Sử Sách Nhà Tống Từng Bưng Bít Việc Bao Công Trảm Nhân Vật ...

  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • ×

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận

Facebook Google

Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng nhập

Email

Họ và tên

Mật khẩu

Mã xác nhận

Captcha refesh

Khi nhấn đăng ký đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt

Đăng ký

Xin chào, !

Bạn đã đăng nhập với email:

Đăng xuất

Đông Tây - Kim Cổ
  • Võ thuật
  • Danh nhân lịch sử
  • Hồ sơ mật
  • Bí ẩn khoa học
  • Bí mật quân sự
  • Thâm Cung Bí Sử
Sử sách nhà Tống từng bưng bít việc Bao Công trảm nhân vật hoàng thân, quốc thích nào?

Sử sách nhà Tống từng bưng bít việc Bao Công trảm nhân vật hoàng thân, quốc thích nào?

Chủ nhật, ngày 24/10/2021 10:30 AM (GMT+7) Bao đại nhân trong lịch sử từng xử trảm một nhân vật thân thế quyền quý hơn nhiều. Bình luận 0 Dân Việt trên
  • Số phận trái ngược của 2 bà cháu được gả cho Càn Long

  • Phát hiện nóng: Thành phố Atlantis huyền thoại “ngủ vùi” ở Biển Đen?

  • Cuộc đối đầu của các chiêm tinh gia trong Thế chiến thứ hai

  • Cuối năm 2021, 3 con giáp phúc khí tràn đầy, rộng đường thăng tiến

Vụ án sử trảm Phò Mã Trần Thế Mỹ không có thực?

Nếu bạn là fan của bộ phim "Bao Thanh Thiên" từng làm mưa làm gió một thời thì hẳn sẽ biết tới vụ án nổi tiếng Bao Thanh Thiên chém đầu phò mã Trần Thế Mỹ. Đây là một trong những vụ án lớn nhất mà Bao đại nhân từng xét xử bởi nó liên quan đến một nhân vật chức cao vọng trọng trong triều. Vậy vụ kỳ án này chỉ là sự tưởng tượng của tác giả hay nó thực sự có trong lịch sử?

Theo sử liệu, Bao Chửng (chữ Hán: 包拯) hay còn gọi là Bao Thanh Thiên là một nhân vật lịch sử có thật sống trong khoảng từ năm 999 đến năm 1062 thuộc thời Bắc Tống. Ông là người Lư Châu, Hợp Phì ra làm quan to dưới thời vua Tống Nhân Tông. Đương thời, Bao Chửng là một vị quan thanh liêm, chính trực có tấm lòng sáng trong như nhật nguyệt. Ông chính là nguyên mẫu của hình tượng Bao Thanh Thiên trên màn ảnh.

Sử sách nhà Tống từng bưng bít việc Bao Công trảm nhân vật hoàng thân, quốc thích nào? - Ảnh 1.

Vụ án Bao Công xử trảm phò mã Trần Thế Mỹ chỉ là tác phẩm tưởng tượng của người xưa. (Ảnh: Sohu)

Còn về Trần Thế Mỹ, trên phim, đây là một thanh niên xuất thân bần hàn nhưng học giỏi và đỗ trạng nguyên. Sau đó, nhờ tài năng và ngoại hình tuấn tú, anh ta được chọn làm phò mã, kết hôn với công chúa Bắc Tống. Nhưng ai ngờ, Trần Thế Mỹ hào hoa phong nhã thực ra lại là kẻ bạc tình phụ nghĩa. Thuở còn nghèo khó, Trần Thế Mỹ có người vợ tần tảo nuôi anh ta ăn học là Tần Hương Liên và hai đứa con nhỏ. Nhưng sau khi đỗ trạng nguyên và được chọn làm phò mã, Trần Thế Mỹ đã chối bỏ, xua đuổi vợ con hòng "tẩy trắng" để kết hôn với công chúa.

Đỉnh điểm tội ác của Trần Thế Mỹ là sai thuộc hạ Hàn Kỳ giết vợ và hai con nhỏ của mình để bưng bít, tránh tội "trùng hôn" (lừa gạt rằng mình chưa có gia đình để kết hôn với công chúa). Sau này vụ án oan của Tần Hương Liên được Bao Thanh Thiên làm rõ, Trần Thế Mỹ bị xử trảm để trả giá cho những tội lỗi của mình. Đó là hình tượng Trần Thế Mỹ được xây dựng trên màn ảnh, nhưng trong thực tế lịch sử, nhân vật này không có thật.

