Sự Ra đời Và Phát Triển Của Tiền Tệ - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Tài Chính - Ngân Hàng
  4. >>
  5. Ngân hàng - Tín dụng
Sự ra đời và phát triển của tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.04 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊNKHOA KINH TẾTIỂU LUẬNSự ra đời và phát triển của tiền tệSinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Vân AnhTrần Lê Mỹ DuyênTrần Thị Mỹ ThiệnTrần Thị Hoàng GiangNguyễn Thị Hồng ÁnhNguyễn Thị Bích DiễmĐỗ Xuân NguyênVõ Thanh LưuHòa Quang CôngTạ Thị Thanh HuyềnLý Hống QuânĐắk Lắk, 2015PHẦN THỨ NHẤTĐẶT VẤN ĐỀ1.1.Lý do chọn đề tàiKhi phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơchế thị trường có sự quản lí của nhà nước và đặc biệt khi mở rộng quan hệhợp tác kinh tế , đầu tư , thương mại với thế giới nền kinh tế nước ta cónhững biến sâu sắc và phát triển mạnh. Sống trong một thế giới đầy nhữngsự hứa hẹn và nguy hiểm, thử thách cơ hội... Vì vậy là những sinh viên củangành kinh tế, đang theo học môn tài chính tiền tệ , chúng tôi quyết địnhlựa chọn đề tài “Sự ra đời và phát triển của tiền tệ” để nghiên cứu và tìmhiểu rõ thêm những kiến thức cơ bản về lĩnh vực tài chính năng động và cótầm quan trọng này. Và cũng là đề tài cho bài tiểu luận kết thúc môn họccủa mình.1.2.Mục tiêu nghiên cứu- Nhận biết được bản chất của tiền tệ, đồng thời phân tích được cácchức năng của tiền tệ đối với nền kinh tế, từ đó thấy được tầm quan trọng củatiền tệ đối với mọi hoạt động của nền kinh tế - xã hội.- Giải thích được sự ra đời và sự phát triển của tiền tệ qua các hình tháibiểu hiện của tiền tệ.- Trình bày được các hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ qua sáu chế độtiền tệ: chế độ song bản vị, chế độ bản vị tiền vàng, chế độ bản vị vàng thỏi,chế độ bản vị vàng hối đoái, chế độ bản vị ngoại tệ và chế độ bản vị tiền giấy.- Nhắc lại được sự ra đời của tài chính trong lịch sử phát triển của kinh tếvà xã hội.PHẦN HAITỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU2. Nguồn gốc và sự phát triển của các hình thái tiền tệ.2.1. Nguồn gốc ra đời của tiền tệKinh tế học đã chỉ ra rằng, tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan,gắn liền với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hóa.Khi nghiên cứu về quá trình ra đời của tiền tệ, C.Mác kết luận: “Trìnhbày nguồn gốc phát sịnh của tiền tệ, nghĩa là phải khai triển cái biểu hiện củagiá trị, biểu hiện bao hàm trong quan hệ giá trị của hàng hóa, từ hình thái banđầu đơn giảng nhất và ít thấy rõ nhất cho đến hình thái tiền tệ là hình thái màai nấy đều thấy” (C.Mác – Tư Bản – Quyển I, Tập I, trang 75 – Nhà xuất bảnSự Thật – Hà Nội 1963).Trong quan hệ trao đổi, hình thức giá trị được biểu hiện qua 4 hình thái: Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Khi một hàng hóa ngẫunhiên phản ánh giá trị của một hàng hóa khác Hình thái giá trị hay mở rộng: Khi nhiều hàng hóa đều có khả năngtrở thành vật ngang giá để thể hiện giá trị một hàng hóa nào đó. Hình thái giá trị chung khi một hàng hóa đóng vai trò vật ngang giáchung để thể hiện giá trị của tất cả hàng hóa khác.Có nhiều hàng hóa được