Sự Ra đời Và Phát Triển Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - TaiLieu.VN

OPTADS360 intTypePromotion=1 zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn tailieu.vn NÂNG CẤP Đăng Nhập | Đăng Ký Chủ đề »
  • Kinh tế chính trị Mác - Lênin
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
  • Chủ nghĩa xã hội khoa học
  • Kinh tế chính trị
    • Lịch sử đảng cộng sản Việt Nam
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Cách mạng giải phóng dân tộc
  • HOT
    • FORM.08: Bộ 130+ Biểu Mẫu Thống Kê...
    • LV.11: Bộ Luận Văn Tốt Nghiệp Chuyên...
    • CMO.03: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • FORM.04: Bộ 240+ Biểu Mẫu Chứng Từ Kế...
    • LV.26: Bộ 320 Luận Văn Thạc Sĩ Y...
    • CEO.27: Bộ Tài Liệu Dành Cho StartUp...
    • CEO.29: Bộ Tài Liệu Hệ Thống Quản Trị...
    • CEO.24: Bộ 240+ Tài Liệu Quản Trị Rủi...
    • TL.01: Bộ Tiểu Luận Triết Học
    FORM.07: Bộ 125+ Biểu Mẫu Báo Cáo Trong Doanh...
TUYỂN SINH YOMEDIA ADSENSE Trang Chủ » Khoa Học Xã Hội » Chính trị học Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

Chia sẻ: Hoàng Minh Tâm | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

Thêm vào BST Báo xấu 1.657 lượt xem 58 download Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, có chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập, quan hệ xã hội giwuax giai cấp nông dân, tri thức là đoàn kết liên minh, hợp tác nhằm xây dựng xã hội mới tốt đẹp, không còn chế độ người bóc lột người, nhân dân được ấm no, hạnh phúc

AMBIENT/ Chủ đề:
  • Chủ nghĩ xã hội không tưởng
  • quy luật phát triển xã hội
  • lý luận về quy luật phát triển
  • chủ nghĩa xã hội không tưởng
  • chủ nghĩa xã hội trước Mã

Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!

