Sự Phát Triển Tư Duy Lý Luận Của Đảng Cộng Sản Việt Nam Về Chủ ...
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Chức năng, nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức
- Ban Giám hiệu
- Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Thường vụ Đảng ủy
- Khoa Lý luận cơ sở
- Khoa Xây dựng Đảng
- Khoa Nhà nước và Pháp luật
- Phòng Quản lý Đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu
- Tin tức - Sự kiện
- Hoạt động của trường
- Hoạt động của ngành
- Đảng - Đoàn thể
- Đào tạo, bồi dưỡng
- Cao cấp Lý luận chính trị
- Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính
- Chuyên viên chính
- Chuyên viên
- Chương trình khác
- Văn bản
- Học viên
- Cổng thông tin học viên
- Lịch học và Điểm thi
- Thi thử trắc nghiệm các môn Lý luận chính trị
- Hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến
- Giảng viên
- Cổng thông tin giảng viên
- Lịch dạy học
- EOFFICE
- Thư viện
- Đề tài khoa học
- Nghiên cứu thực tế
- Tài liệu học tập
- Thông tin lý luận và thực tiễn
- Video clip
- Hình ảnh
Sự phát triển tư duy lý luận của Đảng Cộng sản Việt Nam về Chủ nghĩa xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đât nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991) và Cương lĩnh năm 2011 (bổ sung, phát triển)
RSS In Gởi cho bạn bè
27/01/2022 02:40:17 PM
SỰ PHÁT TRIỂN TƯ DUY LÝ LUẬN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TRONG CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (CƯƠNG LĨNH NĂM 1991) VÀ CƯƠNG LĨNH NĂM 2011 (BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN)ThS. Lê Quang Huy – Khoa Xây dựng Đảng
Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Namlà một đề tài lý luận và thực tiễn rất quan trọng, nội dung rất rộng lớn và phong phú, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học. Mục tiêu đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là không thay đổi, nhưng tùy thời điểm lịch sử khác nhau mà Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa hội có đặc trưng và mục tiêu, cách nhận thức khác nhau, bằng những con đường, cách thức, bước đi khác nhau. Trong phạm vi bài này, trong bài viết này tác giả chỉ tập trung đề cập đến sự phát triển nhận thức của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong Cương lĩnh năm 1991 và Cương lĩnh năm 2011 (bổ sung, phát triển). Trước năm 1986, Việt Nam áp dụng một cách máy móc, rập khuôn mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (CNXH kiểu cũ), đó là mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, bao cấp chỉ phù hợp với từng giai đoạn lịch sử, vì vậy đã bộc lộ những hạn chế khuyết điểm nhất định, kìm hãm sự phát triển của đất nước. Với bản lĩnh, trí tuệ, phẩm chất của một đảng cách mạng vì dân tộc, vì nhân dân, Đảng đã dũng cảm tiến công cuộc đổi mới đất nước tại Đại hội VI (năm 1986) mà đột phá đầu tiên là đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội và con đường lên chủ nghĩa xã hội với phương châm “nhìn thẳng vào sự thật”, “nói đúng sự thật”, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan… trên cơ sở đó, lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từng bước được hình thành, hoàn thiện[1]. Kế thừa tư duy đổi mới của Đại hội lần thứ VI (năm 1986), trong bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa bước vào giai đoạn thoái trào, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (năm 1991) đã thể hiện bản lĩnh của một Đảng Cộng sản từng kinh qua nhiều thử thách và dày dạn kinh nghiệm, Đại hội đã thông qua và quyết định ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991). Cương lĩnh đã từng bước làm sáng rõ hơn nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, đó là một xã hội “Do nhân dân lao động làm chủ; Có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân; Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới”[2]. Nội dung của Cương lĩnh đánh dấu bước tiến quan trọng trong nhận thức lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Lần đầu tiên Đảng đã trình bày một cách có hệ thống, toàn diện về những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa xã hội và phương hướng đi lên chủ nghĩa xã hội, những định hướng có tính nguyên tắc bảo đảm cách mạng nước ta không đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Sau 25 năm tiến hành đổi mới và 20 năm thực hiện Cương lĩnh 1991, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Tình hình quốc tế tiếp tục diễn biến nhanh chóng, phức tạp. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn nhưng vẫn tiềm ẩn những nhân tố bất trắc, khó lường. Thực hiện chủ trương và kế thừa, phát triển những nhận thức mới của Đảng, kết hợp với kết quả tổng kết 20 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, Đại hội lần thứ XI của Đảng (năm 2011) thông qua và ban hành Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) gọi tắt là Cương lĩnh năm 2011. Cương lĩnh năm 2011 đã bổ sung hai đặc trưng mới rất quan trọng so với Cương lĩnh năm 1991. Một là, đặc trưng phản ánh mục tiêu tổng quát của xã hội xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng “là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; Hai là, đặc trưng về chính trị “có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo”. Cương lĩnh năm 2011 bổ sung, hoàn thiện một số đặc trưng được xác định trong Cương lĩnh năm 1991: từ “do nhân dân lao động làm chủ”, mở rộng thành “do nhân dân làm chủ”; chuyển từ đặc trưng “có một nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu” thành “có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp”; trình bày ngắn gọn đặc trưng “con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân” thành “con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện”; mở rộng và bổ sung đặc trưng “các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ” thành “các dân tộc trong cộng đồng Việt Nambình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ”; trình bày ngắn gọn đặc trưng “có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới” thành “có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”[3]. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trải qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991 và 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước (bổ sung, phát triển năm 2011) đất nước ta đã đạt được những bước tiến quan trọng và về lý luận và thực tiễn. Lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hóa. Đất nước đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện so với những năm trước đổi mới. Quy mô, trình độ nền kinh tế được nâng lên. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần được cải thiện rõ rệt. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay[4]. Đây là niềm tự hào, là động lực, nguồn lực quan trọng, là niềm tin để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vượt qua mọi khó khăn, thử thách, tiếp tục vững bước trên con đường đổi mới toàn diện, đồng bộ; phát triển nhanh và bền vững đất nước. Những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử là kết tinh sức sáng tạo của Đảng và nhân dân ta, khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta là phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, Cương lĩnh của Đảng tiếp tục là ngọn cờ tư tưởng, ngọn cờ chiến đấu, ngọn cờ quy tụ sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc phấn đấu vì một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. [1]. Tạp chí Chủ nghĩa xã hội - Lý luận và thực tiễn, Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, số 2 (12) 2021, tr. 44-45. [2]. Hội đồng Lý luận Trung ương “30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, tr.37. [3]. Hội đồng Lý luận Trung ương “30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, tr.44-45. [4]. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toan quốc lần thứ XIII, tập I, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội 2021, tr.101-104.Tin cùng danh mục:
- Thông tin lý luận và thực tiễn số 03 tháng 11/2024 (13/12/2024)
- Thông tin lý luận và thực tiễn số 02 tháng 8/2024 (11/9/2024)
- Thông tin lý luận và thực tiễn số 01 tháng 5/2024 (29/8/2024)
- Lớp Trung cấp lý luận chính trị K22C03 thực hiện nghiên cứu thực tế tại xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (22/6/2023)
- Vai trò của đạo hiếu trong giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (22/6/2023)
- Nâng cao chất lượng về việc chọn nội dung và phương pháp nghiên cứu thực tế hàng năm của giảng viên trường chính trị tỉnh Quảng Ngãi (21/6/2023)
- Gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở Trường Chính trị hiện nay (10/5/2023)
- Hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên lớp Trung cấp LLCT K22B02 (Minh Long) (24/4/2023)
- Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi tích cực đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
- Lịch học từ ngày 15/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24B01
- Lịch học ngày 10/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23B02 (ĐUK)
- Lịch học ĐC ngày 07/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A02
- Lịch học ĐC ngày 07/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A01
- Lịch học ngày 06/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
- Điểm thi ngày 03/5 môn KTCT của Lớp Trung cấp LLCT K23C02 (ĐUK)
- Điểm thi ngày 03/5 môn XDĐ Lớp Trung cấp LLCT K23A03 (Tại Trường)
- Điểm thi ngày 20/3 môn QLHCNN của Lớp Trung cấp LLCT K23C07 (ĐUK)
- Điểm thi ngày 03/5 LSĐ của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A02
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A01
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23C04 (CA)
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23B01 (Bình Sơn)
- Lịch học ngày 26/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23C07 (ĐUK)
- Lịch học ngày 26/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23C02 (ĐUK)
- Điểm thi ngày 26/4 môn LSĐ Lớp Trung cấp LLCT K23C03 (CA)
- Điểm thi ngày 26/4 môn ĐL Lớp Trung cấp LLCT K23C03 (CA)
- Điểm thi ngày 24/4 môn XDĐ của Lớp Trung cấp LLCT K23A01 (Đức Phổ)
- Điểm thi ngày 22/4 NCTT của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
- Điểm thi ngày 22/4 môn KTCT Lớp Trung cấp LLCT K23C06 (TP)
- Điểm thi ngày 15/4 môn NNPL Lớp Trung cấp LLCT K23C06 (TP)
- Điểm thi ngày 12/4 môn TTHCM bổ trợ Lớp Trung cấp LLCT K23C04 (CA)
- Lịch học ngày 15/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23B01 (Bình Sơn)
- Lịch học ngày 15/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
HTT2.jpg
HTT3.jpg
HTT8.jpg
HTT7.jpg
HTT9.jpg
HTT1.jpg
HTT11.jpg
Previous Next VIDEOS- 70 năm Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi
- Giới thiệu Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi
Từ khóa » đặc Trưng Của Cnxh Trong Cương Lĩnh 1991 Và 2011
-
Về Các đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Qua Cương Lĩnh 1991 Và ...
-
Nội Dung Cơ Bản Của Cương Lĩnh Xây Dựng Đất Nước Trong Thời Kỳ ...
-
Về đặc Trưng Của Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Dự Thảo Cương Lĩnh Xây ...
-
Mô Hình, Mục Tiêu Và Các Phương Hướng Cơ Bản được Xác định ...
-
Đặc Trưng Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa Trong Cương Lĩnh
-
Cương Lĩnh Xây Dựng đất Nước Trong Thời Kỳ Quá độ Lên CNXH (bổ ...
-
Sự Phát Triển Lý Luận Của Đảng Về Chủ Nghĩa Xã Hội Việt Nam
-
So Sánh Cương Lĩnh 1991 Và 2011 - Hiện Nay, Dưới Sự Lãnh đạo Của ...
-
8 đặc Trưng CNXH Mà Nhân Dân Ta đang Xây Dựng | Chính Trị
-
[PDF] NHỮNG VẤN ĐỀ MỚI TRONG CƯƠNG LĨNH XÂY DỰNG ĐẤT ...
-
NHỮNG ĐIỂM MỚI CHỦ YẾU VỀ MÔ HÌNH CỦA CƯƠNG LĨNH ...
-
Mô Hình Và Con đường Xây Dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam
-
[DOC] 1. Phương Hướng đi Lên Chủ Nghĩa Xã Hội Trong Cương Lĩnh Năm ...
-
Những đặc Trưng Thể Hiện Tính ưu Việt Của Xã Hội Xã Hội Chủ Nghĩa ...