sử dụng như vật ngang giá chung như : giasúc, đồng, bạc, vàng… Mỗi loại đều có sự thuận lợi và bất lợi khilàm phương tiện trao đổi-vật ngang giá chung.Cuối cùng vật nganggiá chung chỉ giới hạn là kim loại quý vì dễ vận chuyển hơn trongđó chủ yếu là vàng. Hình thái giá trị tiền tệ : Khi phần lớn các quốc gia đều sử dụngvàng làm vật ngang giá chung trong trao đổi hàng hóa (vào cuối thếkỉ 19), vàng loại bạc và trở thành vật ngang giá chung- thế giới độcnhất.Trải qua tiến trình phát triển , tiền tệ đã tồn tại dưới nhiều hình thức đểđáp ứng nhu cầu đa dạng của nền kinh tế.2.2.Sự phát triển của các hình thái tiền tệ2.2.1.Tiền tệ hàng hóa-Hóa tệHóa tệ nghĩa là tiền bằng hàng hóa là hình thái đầu tiên của tiền tệ vàđược sử dụng trong một thời gian dài. Hàng hóa dùng làm tiền tệ trong traođổi phải có giá trị thức sự và giá trị của vật trung gian trao đổi này ngangbằng giá trị hàng hóa của vật đem đi đổi tức là trao đổi ngang giá hàng hóathông thường lấy hàng hóa đặc biệt – tiền tệ. Hóa tệ lần lượt xuất hiện dưới 2dạng : hóa tệ kim loại và hóa tệ phi kim loại2.2.1.1.Hóa tệ phi kim loạiHình thái cổ xưa nhất của tiền tệ, thông dụng trong các xã hội cổ truyền. Tùy theo từng quốc gai từng địa phương từng khu vực người ta dùng cáchàng hóa khác nhau làm tiền tệ. Ví dụ ở Hi Lạp , La Mã người ta dùng trâubò, ở Tây Tạng dùng trà đóng thành bánh, ở Châu Phi dùng lụa vải , vỏ sò ,hến… để làm tiền.Việc dùng hàng hóa làm tiền tệ do thói quen địa phương. Hóa tệ phikim loại có nhiều bất tiện như: Tính chất không đồng nhất,dễ hư hỏng , khóphân chia hay gộp lại,khó bảo quản vận chuyển, chỉ được công nhận trongtừng khu vực, địa phương. Do vậy hóa tệ phi kim loại dần bị loại bỏ và ngườita sử dụng hóa tệ kim loại.2.2.2.2.Hóa tệ kim loại.Là việc lấy kim loại làm tiền tệ. Các kim laoij dùng được đúc thành tiềnđồng, tiền bạc, vàng… Kim loại có nhiều ưu điểm hơn hàng hóa : bền hơn,hao mòn chậm. dễ chia nhỏ, dễ vận chuyển…Qua thực tiễn trao đổi và lưu thông hóa tệ kim loại người ta chỉ sử dụng2 kim loại quý làm tiền lâu dài hơn là bạc và vàng. Vì chúng có thuộc tínhđặc biệt là tính đồng nhất , tính dễ chia nhỏ, tính cất trữ, tính dễ lưu thông.Sau này vàng vượt bạc trở thành hóa tệ kim loại độc quyền.Trong giai đoạn đầu tiên vàng bạc được đúc thành nén ,thỏi. Về sau tiệntrao đổi chúng được đúc thành đồng xu với khối lượng và độ tinh khiết nhấtđịnh. Tiền đúc xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc khoảng thế kỉ 7 trước côngnguyên sau thâm nhập sang Ba Tư , Hi Lạp, La Mã rồi vào Châu Âu. Cácđồng tiền Châu Âu lưu hành trước đây đều ở dạng này.Tiền vàng có một thời gian thống trị rất dài trong lịch sử điều nàychứng tỏ hiệu quả to lớn mà nó mang lại cho nền kinh tế . Hệ thống thanhtoán bằng tiền vàng vẫn được duy trì cho mãi đến thế kỉ 20. Ngày nay mặc dừtiền vàng không còn trong lưu thông nữa nhưng vần được coi là một loại tàisản cất trữ có giá trị.Tuy có những đặc điểm thích hợp cho việc dùng làm tiện tệ nhưng tiềnvàng không thể đáp ứng nhu cầu trao đổi của xã hội và trao đổi hàng hóa pháttriển ở mức cao. Những lí do sau để thấy rõ sự bất tiện của tiền vàng tronglưu