Đăng nhập để gửi bình luận! Lưu

Nội dung Text: Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA LỊCH SỬ ỬỌ • BÀI THUYẾT TRÌNH MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: SVTH: Tổ 1 lớp Sử 3A THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 09 NĂM 2008
  2. 1. Một số khái niệm a. Chủ nghĩa xã hội: Là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, có chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập. quan hệ xã hội giũa giai cấp công nhân và nông dân, tri thức là đoàn kết liên minh, hợp tác nhằm xây dựng xã hội mới tốt đẹp, không còn chế độ người bóc lột người, nhân dân được ấm no, hạnh phúc. b. Chủ nghĩa xã hội khoa học: Được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng: là chủ nghĩa Mác- Lênin, với tư cách là sự luận chứng toàn diện về sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản, sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội. là biểu hiện khoa học của những lợi ích cơ bản và nhiệm vụ đấu tranh của giai cấp công nhân. Theo nghĩa hẹp: chủ nghĩa xã hội khoa học là một bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác- Lênin, là lý luận chính trị của chủ nghĩa Mác- Lênin, là biểu hiện lập trường của giai cấp công nhân, là sự khái quát những điều kiện giải phóng giai cấp công nhân, giải phóng con người. c. Chủ nghĩa xã hội không tưởng: Là một hệ thống những tư tưởng, học thuyết phản ánh khát vọng của con người về giải phóng xã hội, về xây dựng xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột; trong đó mọi người thực sự bình đẳng và có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng do hạn chế lịch sử chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không thể chỉ ra được con đường và lực lượng xã hội cũng như những điều kiện và phương thức để thực hiện những khát vọng đó. Chủ nghĩa xã hội không tưởng: tố cáo mạnh mẽ việc bóc lột tư bản chủ nghĩa, không đề ra con đường đấu tranh cách mạng để giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động, chỉ dừng ở giấc mơ một xã hội mới, tốt đẹp, chỉ tiến hành tuyên truyền cổ động mà không vận động bằng con đường đấu tranh bạo lực cách mạng, những lý luận, ý tưởng mà họ đặt ra chỉ là ảo tượng không thể thực hiện được khi chế độ tư bản vẫn đang trên đà đi lên và giữ quyền thống trị. d. Phân biệt chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa xã hội: Chủ nghĩa xã hội khoa học là một học thuyết, lý luận nói về quy luật phát triển của xã hội và những quy luật chung về con đường và hình thức đấu tranh của giai cấp vô sản tiến hành đấu tranh chống lại sự áp bức bóc lột của giai cấp tư sản. trong khi đó thuật ngữ chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội là giai đoạn đầu trong quá trình tiến lên chủ nghĩa cộng sản trong lịch sử nhân loại, chế độ công cộng về tư liệu sản xuất được xác lập, quan hệ giữa các giai cấp là hoàn toàn bình đẳng..
  3. 2. Vì sao chủ nghã xã hội trước Max gọi là chủ nghĩ xã hội không tưởng? phân tích những điểm khác nhau cơ bản của chủ ngĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hôi khoa học? Vào những năm 60 của thế kỷ XVIII, khi cách mạng công nghiệp Anh được tiến hành thì phong tròa công nhân Anh diễn ra, người ta lấy đó làm mốc cho phong trào cách mạng thế giới. đời sống công nhân lúc này gặp nhiều khó khăn, thời gian lao động dài, cường độ lao động cao, điều kiện sinh sống khắc nghiệt thường xuyên bị cúp phạt… đã thôi thúc họ đứng dậy đấu tranh (quy luật ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh), họ đấu tranh đòi hỏi quyền lợi về vật chất cũng như về tinh thần mà giai cấp tư sản đã không đáp ứng được cho họ. Hình thức đấu tranh ban đầu chỉ là đập phá máy móc (từ lúc phong trào mới nổ ra đến những năm 1920 của thế kỷ XIX), nhất là vào năm 1812, năm này Anh đã ra lệnh tử hình những ai đập phá máy móc. Ở Pháp đỉnh cao là trong những năm 1817- 1823 đến năm 1830 mới dừng lại, bên cạnh đó còn có hình thức bãi công. Đây là những hình thức được công nhân sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước tư bản chủ nghĩa. Điều đó cho thấy chủ nghhiax tư bản ra đời bên cạnh những tiến bộ hơn hẳn so với chế độ phong kiến, nhưng đây vẫn còn là một xã hội có giai cấp và áp bức giai cấp. do đó một số nhà tư tưởng nhận thấy đây vẫn còn là một xã hội bất công, họ tìm cách xóa bỏ bất công, nhưng họ không đưa ra được phương pháp khoa học để giải phóng con người, những