Nhân vật bị Bao Công trảm có thân thế máu mặt không ngờ

Tuy nhiên có một điều vô cùng thú vị, đó là mặc dù Bao Thanh Thiên trong lịch sử không chém đầu phò mã nhưng ông đã xử trảm một nhân vật có máu mặt hơn cả thế. Theo "Bàn Cổ Luận Kim", người bị xử trảm đó là em họ của hoàng đế Tống Nhân Tông - Triệu Thanh, cũng là cháu trai của Bát Hiền Vương Triệu Đức Phương.

Triệu Thanh cậy mình là hoàng thân quốc thích nên lộng thế làm càn, không coi ai ra gì. Vị vương gia này trong một lần đi chùa tình cờ gặp một cô gái rất xinh đẹp và đã ngang nhiên bắt cô về nhà, sau cùng khiến cô gái uất ức đến mức tự sát.

Sử sách nhà Tống từng bưng bít việc Bao Công trảm nhân vật hoàng thân, quốc thích nào? - Ảnh 2.

Một vị hoàng thân quốc thích vì cậy quyền mà làm càn, khiến cho một nhà 3 mạng chết oan. (Ảnh: Sohu)

Cô gái xinh đẹp này là con gái của một vị viên ngoại giàu có họ Cù. Hay tin con gái bị Triệu Thanh bắt cóc rồi hại chết, Cù viên ngoại vô cùng uất hận và tìm mọi cách tố cáo Triệu Thanh. Nhưng Triệu Thanh có quyền có thế nên không vị quan nào dám nhận vụ án này, thậm chí có mấy tên tham quan còn báo cáo với Triệu Thanh việc Cù viên ngoại đang đi khắp nơi tố cáo hắn.

Thẹn quá hoá giận, Triệu Thanh dùng quyền lực và quan hệ mua chuộc quan lại, vu cho Cù viên ngoại một tội danh để bắt ông vào ngục. Sau đó lại thuê người giày vò Cù viên ngoại đến chết trong tù.

Phu nhân của Cù viên ngoại cùng lúc mất cả chồng lẫn con nên rơi xuống đáy cùng tuyệt vọng, bà khao khát báo thù và đòi lại công bằng cho chồng và con gái. Được người mách nước, bà tìm đến Bao đại nhân.

Bao đại nhân nghe xong câu chuyện thì nổi trận lôi đình, lập tức cho điều tra. Chẳng bao lâu sau, đã tìm được đầy đủ tang chứng vật chứng để định tội chết cho Triệu Thanh. Triệu Thanh lúc trước vẫn ngông nghênh không chịu hối cải, giờ mới bắt đầu sợ hãi. Nhà họ Triệu cũng cuống quýt nhờ Bao đại nhân thương lượng với Cù phu nhân, đền bù một nghìn lượng vàng để khép lại vụ án.

Triệu Thanh thân là vương gia, Bao đại nhân cũng phải nể mặt đôi phần nên đành chuyển lời giúp. Ai ngờ, Cù phu nhân nghe chuyện bồi thường để khép lại vụ án thì phẫn uất tự sát.

Vì đại nghĩa mà diệt thân

Sau khi thấy ba mạng người nhà họ Cù chết oan, Bao đại nhân vô cùng ân hận vì đã không kiên định với phán quyết của mình. Bao Thanh Thiên lập tức xuống lệnh xử trảm Triệu Thanh mặc cho sự can ngăn và áp lực từ hoàng thất. Sự việc này đã gây ra một cơn sóng gió trong triều.

Sử sách nhà Tống từng bưng bít việc Bao Công trảm nhân vật hoàng thân, quốc thích nào? - Ảnh 3.

Bất chấp sự can ngăn của hoàng đế, hoàng thái hậu, vương gia, Bao Công vẫn quyết xử trảm vị hoàng thân quốc thích này. (Ảnh: Sohu)

Ngày Bao Thanh Thiên xử trảm Triệu Thanh, các vị vương gia, hoàng thái hậu và cả hoàng đế Tống Nhân Tông đều tới can ngăn. Thậm chí Tống Nhân Tông còn đe dọa sẽ tước chức quan của Bao Thanh Thiên nhưng Bao đại nhân khi đó đã nói với hoàng đế Tống Nhân Tông một câu: "Nếu thần không thể chấp pháp một cách công bằng, thay trời hành Đạo thì chức quan này đâu còn ý nghĩa gì". Dứt lời, Bao Thanh Thiên hạ lệnh cho thị vệ chém đầu Triệu Thanh.