thông: Lượng vàng sản xuất không đáp ứng nhu cầu về tiền tệ ( nhu cầutrao đổi ) của nền kinh tế. Không thể đáp ứng nhu cầu làm vật ngang giá chung trong một sốlĩnh vực có lượng giá trị trao đổi mỗi lần nhỏ như mua bán hànghóa tiêu dùng. Lãng phí nguồn tài nguyên có hạn.2.2.2.Tiền danh nghĩa – Tiền là dấu hiệu giá trịTìm kiếm một loại hình tiền tệ mới thay thế cho vàng trong lưuthông là cần thiết. Người ta đã phát hành tiền xu kim loại và tiền giấyđể thực hiện chức năng lưu thông thay cho vàng.Tiền danh nghĩa là bản thân nó không có giá trị song nhờ sự tíndụng của mọi người mà nó được lưu dụng.2.2.2.1.Tiền xu kim loạiTiền xu kim loại có giá trị của chất kim loại được đúc và mệnh giáđược đúc trên nó không liên quan đến nhau có thể gán một giá trị tưởngtượng nào đó của con người lên đó .Khác với hóa tệ kim loại ở trên giátrị của chất kim loại được đúc phải bằng mệnh giá được đúc trên nó.2.2.2.2.Tiền giấyCó 2 loại là tiền giấy khả hoàn và bất khả hoán.a) Tiền giấy khả hoánLà mảnh giấy được in thành tiền để lưu hành thay thế cho tiền vànghay tiền bạc. Người có tiền giấy này có thể sử dụng nó đem đến ngânhàng để đổi lấy một lượng vàng bạc tương đương với giá trị ghi trênđó. Sự ra đời của tiền giấy khả hoán giúp giao dich những khoản tiềnlớn thuận tiện hơn. Sự ra đời của tiền giấy khả hoán được ghi nhận vàothế kỉ 17 do 1 chủ ngân hàng ở Thụy Điển đưa ra.Thời kì đầu, NHTM phát hành tiền giấy khả hoán . Sau chiến tranh thếgiới I nhà nước cấm NHTM phát hành tiền giấy khả hoán và quy việcphát hành về NHTW duy nhất. Vì thế ngày nay nói giấy bạc ngân hànglà phải hiểu giấy bạc NHTW.Hàm lượng vàng được quy định theopháp luật của ngân hàng từng nước. Vì vậy ta gọi tiền giáy này là tiềnpháp định.Do ảnh hưởng của chiến tranh và khủng hoảng tiền giấy khả hoán bimất khả năng đổi ra vàng. Sau chiến tranh thế giới thứ hai chỉ cònđồng đôla Mỹ có thể đổi ra vàng ( chế độ bản vị hối đoái vàng). Năm1971 Mỹ tuyên bố ngừng đổi đồng đôla Mỹ ra vàng đã làm sự tồn tạicủa tiền giáy khả hoán biến mất .b) Tiền giấy bất khả hoán.Loại tiền giấy ngày nay trên thế giới đang sử dụng. Tiền giấy thực chấtlà giấy vay nợ của NHTW với người mang nó.Với đồng tiền bất khảhoán nó là giấy nợ đặc biệt.Việc xã hội chấp nhận tiền giấy mặc dù giá trị thực của nó thấp hơngiá trị nó đại diện vì tiền giấy được quy định trong luật là phương tiệntrao đổi , vì mọi người tin tưởng vào uy tín của cơ quan phát hành( NHTW) và bản thân tiền giấy rất thuận lợi.Đó là:nợ.Dể mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng hóa, thanh toán-Thuận tiện khi thực hiện chức năng dự trữ của cải dưới hìnhthức giá trị.-Bằng cách thay đổi các con số trên mặt đồng tiền, một lượng giátrị lớn hay nhỏ đều được biểu hiện.