tư tưởng của họ vì thế được gọi là chủ nghĩa không tưởng. Vậy chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì? Là một hệ thống những tư tưởng, học thuyết phản ánh khát vọng của con người về giải phóng xã hội, về xây dựng xã hội không còn tình trạng áp bức bóc lột; trong đó mọi người thực sự bình đẳng và có cuộc sống hạnh phúc. Nhưng do hạn chế lịch sử chủ nghĩa xã hội không tưởng đã không thể chỉ ra được con đường và lực lượng xã hội cũng như những điều kiện và phương thức để thực hiện những khát vọng đó. Đại diện tiêu biểu Xanhximông Ông rất quan tâm đến quần chúng nhân dân. 1925 ông viết đạo thiên chúa với mục đích cuối cùng là giải phóng giai cấp công nhân, tiêu diệt bần cùng nâng cao trình độ vật chất cho người nghèo. Ông chủ trương xây dựng một xã hội không có ăn bám và hưởng thụ bình đẳng, xã hội sau tiến bộ hơn xã hội trượng và động lực của sự tiến bộ là ý thức con người. ông chưa hiểu rõ bản chất của giai cấp thống trị là chúng không bao giờ muốn từ bỏ quyền lợi. ông không hiểu mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản là không thể giải quyết bằng con đường hòa bình mà phải giải quyết bằng con đường đấu tranh bạo lực. Saclơ trie ông sinh ra trong một gia đình thương nhân nên nên biết rõ mánh khóe của bon tư bản, ông chia sự phát triển của xã hội ra làm bón giai đoạn: từ mông muội đến dã man- gia trưởng- văn minh. Văn minh là xã hội mà
  4. ông đang sống, văn minh vì nó khéo che đẩy bản chất sấu xa của xã hội mình. Trong xã hội tư bản hạnh phúc của người này là nỗi bất hạnh của người khác tất cả là vì đồng tiền: Bác sĩ thì mong cho có nhiều người bệnh. Kĩ sư mong cho có nhiều nhà bị sập. Người bán rượu nho mong cho nh mất mùa. Luật sư thì mong cho có nhiều cuộc cãi vã, Ngoài ra Saclơ Phuriê cũng rất quan tâm đến việc giải phóng phụ nữ và ông cho rằng “trình độ giải phóng phụ nữ là thước đo của trình độ giải phóng chung”. Rôbet Ooen: xuất thân trong gia đình thợ thủ công, lấy một người vọe giàu có và trở thành chủ xưởng. ông cho rằng chế độ tư hữu là nguyên nhân của mọi sự đau khổ và ông chủ trương xóa bỏ cái quyền thiêng thiêng liêng đó của giai cấp tư sản. ông phản đối hình thức đấu tranh cách mạng, ông cho rằng sự giận dữ của giai cấp công nhân đối với giai cấp tư sản là không có hiểu quả. Ông là người tuyên truyền cho bình đẳng, bác ái nên ông cho rằng công nhân phải từ thiện đối với giai cấp tư sản. ông cho rằng cuộc sống đối với công nhân chỉ có khen thưởng, không có cúp phạt… Ăngghen đánh giá: “đây là lý luận chưa thành thục thích ứng với một nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa thành thục với những quan hệ giai cấp chưa thành thục” Lý luận chưa thành thục: là lý luận không có cơ sở khoa học, nó không tưởng. Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa thành thục: mới ra đời còn có nhieuf điều tốt đẹp, cũng đã bộc lộ những mặt xấu nhưng chưa phải là toàn bộ (vì đây là thời kỳ đang lên của chủ nghĩa tư bản). Quan hệ sản xuất chưa thành thục: mâu thuẫn giai cấp tư sản và vô sản chưa tới đỉnh cao. Nhìn chung các nhà tư tưởng tiến bộ trên đều xuất phát từ lợi ích của sx và đứng trên quan niệm kinh tế để phê phán chủ nghĩa tư bản, vạch ra những nhân tố kiềm hãm sự phát triển sản xuất, những hạn chế của chủ nghĩa tư bản và kêu gọi một phương thức sản xuất mới tiến bộ hơn. Họ tỏ lòng thông cảm tới những người lao động nghèo khổ, cung cấp những tư liệu quý và bồi dưỡng tư tưởng đấu tranh của giai cấp công nhân. Tuy nhiên họ chỉ mới thấy được sự cần thiết phải xóa bỏ sự bất bình đẳng về tài sản và xã hội chứ họ chưa vạch ra được phương pháp làm thế nào để thực hiện được. sở dĩ như vậy vì họ không thấy được sức mạnh của giai cấp công nhân nên họ kêu gọi các nhà cầm quyền phải cải tạo xã hội, theo nguyên lý của chủ nghĩ xã hội khoa học mà không tính đến việc đấu tranh giai cấp để giành chính quyền. viễn cảnh mà các ông đưa ra không thực hiện được vì thế tư tưởng của các ông được gọi là chủ nghĩa không tưởng. Không tưởng bởi vì: Họ chưa khám phá ra được bản chất và quy luật vận động của xã hội tư bản, không giải thích được nguyên nhân dẫn đến bất công nghèo đói.
