
Dấu hiệu sinh sớm ở tuần 34 bao gồm đau bụng dưới và cơn co thắt bụng có thể xảy ra với tần suất khoảng 10 phút một lần hoặc nhanh hơn. Ngoài ra, mẹ cũng có thể trải qua cảm giác đau lưng âm ỉ, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy. Nếu gặp phải các triệu chứng này, mẹ bầu nên theo dõi kỹ lưỡng và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Thai 34 tuần gò cứng bụng có sao không?
Các cơn gò cứng bụng ở tuần 34 của thai kỳ có thể là một dấu hiệu bình thường, nhưng cũng cần được chú ý. Tuy nhiên, nếu cơn gò xảy ra với tần suất dày đặc, kéo dài hoặc đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng, chảy máu âm đạo, hoặc dịch nhầy, mẹ bầu nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Một số sản phẩm tã bỉm Huggies tốt nhất cho mẹ bầu tham khảo
Tuần thai thứ 34 là thời điểm thích hợp mà mẹ nên sắm các đồ dùng đi sinh cần thiết để chuẩn bị đón con yêu chào đời. Bỉm, tã sơ sinh sẽ là vật dụng quan trọng nhất mà các mẹ bầu thường chú trọng chuẩn bị trước khi sinh em bé. Nếu còn lăn tăn chưa biết chọn mua tã bỉm của thương hiệu nào, mẹ có thể tham khảo 2 dòng sản phẩm sau đây của Huggies nhé.
Tã dán cao cấp Huggies Platinum Naturemade
Tã Huggies Naturemade có bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên, 100% nhập khẩu từ châu Âu. Đồng thời, sản phẩm còn kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Thiết kế siêu mỏng nhẹ kèm bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội giúp duy trì khô thoáng tới 12 tiếng,... Do tã không chứa hóa chất độc hại, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm lựa chọn tã cho bé mà không còn lo ngại rằng làn da bé nhạy cảm của bé sẽ bị kích ứng. Dòng sản phẩm có kích thước từ NB (sơ sinh), S, M, L, XXL cho đến XXL cực kỳ dễ dàng cho bố mẹ khi chọn mua. Với những ưu điểm vượt trội, Huggies Naturemade là một gợi ý tuyệt vời cho các bé yêu.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Tã Huggies Tràm Trà Tự Nhiên
Ngoài ra, dòng tã Tràm Trà Tự Nhiên mới của thương hiệu Huggies là sản phẩm bỉm, tã đầu tiên có chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, làm dịu làn da mỏng manh của bé, ngăn ngừa hăm tã. Công nghệ bong bóng 3D giúp khóa ẩm và ngăn thấm ngược đến 99%, đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Tã tràm trà cũng có kích thước từ NB cho tới tận size XXXL cho bé >20kg, mẹ thoải mái lựa chọn nhé.
Dòng tã Huggies Tràm Trà Tự Nhiên có chứa tinh chất tràm trà thiên nhiên giúp kháng khuẩn và làm dịu da bé (Nguồn: Huggies)
Huggies hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ có thêm những kiến thức về sự phát triển của thai nhi 34 tuần tuổi. Tìm hiểu thêm sự phát triển của thai nhi, thay đổi cơ thể ở cơ thể mẹ và những lời khuyên dành cho mẹ bầu trong các tuần tiếp theo:
- Thai 38 tuần: Sự phát triển của bé, dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý
- Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
- Thai nhi 40 tuần tuổi: Sự phát triển của bé và thay đổi ở mẹ
Xem thêm thông tin liên quan ở mục Mang thai hoặc Thai nhi theo tuần
Nguồn tham khảo
- 34 Weeks Pregnant: Symptoms, Tips, and More | Healthline
- 34 weeks pregnant - Week-by-week guide - NHS
- 34 Weeks Pregnant: Symptoms, Belly, Baby Size & More | BabyCenter
Từ khóa » Hình ảnh Bé 34 Tuần
-
Thai 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu Và Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 34 | Vinmec
-
Tuần Thai Thứ 34 - Ihope
-
TUẦN THAI THỨ 34: THỂ CHẤT CỦA BÉ ĐÃ PHÁT TRIỂN GẦN ...
-
Thai Nhi 34 Tuần: Bé Phát Triển Thế Nào, Mẹ Thay đổi Ra Sao?
-
Hé Lộ: Vì Sao Mẹ Bầu Nên Siêu âm Thai 34-35 Tuần Tuổi
-
Thai 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Mẹ Cần Lưu Tâm điều Gì - Fitobimbi
-
Thai 34 Tuần Tuổi Phát Triển Thế Nào, Mẹ ăn Gì để Con Cải Thiện Cân ...
-
[PDF] Những Điều Cần Biết Trong Thai Kỳ: Tuần 34-42 - UNM Health
-
Thai Nhi 34 Tuần Nặng Bao Nhiêu Kg Là Bình Thường
-
Những Dấu Hiệu Mẹ Bầu 34 Tuần Không Nên Chủ Quan - Monkey
-
Bố Mẹ Ngạc Nhiên Trước Sự Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi
-
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Trong Tuần 34 - Con Cưng