-Bằng chế độ độc quyền phát hành giấy bạc với những quy địnhnghiêm ngặt của Chính phủ, tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó,…2.2.3. Bút tệBút tệ là thứ tiền tệ vô hình sử dụng bằng cách ghi chép trên sổ sách củangân hàng, nó chính là số dư trên tài khoản tiền gửi ở ngân hàng. Về nguồngốc, người ta cho rằng bút tệ ra đời vào giữa thế kỹ 19 khi Ngân hàng Anhquốc tìm cách né tránh các thể lệ phát hành tiền giấy quá cứng nhắc nên đãsang chế ra hệ thống thanh toán bằng cách ghi trên sổ sách ngân hàng. Ngàynay, bút tệ được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các nước, nhưng ở các nước pháttriển, dân chúng có thói quen sử dụng bút tệ hơn ở các nước kém phát triển,do hệ thống ngân hàng ở các nước phát triển hoạt động tốt hơn.2.2.4.Tiền điện tửTrong những năm gần đây, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin vàcông nghệ ngân hàng nên các loại thẻ tín dụng và thẻ thanh toán ngày càngđược sử dụng rộng rãi, kể cả trong và ngoài nước. Những loại thẻ này có thểthực hiện được các chức năng của tiền tệ và ngày càng thay thế tiền giấytrong đời sống kinh tế. Do vậy, chúng cũng được xem là một hình thái tiền tệmới – Tiền điện tử.3.Bản chất và chức năng của tiền tệ3.1.Bản chất của tiền tệTiền tệ có biểu hiện ở rất nhiều thứ khác nhau. Đối với hầu hết các dântộc, tiền là những đồng xu bằng kim loại, những tờ giấy bạc, những tấm thẻ,hoặc là những khoản tiết kiệm ở ngân hàng,… Nhưng đối với một số dân tộctrong quá khứ không xa lắm, tiền là những chuổi hạt, vỏ ốc được xâu lại vìđó là những vật họ cho là có giá trị. Các dân tộc đã từng coi những vật nhưvậy là “tiền” bởi vì chúng đều là những phương tiện được thừa nhận và thỏathuận trong thanh toán.Lịch sử phát triển của tiền tệ đã chứng minh rằng tiền tệ là sản phẩm tấtyếu của nền kinh tế hàng hóa, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình troađổi hàng hóa, dịch vụ. Suy cho cùng, về bản chất, tiền tệ là vật ngang giáchung, làm phương tiện để trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thanh toán cáckhoản nợ.3.2. Chức năng của tiền tệ3.2.1. Chức năng là đơn vị đo lường giá trịTiền tệ là đơn vị đo lường giá trị, nghĩa là nó được dùng để đo lường giátrị của hàng hóa, dịch vụ trước khi thực hiện trao đổi. Người ta đo giá trị củahàng hóa và dịch vụ bằng tiền giống như người ta đo trọng lượng của một vậtbằng kilogram, đo chiều dài của một vật bằng mét. Để thấy được vì sao chứcnăng này quan trọng, chúng ta hãy so sánh quá trình trao đổi hiện vật với traođổi hàng hóa có tiền làm môi giới trung gian.Trong quá trình trao đổi trực tiếp, có 3 mặt hàng đưa ra trao đổi: A, B, Cthì chúng ta chỉ cần biết 3 giá để có thể trao đổi các hàng hóa này với nhau.Đó là:- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.- Giá của hàng hóa A được tính bằng bao nhiêu hàng hóa C.- Giá của hàng hóa C được tính bằng bao nhiêu hàng hóa B.Tương tự, nếu có 10 mặt hàng đưa ra cần trao đổi, chúng ta phải cần biết45 giá để có thể trao đổi hàng này để lấy một hàng hóa khác, với 100 mặthàng chúng ta cần tới 4.950 giá, và với 1.000 mặt hàng thì chúng ta cần biết499.500 giá (theo công thức tính tổng quát số cặp khi có N phân tử = N (N1)/2).Nếu nền kinh tế có tiền tệ làm môi giới, thì người ta định giá bằng đơn vịtiền tệ cho tất cả các hàng hóa đem trao đổi trên thị trường. Do vậy, có baonhiêu hàng hóa đưa ra trao đổi thì có bấy nhiêu giá cả. Có nghĩa là, nếu có 3hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 3 giá, có 10 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 