SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG ...
Có thể bạn quan tâm
- Giới thiệu
- Chức năng, nhiệm vụ, sơ đồ tổ chức
- Ban Giám hiệu
- Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025
- Thường vụ Đảng ủy
- Khoa Lý luận cơ sở
- Khoa Xây dựng Đảng
- Khoa Nhà nước và Pháp luật
- Phòng Quản lý Đào tạo và nghiên cứu khoa học
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Thông tin - Tư liệu
- Tin tức - Sự kiện
- Hoạt động của trường
- Hoạt động của ngành
- Đảng - Đoàn thể
- Đào tạo, bồi dưỡng
- Cao cấp Lý luận chính trị
- Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính
- Chuyên viên chính
- Chuyên viên
- Chương trình khác
- Văn bản
- Học viên
- Cổng thông tin học viên
- Lịch học và Điểm thi
- Thi thử trắc nghiệm các môn Lý luận chính trị
- Hệ thống thi trắc nghiệm trực tuyến
- Giảng viên
- Cổng thông tin giảng viên
- Lịch dạy học
- EOFFICE
- Thư viện
- Đề tài khoa học
- Nghiên cứu thực tế
- Tài liệu học tập
- Thông tin lý luận và thực tiễn
- Video clip
- Hình ảnh
SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BỘ MÁY NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
RSS In Gởi cho bạn bè
04/09/2020 02:18:28 PM
Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trước hàng chục vạn đồng bào Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ cách mạng lâm thời trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã khắc vào dòng chảy lịch sử dân tộc như một mốc son chói lọi, biểu tượng của khát vọng hòa bình, độc lập, tự do. Trải qua 75 năm hình thành và phát triển, đến nay là Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nhà nước ta đã và đang vượt qua rất nhiều thử thách, khó khăn, không ngừng phát triển và hoàn thiện vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Cũng như các nhà nước khác, bộ máy của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tạo nên bởi hệ thống các cơ quan nhà nước có chức năng, nhiệm vụ quyền hạn khác nhau từ trung ương đến cơ sở, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Việt Nam. Quá trình ra đời và phát triển của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được đánh dấu bằng những giai đoạn lịch sử cơ bản sau: 1. Giai đoạn thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (1945 – 1959): Trong giai đoạn này, bộ máy Nhà nướcViệt Nam gồm các cơ quan: - Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do công dân Việt Nam bầu ra 3 năm một lần. - Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Nhân viên Ban thường vụ Nghị viện không được tham dự vào Chính phủ. Chính phủ gồm có Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch và Nội các. Nội các có Thủ tướng, các Bộ trưởng, Thứ trưởng và có thể có Phó Thủ tướng. - Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính: + Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố, thị xã và xã do phổ thông đầu phiếu trực tiếp bầu ra. Như vậy ở cấp bộ và cấp huyện không có Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân quyết định những vấn đề thuộc về địa phương mình. + Ủy ban hành chính cấp bộ, cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Ủy ban Hành chính chịu trách nhiệm đối với cấp trên và đối với với Hội đồng nhân dân địa phương mình. - Cơ quan tư pháp: Cơ quan tư pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gồm có: Tòa án tối cao; các Tòa án phúc thẩm; các Tòa án đệ nhị cấp và sơ cấp. Hệ thống Công tố nằm trong các Tòa án. Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước được tổ chức theo Hiến pháp năm 1946 là bộ máy nhà nước giản đơn không cồng kềnh, không quan liêu, tất cả để phục vụ cho kháng chiến, kiến quốc. 2. Giai đoạn chuyển từ cách mạng dân tộc dân chủ sang cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam (1959 – 1975) Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được tổ chức theo Hiến pháp năm 1959 bao gồm: - Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với nhiệm kỳ 4 năm; Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ủy ban Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội do Quốc hội bầu ra, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. - Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ CỘng hòa do Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bầu ra là người thay mặt cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt đối nội và đối ngoại. - Hội đồng Chính phủ do Quốc hội thành lập, là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Hội đồng Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các Bộ trưởng, các CHủ nhiệm các Ủy ban Nhà nước, Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước. - Hội đồng nhân dân và Ủy ban Hành chính địa phương các cấp: + Hội đồng nhân dân được thành lập ở các cấp hành chính, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do Nhân dân địa phương bầu ra và chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương. + Ủy ban hành chính các cấp do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân địa phương, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở địa phương. + Chính quyền ở các khu vực tự trị: Ngoài các đơn vị hành chính như tỉnh, huyện, xã, nước Việt Nam giai đoạn này còn tổ chức thêm khu tự trị Việt Bắc và Khu tự trị Tây Bắc. - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân + Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự là những cơ quan xét xử của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong trường hợp cần xét xử những vụ án đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Tòa án đặc biệt. + Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân địa phương và Viện kiểm sát quân sự kiểm sát việc tuân thủ theo pháp luật. So với giai đoạn trước, bộ máy nhà nước được chia thành 4 cấp (bỏ cấp bộ); thành lập thêm Hội đồng nhân dân cấp huyện; Tòa án chỉ còn lại 3 cấp và tương đương là 3 cấp Viện kiểm sát (từ năm 1975 đã thành lập thêm Viện kiểm sát để kiểm sát việc tuân thủ thêm pháp luật); thành lập Hội đồng Chính phủ; Ủy ban thường vụ Quốc hội là cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội. 3. Giai đoạn đất nước thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội (1976 – 1986) Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước Việt Nam bao gồm: - Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. - Hội đồng Nhà nước là cơ quan cao nhất hoạt động thường xuyên của Quốc hội, là Chủ tịch tập thể của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Hội đồng bộ trưởng là Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành và hành chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hội đồng Bộ trưởng gồm có: CHủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, các Phó Chủ tịch; các Bộ trưởng và Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước. - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Do ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bộ máy Nhà nước Việt Nam giai đoạn này có nhiều điểm giống với bộ máy của Nhà nước Xô Viết về cấu trúc và hoạt động. Chính vì vậy, bộ máy khá cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian, mang nặng tính chất hình thức và cơ cấu thành phần, hiệu lực và hiệu quả hoạt động kém; nhiều biểu hiện của tập trung quan liêu; sự can thiệp của các cơ quan nhà nước vào các hoạt động kinh tế - xã hội quá mức cần thiết. Đề cao yếu tố tập thể theo tinh thần của chế độ làm chủ tập thể, quyền làm chủ tập thể nên bộ máy được tổ chức theo hướng tập thể quyết định và bên cạnh đó là bộ máy hoạt động kém hiệu quả. 4. Giai đoạn đổi mới (1986 – 2013) Bộ máy nhà nước Việt Nam được tổ chức theo Hiến pháp năm 1992, sửa đổi, bổ sung năm 2001 gồm có: - Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ủy ban Thường vụ quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội - Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. - Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ gồm có Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. - Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội, Chủ tịch nước. - Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân Trong giai đoạn này, bộ máy nhà nước được cải cách theo hướng tập trung coi trọng vai trò người đứng đầu các cơ quan, cụ thể: thành lập lại cơ quan hoạt động thường xuyên của Quốc hội là Ủy ban Thường vụ Quốc hội; thiết lập nguyên thủ quốc gia (Chủ tịch nước) là cá nhân; thành lập Chính phủ mà đứng đầu là Thủ tướng; trao cho Thủ tướng nhiều quyền hơn; quy định lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, Chủ tịch nước và của Chính phủ; hạn chế một phần chức năng của Viện kiểm sát (bỏ chức năng kiểm sát chung của Viện kiểm sát); thành lập thêm Tòa hành chính, Tòa kinh tế, Tòa lao động. Tòa án nhân dân các địa phương giao cho Tòa án nhân dân tối cao quản lý,; tăng cường quyền hạn cho Tòa án cấp huyện; cải cách các cơ quan chính quyền địa phương Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân… Với những thay đổi nói trên đã làm cho bộ máy trở nên năng động hơn, hoạt động có hiệu quả cao hơn. 5. Giai đoạn hiện nay theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 Bộ máy nhà nước giai đoạn này gồm có các cơ quan: - Quốc hội: là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan thường trực của Quốc hội. - Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước có vị trí đặc biệt quan trọng và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước. - Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao. Bộ, cơ quan ngang bộ và các cơ quan thuộc Chính phủ là các cơ quan quản lý nhà nước cấp Trung ương, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. - Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân: Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cáo và các tòa án khác do luật định) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cáo và các viện kiểm sát khác do luật định, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. - Chính quyền địa phương: được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do luật định. - Hội đồng bầu cử quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, có nhiệm vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Việc thành lập cơ quan này góp phần thể hiện tính khách quan trong chỉ đạo tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân. - Kiểm toán nhà nước là cơ quan do Quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Việc hiến định địa vị pháp lý của Kiểm toán nhà nước là nhằm tăng cường vị thế và trách nhiệm của cơ quan Kiểm toán nhà nước bảo đảm việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công hiệu quả, tiết kiệm. Để thực hiện thành công quá trình hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy nội lực, bảo đảm độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi, bộ máy nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013 