  5. Họ chưa phát hiện ra xứ mệnh của giai cấp công nhân. Họ đứng ngoài xã hội để mưu cầu giải phóng xã hội. Họ đứng trên quan điểm duy tâm để cải tạo xã hội. Chủ nghĩa xã hội không tưởng bản thân nó không mang lại hiểu quả cho việc xóa bỏ áp bức bóc lột, song tất cả những tinh hoa của nó đã được Các Mác và Ăng ghen tổng hợp lại trong học thuyết mới- chủ nghĩa xã hội khoa học. Chủ nhĩa tư bản thắng lợi sự bùng nổ của cách mạng công nghiệp cho ra đời hai giai cấp mới tư sản và vô sản, ngay từ lúc mới ra đời 2 giai cấp này đã mâu thuẫn với nhau. Tuy nhiên giai cấp tư sản cũng đã thực hiện những chính sách tiến bộ hơn giai cấp phong kiến, bộ mặt kinh tế thay đổi cũng là tiền đề đưa đến một nền văn hóa tiến bộ. Bước đầu của phong trào công nhân đều đưa đến những thất bại, để trả lời câu hỏi tại sao lại thất bại? thôi thúc những con người có nguyện vọng giải phóng giai cấp công nhân, xóa bỏ áp bức bất công để tìm ra lời giải đáp. Hai trong số những con ngừi có nghuyện vọng cao cả đó chính là Các Mác và Ăng ghen. Sau nhiều năm lao động miệt mài, tháng 2/1848 cương lĩnh đồng minh do hai ông soạn thảo được công bố ở Luân Đôn dưới hình thức một bản tuyên ngôn- tuyên ngôn của Đảng cộng sản. đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học. Tuyên ngôn gồm lời mở đầu và 4 chương, trong đó khẳng định sứ mệnh của giai cấp vô sản là lãnh đạo cuộc đấu tranh chống lại sự thống trị và áp bức bóc lột của giai cấp tư sản, xây dựng chế độ cộng sản chủ nghĩa. Muốn thực hiện thành công cuộc cách mạng vô sản, giai cấp công nhân phải thành lập chính Đảng của mình, thiết lập nề chuyên chính vô sản và đoàn kết các lực lượng cách mạng trên toàn thế giới. những người cộng sản đã công khai tuyên bố mục đích của mình là dùng bạo lực để lật đổ trật tự xã hội hiện có và kêu gọi quần chúng đứng lên làm cách mạng, bởi lẽ trong cuộc cách mạng đó những người vô sản chẳng mất gì ngoài xiềng xích trói buộc họ. Tuyên ngôn kết thúc bằng lời kêu gọi “vô sản tất cả các nước đoàn kết lại”.
  6. Sự khác nhau cơ bản giữa chủ nghĩa xã hội không tưởng và chủ nghĩa xã hội khoa học: Chủ nghĩa xã hội không Chủ nghĩa xã hội khoa học tưởng Hoàn cảnh lịch sử Điều kiện kinh tế phát triển Nền công nghiệp đã phát chưa cao, những mâu triển mạnh, giai cấp công thuẫn giữa lực lượng sản nhân hình thành và phát xuất và quan hệ sản xuất, triển nhanh, mâu thuẫn giai mâu thuẫn xã hội chưa cao. cấp phát triển. Lực lượng xã hội Không thể phát hiện được Sứ mệnh lịch sử thuộc về lực lượng nào giai cấp công nhân tiên phong Con đường đấu Tiến hành đấu tranh bằng Dùng con đường cách tranh cách mạng con đường ôn hòa mạng để giải phóng giai cấp công nhân Thế giới quan khoa Duy tâm lịch sử Duy vật biện chứng học Trong quá trình đổi mới hôm nay Đảng cần phải cố gắng hơn nữa trao dồi kiến thức, củng cố tư tưởng góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Nhờ sự vận dụng chủ nghĩa xã hội vào từng điều kiện thực tế của đất nước công cuộc đổi mới ở nước ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, làm cho đất nước ngày càng thay da đổi thịt. chúng ta đang cố gnagws từng bước xây dựng một nhà nước của dân do dân vì dân. Có một nề kinh tế tăng trưởng khá, tình hình chính trị ngày càng ổn định, Việt Nam xứng đáng được bạn bè quốc tế gọi là đất nước của hòa bình. Cụ thể chúng ta đã đạt được một số thành tựu sau: Về chính trị: trước khi tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học nền chính trị nước ta không ổn định, vì nước ta đang là thuộc địa của Pháp. Trong khi đó các con đường cứu nước của các bạc sĩ phu đều không mang lại kết quả. Sau khi tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học chúng ta đã từng bước vận động quần chúng đấu tranh giành lại độc lập cho dân tộc, tình hình đất nước ngày càng ổn định. Về đối nội nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân đã được thiết định trên những đường nét cơ bản; tăng cường được khối đại đoàn kết dân tộc, tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mỗi cá nhân. Đảng cộng sản Việt Nam ngày càng được kiện toàn về bộ máy tổ chức cũng như năng lực lãnh đạo. về đối ngoại Đảng và nhà nước ta tiếp tục khẳng định lập trường Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước, tôn trọng độc lập chủ quyền và quyền tự quyết của các dân tộc trên thế giới. Việt Nam đã được bạn bè quốc tế đánh giá là đất nước của hòa bình. Về kinh tế: trước những năm 1986 nền kinh tế rơi vào khủng hoảng do áp dụng mô hình rập khuôn máy móc theo mô hình của Liên Xô và các nước Đông Âu. Từ năm 1986 trở lại đây nền kinh tế đã đạt được nhiều thành quả,