10giá, có 1.000 hàng hóa đưa ra trao đổi thì có 1.000 giá. Vậy là, việc dùng tiềnlàm đơn vị đánh giá sẽ thuận lợi rất nhiều cho quá trình trao đổi hàng hóa,giảm được chi phí trong trao đổi do giảm được số giá cần xem xét.Khi nền kinh tế phát triển thì lợi ích của chức năng đo lường giá trị củatiền tệ ngày càng tăng lên. Ngày nay, người ta đo lường giá trị của hàng hóa,dịch vụ không phải chỉ bằng tiền mặt mà còn đo lường giá trị hàng hóa, dịchvụ bằng Séc, hối phiếu, kỳ phiếu hoặc là các chứng từ có giá khác.Để tiền tệ làm tốt chức năng đo lường giá trị đòi hỏi:- Đơn vị tiền tệ đó phải có giá trị nội tại của nó, nếu không, dù có bắtbuộc dân chúng vẫn không chấp nhận nó như một công cụ đo lường giá trị.- Giá trị của đơn vị tiền tệ đó, hay sức mua của đồng tiền phải ổn địnhhoặc có thay đổi thì vẫn không thay đổi nhiều qua thời gian.3.2.2. Chức năng là phương tiện trao đổiTrong nền kinh tế, tiền tệ làm phương tiện trao đổi khi nó được dùng đểmua bán hàng hóa, dịch vụ, hoặc thanh toán các khoản nợ cả trong và ngoàinước. Việc dùng tiền làm phương tiện trao đổi đã nâng cao hiệu quả hoạtđộng của nền kinh tế, bởi nó đã tiết kiệm được các chi phí quá lớn trong quátrình trao đổi trực tiếp hàng đổi hàng, các chi phí giao dịch thường rất cao.Bởi vì, người mua, người bán phải tìm được những người trùng hợp với mìnhvề nhu cầu trao đổi, thời gian trao đổi, không gian trao đổi. Quá trình trao đổichỉ được diễn ra khi có sự phù hợp đó. Tiền tệ làm môi giới trung gian trongtrao đổi đã hoàn toàn khắc phục được các hạn chế đó của quá trình trao đổitrực tiếp. Người có hàng bán lấy tiền, sau đó sẽ mua được hàng mà họ cần.Bởi vậy, người ta coi tiền như thứ dầu mỡ bôi trơn, cho phép nền kinh tế hoạtđộng trôi chảy hơn, khuyến khích chuyên môn hóa và phân công lao động.Việc dùng tiền làm một phương tiện trao đổi giúp đẩy mạnh hiệu quả củanền kinh tế, qua việc loại bỏ được nhiều thời gian dành cho việc đổi cháchàng hóa hay dịch vụ qua nhiều lần trao đổi trực tiếp lấy hàng. Để làm tốtchức năng này tiền phải đạt một số ưu điểm sau:- Phải được tạo ra hàng loạt một cách dể dàng, có tính đồng nhất cao đểthuận tiện cho việc xác định giá trị trong từng quốc gia.- Phải được chấp nhận một cách rộng rãi của những người trao đổi hànghóa.- Có thể chia nhỏ được, nhờ đó tạo thuận lợi cho người trao đổi.- Dể chuyên chở, di chuyển.- Không bị hư hỏng một cách nhah chóng do tác động của khí hậu, thờitiết, môi trường,….3.2.3. Chức năng là phương tiện dự trữ về mặt giá trịTiền tệ làm phương tiện dự trữ giá trị nghĩa là nơi chứa sức mua hànghóa trong một thời gian nhất định. Nhờ chức năng này của tiền tệ mà người tacó thể tách thời gian từ lúc có thu nhập đến lúc tiêu dùng nó. Chức năng nàylà quan trọng vì mọi người đều không muốn chi tiêu hết thu nhập của mìnhngay khi nhận nó, mà dự trữ để sử dụng nó trong tương lai. Tất nhiên, tiềnkhông phải duy nhất là nơi chứa đựng giá trị, mà các tài sản khác cũng là nơichứa giá trị, như cổ phiếu, thương phiếu,… Nhưng tiền là tài sản có tính lỏngcao nhất, bởi nó là phương tiện trao đổi, nó không cần phải chuyển đổi thànhbất cứ cái gì khác khi với mục đích mua