đã tiếp tục kế thừa bản chất và mô hình tổng thể của bộ máy nhà nước trong Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001; thể chế hóa các quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân; định danh và làm rõ hơn nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; xác định rõ hơn chức năng, thẩm quyền của cơ quan thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và điều chỉnh lại một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này; bổ sung một số hiến định độc lập là Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước. Có thể thấy, trải qua 75 năm hình thành và phát triển, mặc dù đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, tuy nhiên, bộ máy nhà nước Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện, đổi mới đáp ứng tiến trình đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay. Những thành tựu đã đạt được của Nhà nước ta trong thời gian qua là thí dụ thành công nhất của những đổi mới. Tuy nhiên, những gì đạt được so với tiềm năng và nhu cầu thì vẫn chưa được như mong muốn. Điều này đòi hỏi cần tiếp tục nghiên cứu những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa bộ máy nhà nước Việt Nam, tiến tới hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, tiến tới chủ nghĩa cộng sản./. Tác giả: ThS. Ngô Thị Ngọc Ánh Giảng viên Khoa Nhà nước và Pháp luậtTin cùng danh mục:
- Thông tin lý luận và thực tiễn số 02 tháng 8/2024 (11/9/2024)
- Thông tin lý luận và thực tiễn số 01 tháng 5/2024 (29/8/2024)
- Lớp Trung cấp lý luận chính trị K22C03 thực hiện nghiên cứu thực tế tại xã Phổ Phong, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi (22/6/2023)
- Vai trò của đạo hiếu trong giáo dục đạo đức gia đình Việt Nam hiện nay (22/6/2023)
- Nâng cao chất lượng về việc chọn nội dung và phương pháp nghiên cứu thực tế hàng năm của giảng viên trường chính trị tỉnh Quảng Ngãi (21/6/2023)
- Gắn lý luận với thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở Trường Chính trị hiện nay (10/5/2023)
- Hoạt động nghiên cứu thực tế của học viên lớp Trung cấp LLCT K22B02 (Minh Long) (24/4/2023)
- Tiếp Đoàn nghiên cứu thực tế Trường Chính trị tỉnh Gia Lai (12/4/2023)
- Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi tích cực đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị
- Lịch học từ ngày 15/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24B01
- Lịch học ngày 10/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23B02 (ĐUK)
- Lịch học ĐC ngày 07/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A02
- Lịch học ĐC ngày 07/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A01
- Lịch học ngày 06/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
- Điểm thi ngày 03/5 môn KTCT của Lớp Trung cấp LLCT K23C02 (ĐUK)
- Điểm thi ngày 03/5 môn XDĐ Lớp Trung cấp LLCT K23A03 (Tại Trường)
- Điểm thi ngày 20/3 môn QLHCNN của Lớp Trung cấp LLCT K23C07 (ĐUK)
- Điểm thi ngày 03/5 LSĐ của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A02
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K24A01
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23C04 (CA)
- Lịch học ngày 03/5 của Lớp Trung cấp LLCT K23B01 (Bình Sơn)
- Lịch học ngày 26/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23C07 (ĐUK)
- Lịch học ngày 26/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23C02 (ĐUK)
- Điểm thi ngày 26/4 môn LSĐ Lớp Trung cấp LLCT K23C03 (CA)
- Điểm thi ngày 26/4 môn ĐL Lớp Trung cấp LLCT K23C03 (CA)
- Điểm thi ngày 24/4 môn XDĐ của Lớp Trung cấp LLCT K23A01 (Đức Phổ)
- Điểm thi ngày 22/4 NCTT của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
- Điểm thi ngày 22/4 môn KTCT Lớp Trung cấp LLCT K23C06 (TP)
- Điểm thi ngày 15/4 môn NNPL Lớp Trung cấp LLCT K23C06 (TP)
- Điểm thi ngày 12/4 môn TTHCM bổ trợ Lớp Trung cấp LLCT K23C04 (CA)
- Lịch học ngày 15/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23B01 (Bình Sơn)
- Lịch học ngày 15/4 của Lớp Trung cấp LLCT K23A02 (Ba Tơ)
HTT2.jpg
HTT3.jpg
HTT8.jpg
HTT7.jpg
HTT9.jpg
HTT1.jpg
HTT11.jpg
Previous Next VIDEOS- 70 năm Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi
- Giới thiệu Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi
Từ khóa » Sự Ra đời Của Nhà Nước
-
Tìm Hiểu Về Nguồn Gốc Và Bản Chất Của Nhà Nước - Luật Minh Khuê
-
Nguồn Gốc Của Nhà Nước Là Gì ? Nguyên Nhân, điều Kiện Nào Dẫn ...
-
Nhà Nước Là Gì? Nguồn Gốc Nhà Nước? - Luật Hoàng Phi
-
Nhà Nước – Wikipedia Tiếng Việt
-
Nguồn Gốc Của Nhà Nước Là Gì? Bản Chất Và đặc Trưng Của Nhà ...
-
[PDF] Bài 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC - Topica
-
Nhà Nước Là Gì? Nhà Nước Có Nguồn Gốc Thế Nào?
-
Khái Niệm, Nguồn Gốc, Bản Chất Và Chức Năng Của Nhà Nước
-
Sự Hình Thành Nhà Nước Trong Lịch Sử
-
Sự Ra đời Và Phát Triển Của Nền Lập Hiến Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ ...
-
Sơ Lược Lịch Sử Hình Thành Và Phát Triển Quốc Hội Nước Cộng Hoà Xã ...
-
[PDF] 1 Chuyên đề 1 NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ...
-
Sự Ra đời Và Tồn Tại Của Tổ Chức Quyền Lực Nhà Nước Trong Kiến Trúc ...
-
[PDF] SỰ RA ĐỜI CỦA NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA, NHÀ ...
-
TRA CỨU - Thư Viện Đại Học Luật Hà Nội
-
Nguồn Gốc Ra đời Của Nhà Nước Theo Quan điểm Của Chủ Nghĩa Mác
-
Che đậy Bản Chất Giai Cấp Của Nhà Nước. C - Facebook
-
Lịch Sử Hình Thành Và Quá Trình Phát Triển Ngành Nội Vụ Tỉnh Nam Định