  7. nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đang từng bước được xây dựng. Nền kinh tế của nước ta tăng trưởng khá cao so với mức bình quân của thế giới với tốc độ tằng trung bình từ 7- 8%/năm, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế, chúng ta đã quan hệ về kinh tế với gần 200 quốc gia trên thế giới, từ năm 2006 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO, nền kinh tế từng bước được xây dựng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ khí hóa, hóa học hóa… từ một nước thường xuyên phải nhập khẩu lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đến nay Việt Nam đã trở thành một trong năm nước xuất khẩu lúa gạo lớn nhất trên thế giới cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đại hội IX đã xác định mục tiêu: "Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại". Nhưng, điều chưa rõ là lấy những tiêu chí nào để có thể xếp một nước vào hàng ngũ các nước công nghiệp hay hàng ngũ các nước công nghiệp theo hướng hiện đại, và đến đâu thì có thể coi là cơ bản trở thành một nước công nghiệp hay một nước công nghiệp theo hướng hiện đại? Nếu không làm rõ vấn đề này, ít nhất là về những tiêu chí chính, thì sẽ không có cơ sở để Đại hội X xác định được mục tiêu cụ thể cho năm 2010 thoát khỏi nước nghèo, kém phát triển, "tạo nền tảng" để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp và bước đi cho các giai đoạn từ 2010 đến 2020. Về văn hóa- xã hội: chúng ta đã xây dựng được nền văn hóa tiên tiến đậm đã bản sắc dân tộc, trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa của các nước trên thế giới, đồng thời bảo vệ những thành quả truyền thống văn hóa của dân tộc. Trong những năm gần đây nhờ coi trọng công tác giáo dục, hàng năm nhà nước đầu tư khoảng 20% ngân sách cho việc phát triển nghành giáo dục nên đã đạt được một số kết quả khá khách quan, năm 2000 Việt Nam đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và đang tiến tới phổ cập trung học cơ sở trong thời gian tới. Trước 1945 trên 90% dân số nước ta mù chữ thì đến nay trên 90% dân số nước ta đã biết đọc, biết viết, hệ thống các trường học đã được xây dựng ở tất cả các tỉnh thành, với nhiều loại hình trường lớp và nhiều hình thức đào tạo khác nhau, số học sinh sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp ngày càng cao với tỉ lệ 18 sinh viên/ 1000 dân… Công tác chăm lo sức khỏe cho người dân là một trong những ưu việt của chế độ ta, chúng ta đã đẩy lùi được các căn bệnh truyền nhiễm, những căn bệnh hiểm nghèo. Hệ thống các cơ sở y tế được xây dựng khắp nơi với đội ngũ y bác sỹ ngày các có trình độ chuyên môn cao… Tuy nhiên đất nước ta vẫn đang ở giai đoạn đầu trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội nên khonong thể tránh khỏi những khó khăn, thử thách. Thực trạng nước ta vẫn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, trong đó có những mâu thuẫn chủ yếu sau:
  8. Mâu thuẫn giữa yêu cầu tăng trưởng, phát triển kinh tế với sự bất cập của cơ chế, chính sách khai thác nguồn lực hiện nay. Mâu thuẫn giữa tính ưu việt của nền kinh tế thị trường đinh hướng XHCN với những hạn chế trong việc tìm ra quyết sách khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường. Mâu thuẫn giữa tính tất yếu khách quan phải nâng cao sự đồng thuận xã hội trong đổi đất nước với sự tấn công của các thế lực thù địch trong và ngoài nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao tính tích cực chính trị với lối sống thực dụng trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Mâu thuẫn giữa yêu cầu đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị với sự thiếu hụt trong những biện pháp mang tính đột phá trên lĩnh vực này. Mâu thuẫn giữa quá trình phát triển dân chủ với tình trạng thiếu giá đỡ về lý luận và thực tiễn cho quá trình đó. Mâu thuẫn giữa tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế với khả năng giữ vững độc lập tự chủ trong hội nhập và khắc phục những tác động tiêu cực của hội nhập. Mâu thuẫn giữa việc giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhân tố quyết định thành công sự nghiệp đổi mới với tình trạng một số mặt của Đảng chưa thật ngang tầm trước đòi hỏi của tình hình. Tuy nhiên đây chỉ là những mâu thuẫn trong giai đoàn đầu của thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta có thể tin tưởng vào việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trong thời gian tới.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