hàng hóa chi trả tiền dịch vụ. Nhữngtài sản khác đòi hỏi chi phí giao dịch khi cần chuyển sang tiền.Vì vậy, tiền là một phương tiện dự trữ về mặt giá trị có nhiều ưu điểmtrong nền kinh tế hàng hóa. Tuy vậy nó phải tùy thuộc vào mức giá vì giá trịcủa tiền được ấn định theo mức giá. Nếu các giá đều tăng gấp hai thì nghĩa làgiá trị của tiền đã sụt một nửa, ngược lại nếu các giá giảm đi một nửa thì giátrị tiền sẽ tăng lên hai lần. Trong một cuộc lạm phát khi mức giá tăng lênnhanh chóng, vì tiền mất giá quá nhanh nên dân chúng giữ tiền như một biệnpháp bất đắc dĩ. Điều này thể hiện rõ nhất trong thời kỳ siêu lạm phát. Ngoàira, trong nền kinh tế thị trường thì mức độ quan trọng của tiền cũng thay đổi,vì ngoài tiền ra còn có các tài sản khác như: thương phiếu, hối phiếu, chừngchỉ tiền gửi…4. Chế độ tiền tệChế độ tiên tệ là hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ của một quốc gia,được quy định bằng luật pháp. Chế độ tiền tệ bao gồm ba nhân tố:- Bản vị tiền tệ: là cơ sở đánh giá đồng tiền quốc gia, là tiêu chuẩn chungmà mổi nước chọn làm cơ sở cho chế độ tiền tệ của mình.- Đơn vị tiền tệ: Mỗi quốc gia đều có đơn vị tiền tệ riêng của mình vàđược quy định bằng pháp luật. Đơn vị tiền tệ của Việt nam là “đồng”, ký hiệuquốc tế là “VND”; đơn vị tiền tệ của Mỹ là “đô la”, ký hiệu quốc tế là“USD”, đơn vị tiền tệ của Nhật là “yên”, ký hiệu quốc tế là “JPY”,…- Công cụ trao đổi: tức là những công cụ được sử dụng để thực hiện muabán hàng hóa, dịch vụ, thanh toán các khoản nợ như tiền giấy, tiến cắc, tiềnđiện tử,…Nói chung, trong chế độ tiền tệ, yếu tố thường thay đổi là bản vị tiền tệ.Lịch sử tiền tệ phát triển cho thấy rằng, bản vị tiền tệ của các nước do điềukiện kinh tế cụ thể củ mổi thời kỳ quyết định. Cho đến nay, các chế độ bản vịtiền tệ sau đây đã được sử dụng:4.1. Chế độ song bản vịDưới chế độ song bản vị, đồng tiền của một nước được xác định bằngmột trọng lượng cố định của 2 kim loại, thường là vàng và bạc. Ví duk, năm1972, ở Mỹ 1 đôla vàng = 1,603 gam vàng ròng, 1 đôla bạc = 24,06 gam bạcròng. Tức trọng lượng 1 đôla bạc nặng gấp 15 lần trọng lượng 1 đôla vàng.Giả sử rằng , Nhà nước ấn định tỷ lệ đúc tiền chính thức của 2 kim loạibạc và vàng là 15/1, điều đó có nghĩa là, 1 trọng lượng đơn vị tiền tệ bằngbạc gấp 15 lần trọng lượng tiền tệ bằng vàng. Do đó, bất cứ một sự thay đổinào trong giá trị thị trường của một kim loại so với kim loại khác, có thể làmcho thứ kim loại có giá trị cao hơn biến khỏi lưu thông. Bởi vì kim loại rẻtiền hơn trên thị trường sẽ được đúc thành tiền, kim loại đắt tiền hơn trên thịtrường sẽ được đưa ra khỏi lưu thông để cất trữ hay đúc thành thỏi để bán.Nói cách khác, một tỷ lệ đúc tiền cố định và một tỷ lệ thị trường thay đổi, chophép người ta giữ lại đồng tiền có giá trị hơn và cho lưu thông đồng tiền cógiá trị kém hơn.Điều đó đã xaye ra ở Mỹ trong thế kỹ XIX, khi mà Mỹ đang giữ chế độsong bản vị vàng và bạc theo luật định. Trong suốt giai đoạn đầu từ 1792 đến1834 vàng rút khỏi lưu thông và trên thực tế quốc gia chỉ còn là bản vị bạc.Nhưng từ 1834 – 1893 bạc rút khỏi lưu thông và thực chất quốc gia chỉ cònbản vị vàng.4.2. Chế độ bản vị tiền vàngChế độ bản vị tiền vàng là chế độ bản vị mà đồng tiền của một nướcđược đảm bảo bằng một trọng lượng vàng nhất định theo pháp luật. Nhữngnhân tố cần thiết của bản vị tiền vàng bao gồm:- Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.