Sự Sáng Tạo Của Nguyễn Ái Quốc Trong Hành Trình Tìm đường Cứu ...
Có thể bạn quan tâm
Trước hết là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình. Những năm cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp bắt tay vào khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Xã hội Việt Nam bắt đầu có những biến chuyển và phân hóa. Sự xâm nhập của chủ nghĩa tư bản Pháp đã làm nảy sinh trong xã hội Việt Nam hai giai cấp mới, giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng đến Việt Nam. Trong khi các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản như: Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục, Duy Tân, Việt Nam Quang Phục Hội; phong trào chống sưu thuế của nông dân ở Trung kỳ, phong trào đánh Pháp như vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế….
Tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (L’Admiral Latouche Trévill), nơi Nguyễn Tất Thành làm phụ bếp khi rời Tổ quốc đi tìm đường cứu nước (6/1911). Ảnh Tư liệu
Các phong trào yêu nước chống Pháp trên đều thất bại. Nguyên nhân sâu xa là do thiếu đường lối chính trị đúng đắn, khoa học, thiếu sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến. Giai cấp phong kiến, có vai trò tiến bộ nhất định trong lịch sử đã trở thành giai cấp phản động, bán nước, tay sai cho đế quốc. Giai cấp tư sản mới ra đời, còn non yếu với lực lượng kinh tế phụ thuộc và khuynh hướng chính trị cải lương, không có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến để giành độc lập tự do. Giai cấp nông dân và tiểu tư sản khao khát độc lập, tự do, hăng hái chống đế quốc và phong kiến, nhưng không thể vạch ra con đường giải phóng đúng đắn và không thể đóng vai trò lãnh đạo cách mạng. Cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về đường lối cứu nước.
Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: Sự bất lực của hệ tư tưởng phong kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối, tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp công nhân có khả năng dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành công. Câu hỏi của "bài toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành công nhiệm vụ giải phóng dân tộc ở Việt Nam? đến lúc này vẫn chưa có lời giải.
Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tinh thần yêu nước của các sĩ phu, văn thân, chí sĩ xả thân vì nước, nhưng Người không tán thành đường lối cứu nước của các bậc tiền bối. Tư tưởng yêu nước của Nguyễn Tất Thành tuy lúc đó chưa gặp chủ nghĩa xã hội, nhưng đã thể hiện tầm vóc vượt trước quan điểm cứu nước đương thời là tự ra đi tìm đường cứu nước, không dựa dẫm vào nước nào; không nhờ vả, kêu gọi người khác giúp mình. Người cho rằng, chủ trương của cụ Phan Chu Trinh yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương chẳng khác gì “đến xin giặc rủ lòng thương”; chủ trương của cụ Phan Bội Châu nhờ Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp chẳng khác nào “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, chủ trương của cụ Hoàng Hoa Thám tuy thực tế hơn, nhưng không có hướng thoát rõ ràng, “còn mang nặng cốt cách phong kiến(1).
Thất bại của các cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh… nói lên một sự thật lịch sử là: không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường của giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Các đường lối và phương pháp này đều không đáp ứng được yêu cầu giải phóng dân tộc trong điều kiện chủ nghĩa đế quốc đã trở thành hệ thống thế giới. Chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam đang đòi hỏi được đổi mới, đó là một nhu cầu cấp thiết của dân tộc lúc bấy giờ.
Mặt khác tình hình thế giới vào nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX cho chúng ta thấy chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đã xác lập được sự thống trị trên phạm vi thế giới. Phần lớn các nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ Latinh đã trở thành thuộc địa và phụ thuộc của chúng. Chủ nghĩa đế quốc vừa tranh giành xâu xé, vừa hùa với nhau để nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Cùng với những mâu thuẫn cơ bản trong xã hội tư bản - mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản, chủ nghĩa đế quốc làm phát sinh mâu thuẫn mới - mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Đời sống nhân dân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc vô cùng cực khổ, trong đó có nhân dân Việt Nam dưới xiềng xích của chế độ thực dân Pháp. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc bắt đầu phát triển và có xu hướng lan rộng. Sự sáng tạo cần nói thêm ở đây của Hồ Chí Minh thể hiện ở năng lực kết hợp “duy lý hoá” và “giải duy lý hoá” khi hoạch định và thực thi tư tưởng - lý luận. Trong tư tưởng của Hồ Chí Minh vừa có tính sáng tạo theo triết lý phương Tây, vừa không xa rời với tâm lý, tình cảm, tập quán văn hoá của con người Việt Nam, được mọi người đón nhận bằng sự chân thành và sẵn sàng dấn thân”(2).