  • Sự ra đời và phát triển của Xã hội học

    doc 32 p | 3039 | 470

  • Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác- Lenin

    doc 11 p | 2350 | 363

  • Tiểu luận lịch sử Đảng: Sơ lược về sự ra đời và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam và vai trò của Đảng trong công cuộc hiện đại hóa đất nước

    pdf 27 p | 766 | 159

  • Lịch sử ra đời và phát triển của Gia Định Báo

    doc 24 p | 497 | 141

  • Lịch sử báo chí: Sự ra đời và phát triển của báo Ngày nay

    doc 18 p | 463 | 114

  • Bài giảng Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của triết học Mác – Lê nin

    ppt 26 p | 270 | 34

  • Sáng kiến kinh nghiệm môn triết học – chương 2 điều kiện lịch sử ra đời và phát triển

    pdf 7 p | 199 | 28

  • Bài giảng Triết học nâng cao - Chương 4: Sự ra đời và phát triển của triết học Mác - Lênin

    pdf 18 p | 178 | 25

  • Lịch sử ra đời và phát triển của số 0

    ppt 24 p | 288 | 19

  • Bài giảng Phật giáo - Bài 4: Phật giáo trên thế giới và ở Việt Nam

    ppt 52 p | 83 | 8

  • Văn học mạng trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam

    pdf 3 p | 11 | 4

  • Chuyển đổi số và phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu cách mạng công nghiệp lần thứ tư ở Việt Nam đến 2030

    pdf 16 p | 6 | 3

  • Bài giảng Triết học - Chương 3: Sự ra đời và phát triển của Triết học Marx-Lenin

    pdf 6 p | 62 | 2

  • Quá trình ra đời và phát triển của làng Kế Võ (Vinh Xuân – Phú Vang – Thừa Thiên Huế)

    pdf 8 p | 40 | 2

  • Về sự ra đời và phát triển của hệ thống gia đình Phật tử tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 1951-1963

    pdf 31 p | 4 | 2

  • Ebook Huyện Quang Bình 15 năm xây dựng và phát triển (2003-2018): Phần 1

    pdf 122 p | 6 | 2

  • Vai trò của người Hoa trong sự hình thành và phát triển đô thị thương mại Manila (Philippines) thế kỷ XVI, XVII

    pdf 11 p | 9 | 2

  • Sự ra đời của xẫ hội so sánh: Lý luận của E.Durkheim và M.Weber

    pdf 0 p | 81 | 1

Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn: Đồng ý Thêm vào bộ sưu tập mới: *Tên bộ sưu tập Mô Tả: *Từ Khóa: Tạo mới Báo xấu
  • Hãy cho chúng tôi biết lý do bạn muốn thông báo. Chúng tôi sẽ khắc phục vấn đề này trong thời gian ngắn nhất.
  • Không hoạt động
  • Có nội dung khiêu dâm
  • Có nội dung chính trị, phản động.
  • Spam
  • Vi phạm bản quyền.
  • Nội dung không đúng tiêu đề.
Hoặc bạn có thể nhập những lý do khác vào ô bên dưới (100 ký tự): Vui lòng nhập mã xác nhận vào ô bên dưới. Nếu bạn không đọc được, hãy Chọn mã xác nhận khác.. Đồng ý LAVA AANETWORK THÔNG TIN
  • Về chúng tôi
  • Quy định bảo mật
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy chế hoạt động
TRỢ GIÚP
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Upload tài liệu
  • Hỏi và đáp
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
  • Liên hệ
  • Hỗ trợ trực tuyến
  • Liên hệ quảng cáo
Theo dõi chúng tôi

Chịu trách nhiệm nội dung:

Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA

LIÊN HỆ

Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM

Hotline: 093 303 0098

Email: support@tailieu.vn

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2022-2032 TaiLieu.VN. All rights reserved.

Đang xử lý... Đồng bộ tài khoản Login thành công! AMBIENT

Từ khóa » Sự Ra đời Của Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học