- Tiền giấy quốc gia được Nhà nước xác định bằng một trọng lượng vàngnhất định và được tự do chuyển đổi ra vàng theo tỷ lệ đã quy định.- Tiền vàng được lưu thông không hạn chế.Chế độ bản vị tiền vàng được sử dụng phổ biến ở các nước trong nhữngnăm cuối thế kỹ XIX và đầu thế kỷ XX.4.3. Chế độ bản vị vàng thỏiChế độ bản vị vàng thỏi cũng quy định cho đơn vị tiền tệ quốc gia mộttrọng lượng vàng cố định. Nhưng vàng được đúc thành thỏi mà không đúcthành tiền.Trong chế độ này, vàng không lưu thông trong nền kinh tế, mà chỉ dự trữđể làm phương tiện thanh toán quốc tế và chuyển dịch tài sản ra nước ngoài.Tiền giấy quốc gia được đổi ra vàng theo luật định, nhưng phải một số lượngtiền giấy nhất định, ít nhất phải tương đương với 1 thỏi vàng.Chế độ bản vị vàng thỏi được áp dụng ở Anh năm 1925 và quy địnhmuốn đổi tiền giấy lấy vàng phải đổi ít nhất là 1.500 Bảng Anh, áp dụng ởPháp năm 1928 với số tiền giấy phải đổi ích nhất là 225.000 Francs,…4.4. Chế độ bản vị vàng hối đoáiChế độ bản vị vàng hối đoái là chế độ bản vị trong đó tiền giấy quốc giakhông được trực tiếp chuyển đổi ra vàng, muốn đổi ra vàng phải thông quamột ngoại tệ. Ngoại tệ đó phải được chuyển đổi ra vàng, như đôla Mỹ, bảngAnh,…Chế độ bản vị vàng hối đoái được áp dụng tại Ấn Độ năm 1898, Đức1924, Hà Lan 1928,…4.5. Chế độ bản vị ngoại tệChế độ bản vị ngoại tệ là chế độ tiền tệ mà đơn vị tiền tệ quốc gia đượcxác định bằng đơn vị tiền tệ của nước ngoài (ngoại tệ). Đó phải là các ngoạitệ mạnh và được tự do chuyển đổi trên thị trường.Chế độ bản vị này được sử dụng phổ biến đối với các nước thiếu vànghoặc về mặt chính trị bị lệ thuộc vào nước khác (các nước trong khối cộngđồng Anh sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất).Để khuyết khích thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế một cách cótrật tự, chế độ bản vị ngoại tệ này được hình thành ở các nước tư bản chủnghĩa. Chế độ bản vị này được thịnh hành vào năm 1944 đến năm 1971 và có2 sự kiện nổi bật:- Vào cuối chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ chiếm hữu phần lớn vàngcủa thế giới. Do đó, Bộ Tài chính Mỹ, theo Hiệp định quốc tế đã quy địnhvàng và đôla Mỹ có thể chuyển đổi được lẫn nhau, theo tỷ lệ 35 đôla cho 1ounces vàng.- Theo đó, các nước khác theo Hiệp định quốc tế, Ngân hàng trung ươngcác nước đó đã tham gia hiệp định duy trì một tỷ giá cố định đồng tiền của họso với đồng đôla Mỹ.Chế độ bản vị ngoại tệ này đã hoàn thành sứ mệnh khuyến khích thươngmại quốc tế và khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Nhưng từnhững ănm 1960 chế độ này bắt đầu sụp đổ, bởi đồng đola Mỹ lạm phát vàdự trữ vàng của Mỹ giảm sút nghiêm trọng. Chế độ bản vị này đã kết thúc khiTổng thống Mỹ Nixơn tuyên bố không đổi đôla giấy ra vàng ngày15/08/1971.4.6. Chế độ tiền giấy không chuyển đổi ra vàngChế độ tiền giấy là chế độ tiền tệ trong đó đơn vị tiền tệ của một nướckhông thể tự do chuyển đổi ra kim loại quý, mà giá trị thực tế của đồng tiềncác nước phụ thuốc vào sức mua của nó, tức là số lượng hàng hóa hay dịchvụ mà có thể mua được.