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp lần thứ XVIII họp ở Thành phố Tours tháng 12 năm 1920. Ảnh tư liệu
Hai là, phẩm chất và trí tuệ của Nguyễn Tất Thành cùng với vào cuộc sống thực tiễn, bằng lao động để mở mang nhận thức tìm ra chân lý.
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, một địa phương có truyền thống yêu nước. Từ lúc tuổi còn nhỏ, Người sớm được tiếp cận với các tư tưởng lớn của phương Đông, hấp thụ vốn văn hóa truyền thống của dân tộc, Hán học và bước đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây. Chứng kiến cảnh khổ cực của người dân mất nước, tinh thần đấu tranh bất khuất của cha anh, Người càng yêu nước, thương dân sâu sắc và hun đúc những hoài bão lớn lao. Vốn có tư chất thông minh, tinh thần ham học hỏi, khả năng tư duy độc lập, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới, Người bị lôi cuốn bởi khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” và thôi thúc bởi ý định tìm hiểu “cái gì ẩn giấu sau những từ đẹp đẽ đó ở chính nước sinh ra khẩu hiệu đó”. Những tư tưởng tiến bộ của cuộc cách mạng ở Pháp năm 1789, thành tựu văn minh, tiến bộ của nhân loại ở Pháp và các nước châu Âu khác, đã thúc đẩy Người muốn đến tận nơi tìm hiểu. Đó chính là những lý do Nguyễn Tất Thành quyết định chọn nước Pháp, chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên trong cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước năm 1911.
Đối với Nguyễn Tất Thành, đây không phải là quyết định giản đơn, tình cờ, mà là kết quả tổng hợp của một quá trình phân tích, lý giải khoa học những nhân tố thuận - nghịch của bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, để lựa chọn đúng hướng đi và xác định con đường cứu nước thành công.
Hành trang ban đầu của Nguyễn Tất Thành khi ra nước ngoài là tri thức về văn hóa phương Đông và phương Tây, lòng yêu nước nhiệt thành, tiếp thu có chọn lọc con đường cứu nước của các nhà yêu nước lớp trước và một dự định rõ rệt, lớn lao, đó là “xem nước Pháp và các nước khác, sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào ta”, đó là dự định đi tìm con đường cứu nước, cứu dân. Ngày 5 tháng 6 năm 1911, trên con tàu “Đô đốc Latouche Tréville”, từ bến cảng Nhà Rồng của Thành phố Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã lên đường sang Pháp. Người làm bất cứ việc gì để sống và hoạt động (phụ bếp dưới tàu, làm bánh trong các khách sạn, cào tuyết, đốt lò, chụp ảnh…). Gần mười năm, vừa lao động kiếm sống, vừa tiến hành khảo sát thực tiễn nhiều nước tư bản và các nước thuộc địa, khảo sát các cuộc cách mạng ở các nước Pháp, Anh, Mỹ… Nguyễn Tất Thành đã có nhận thức quan trọng là: Cách mạng tư sản là những cuộc cách mạng vĩ đại, nhưng là những cuộc cách mạng chưa đến nơi. Nó đã phá tan gông xiềng phong kiến cùng những luật lệ hà khắc và những ràng buộc vô lý để giải phóng sức lao động của con người. Cách mạng tư sản xây dựng lên một chế độ mới tiến bộ hơn xã hội phong kiến. Nhưng cách mạng xong rồi dân chúng vẫn khổ, vẫn bị áp bức, bóc lột và vẫn mưu toan làm cách mạng. Từ đó, Người đi đến kết luận: “chúng ta đổ xương máu để làm cách mạng thì không đi theo con đường cách mạng này”(3). Nguyễn Tất Thành đã tìm ra những mặt trái của xã hội phương Tây, nhận ra “ở đâu cũng có người nghèo khổ như xứ sở mình” do ách áp bức, bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị. Điều đó đã giúp Người có một nhận thức quan trọng: Nhân dân lao động trên toàn thế giới cần đoàn kết lại để đấu tranh chống kẻ thù chung là giai cấp thống trị; cùng nhau thực hiện nguyện vọng chung là độc lập, tự do. Như vậy, sự sáng tạo của Người còn được biểu hiện ở triết lý hành động, ở kiểm chứng mọi lý thuyết trong thực tiễn và bằng thực tiễn, hiện thân nhân sinh bằng dấn thân.