Tống Nhân Tông mặc dù từng ra mặt nói giúp Triệu Thanh, nhưng trong lòng thực sự lại rất phục cách làm việc công bằng, quả quyết, công tư phân minh của Bao Chửng, vậy nên sau cùng Bao đại nhân cũng không bị trách phạt nặng vì chém đầu vương gia.

Vụ án này trong thời Bắc Tống từng là mật sử vì liên quan đến hoàng thân quốc thích. Trong chính sử Bắc Tống, việc này chỉ được nhắc rất sơ sài, nhưng đến những thời đại sau, câu chuyện này được lưu truyền rộng rãi và đặc biệt, nó đã được các tiểu thuyết gia thời Minh - Thanh dựa vào để sáng tác nên vụ án Bao Thanh Thiên chém đầu phò mã mà sau này chúng ta được chứng kiến trên màn ảnh!

  • Khai quật lăng mộ Bao Công, ông lão qua đường chặn lại, bảo nhầm rồi!

    Khai quật lăng mộ Bao Công, ông lão qua đường chặn lại, bảo nhầm rồi! 14/09/2021 08:31

  • Vụ án mà Bao Công chỉ dùng 1 câu đối đã bắt được thủ phạm

    Vụ án mà Bao Công chỉ dùng 1 câu đối đã bắt được thủ phạm 04/09/2021 10:32

  • Được vua ban thưởng cả thành Lư Châu, Bao Công đáp lại 14 chữ gì?

    Được vua ban thưởng cả thành Lư Châu, Bao Công đáp lại 14 chữ gì? 30/08/2021 18:32

  • Vì sao đám tang Bao Công có tới 21 quan tài đầy bí ẩn?

    Vì sao đám tang Bao Công có tới 21 quan tài đầy bí ẩn? 24/08/2021 10:32

Minh Anh (Theo Tổ Quốc) Từ khóa:
  • Bao Công
  • Bao Thanh Thiên
  • Trần Thế Mỹ
  • Bao Chửng
  • tống nhân tông
  • Triệu Đức Phương
  • Bao đại nhân
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
danviet.vn
Ý kiến của bạn Đăng nhập Đăng ký x

Ảnh đính kèm

Gửi ý kiến

Vui lòng nhập nội dung bình luận.

Xem tiếp bình luận x Tin cùng chuyên mục Xem theo ngày Xem
  • Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới: Ai sở hữu phép thuật lợi hại hơn?

    Tôn Ngộ Không và Trư Bát Giới: Ai sở hữu phép thuật lợi hại hơn?

  • Người thầy đáng kính nào đã định hình nên vị vua Tự Đức tài năng và đức độ?

    Người thầy đáng kính nào đã định hình nên vị vua Tự Đức tài năng và đức độ?

  • Ai sinh 4 tháng Âm lịch này, kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực không ngừng, cuối năm 2024 gặt hái tài lộc

    Ai sinh 4 tháng Âm lịch này, kiên trì, chăm chỉ, nỗ lực không ngừng, cuối năm 2024 gặt hái tài lộc

  • Sống sót qua thử thách: 3 con giáp được Thần Tài sủng ái, đầu tháng 11 Âm lịch phúc lộc đầy tay

    Sống sót qua thử thách: 3 con giáp được Thần Tài sủng ái, đầu tháng 11 Âm lịch phúc lộc đầy tay

  • Vì sao phụ nữ Nhật Bản thời xưa mặc kimono "kín cổng cao tường" nhưng lại... không mặc đồ lót?

    Vì sao phụ nữ Nhật Bản thời xưa mặc kimono "kín cổng cao tường" nhưng lại... không mặc đồ lót?

  • Thời trẻ, Từ Hi thái hậu là "mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh"?

    Thời trẻ, Từ Hi thái hậu là "mỹ nhân đẹp nhất nhà Thanh"?

Tin nổi bật
  • Tàu ngầm lớp Akula - “Cơn ác mộng” của Hải quân Mỹ

    Tàu ngầm lớp Akula - “Cơn ác mộng” của Hải quân Mỹ

  • 6 vị vua Việt có kết cục bí ẩn, gồm những ai?

  • Người khuyên Hàn Tín mưu phản vì sao cuối đời được hưởng phú quý?

  • Tại sao Nhất Đăng đại sư không thể luyện thành Lục Mạch Thần Kiếm?

Xem thêm

Từ khóa » Cẩu đầu Trảm Chờ Lệnh