Đầu những năm 1930 chế độ bản vị này đã trở thành phổ biến. Vàng chỉđược dùng để thanh toán những khoản nợ quốc tếChế độ tiền giấy (tiền dấu hiệu) nó bị rút khỏi lưu thông trong nước vìkhông dùng làm tiền tệ và không được chuyển đổi tiền giấy ra vàng.Từ đó, giá trị thực tế của một đồng tiền được xác định bằng sức mua củanó và được đo bằng số nghịch đảo của mức giá cả chung. Như vậy, mức giácả chung càng cao thì giá trị hay sức mua của một đơn vị tiền tệ càng thấp vàngược lại.PHẦN 3KẾT LUẬNViệc nghiên cứu “Sự ra đời và phát triển của tiền tệ” giúp chúng tôinắm rõ hơn bản chất của tiền tệ và ứng dụng nó để sử dụng cho các môn họcvề tài chính tiền tệ được tốt hơn.Qua đó cũng củng cố thêm kiến thức chocông việc sau này.TÀI LIỆU THAM KHẢO[1]. Wtaap( />%E1%BA%A3n-ch%E1%BA%A5t-v%C3%A0-ch%E1%BB%A9c-n%C4%83ng-c%E1%BB%A7a-ti%E1%BB%81n-t%E1%BB%87)[2]. Wikipedia ( />[3]. Kho tài liệu vn ( />

Tài liệu liên quan

  • SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC. SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.
    • 32
    • 712
    • 2
  • SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP  ĐỒNG KINH TẾ SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỢP ĐỒNG KINH TẾ
    • 20
    • 1
    • 0
  • Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại liên hệ tình hình thực tiễn của việt nam tại thời điểm hiện tại  Lịch sử ra đời và phát triển của ngân hàng thương mại liên hệ tình hình thực tiễn của việt nam tại thời điểm hiện tại
    • 8
    • 1
    • 18
  • Tài liệu Lich su ra doi va ban chat cua tien te pdf Tài liệu Lich su ra doi va ban chat cua tien te pdf
    • 7
    • 927
    • 2
  • Sự ra đời và phát triển của SGD i ngân hàng công thương Sự ra đời và phát triển của SGD i ngân hàng công thương
    • 25
    • 487
    • 0
  • Tài liệu Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ docx Tài liệu Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ docx
    • 8
    • 3
    • 34
  • Tài liệu Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác- Lenin doc Tài liệu Sự ra đời và phát triển của Triết học Mác- Lenin doc
    • 10
    • 1
    • 15
  • Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam
    • 22
    • 1
    • 7
  • Kinh tế hàng hoá phát triển dẫn tới sự ra đời và phát triển của nhiều loại thị trường trong đó có thị trường vốn part1 pps Kinh tế hàng hoá phát triển dẫn tới sự ra đời và phát triển của nhiều loại thị trường trong đó có thị trường vốn part1 pps
    • 8
    • 394
    • 0
  • Kinh tế hàng hoá phát triển dẫn tới sự ra đời và phát triển của nhiều loại thị trường trong đó có thị trường vốn part2 pot Kinh tế hàng hoá phát triển dẫn tới sự ra đời và phát triển của nhiều loại thị trường trong đó có thị trường vốn part2 pot
    • 8
    • 400
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(92.5 KB - 19 trang) - Sự ra đời và phát triển của tiền tệ Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Sự Ra đời Của Tiền Tệ