Người luôn sống hoà mình cùng nhân dân lao động và phong trào đấu tranh của công nhân Pháp, Người say sưa hoạt động cách mạng, viết báo, hội họp, tuyên truyền, cổ động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành tham gia hoạt động trong phong trào của những người Việt Nam yêu nước tại Pháp. Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 có ảnh hưởng rất lớn đến tình cảm và nhận thức của Người. Đầu năm 1919, Nguyễn Tất Thành tham gia Đảng xã hội Pháp. Ngày 18/6/1919, với tên Nguyễn Ái Quốc, Người thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi bản yêu sách tới Hội nghị Vécxây yêu cầu về quyền tự do, dân chủ, bình đẳng dân tộc cho nhân dân An Nam. Tám yêu cầu không được chấp nhận, nhưng đã vạch trần bản chất giả dối của các cường quốc thống trị, đồng thời cũng đem lại cho Nguyễn Ái Quốc một nhận thức tỉnh táo là các dân tộc muốn được giải phóng chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân mình. Từ thực tế ấy, Người kết luận: “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”(4).
Thứ ba là, tham gia hoạt động chính trị, tiếp cận các trường phái cách mạng, các luồng tư tưởng; khảo nghiệm thực tiễn để chọn con đường cứu nước đúng và khoa học: Sự sáng tạo của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc không thoả mãn với những nguyên lý có sẵn, mà trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã bổ sung, phát triển những giá trị mới, làm cho hệ tư tưởng - lý luận luôn được đổi mới, cách mạng hoá.
Ra đi tìm đường cứu nước với tuổi đời còn rất trẻ và từ một xã hội thuộc địa, nửa phong kiến, lúc đó Nguyễn Ái Quốc chưa có một ý niệm rõ ràng về giai cấp, đấu tranh giai cấp, đảng chính trị, chủ nghĩa Mác - Lênin... Người đã nói với nhà báo Liên Xô Ôxip Manđenxtam: “Khi tôi độ mười ba tuổi, lần đầu tiên tôi được nghe ba chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối với chúng tôi, người da trắng nào cũng là người Pháp. Người Pháp đã nói thế... Trong những trường học cho người bản xứ, bọn Pháp dạy người ta như con vẹt.Chúng giấu không cho người nước tôi xem sách báo. Không phải chỉ sách của các nhà văn mới, mà cả Rútô và Môngtexkiơ cũng bị cấm. Vậy thì làm thế nào bây giờ? Tôi quyết định tìm cách đi ra nước ngoài”(5), muốn biết cái gì bí mật ẩn náu ở “nước Mẹ” xa xôi! Người cho rằng “Muốn đánh hổ thì phải vào hang hổ!”(6). Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và những tìm hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thôi thúc Người sang Pháp và các nước khác... Đây không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn, nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam.
Từ những hoạt động thực tiễn trên và sự kiện cực kỳ quan trọng làm chuyển biến cơ bản nhận thức con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Người là được đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân đạo (L’Humanité) tháng 7-1920. Luận cương đã mang lại cho Người ánh sáng về con đường cách mạng giải phóng dân tộc ở một nước thuộc địa. Khẳng định ý nghĩa to lớn của Luận cương trong hành trình tìm ra con đường cứu nước, sau này Người viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đoạ đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta””.
Trong bối cảnh bấy giờ, có nhiều trí thức Việt Nam sống tại Pháp, nhưng Người đã thể hiện tính vượt trội của tư tưởng khi nhận ra được chân lý lớn nhất của thời đại. Luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc những băn khoăn về con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc, trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng ở các nước thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc… Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành thế giới quan cộng sản của Nguyễn Ái Quốc. Cho đến cuối đời, Hồ Chí Minh càng trung thành với con đường độc lập dân tộc bao nhiêu, thì càng trung thành bấy nhiêu với những lý luận Lênin viết trong Sơ thảo Luận cương và đường lối của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Điều này thể hiện rất rõ khi Người trả lời phỏng vấn nhà báo Pháp Sáclơ Phuốcniô: “Từ ngày Luận cương của Lênin đã hoàn toàn soi sáng cho tôi, tôi không còn chỉ dự các cuộc họp của Đảng một cách thụ động nữa. Tôi lao vào cuộc chiến đấu, hăng hái bàn cãi, tiến công mạnh mẽ những kẻ chống lại Lênin và Quốc tế thứ ba”(7).
Quá trình tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin của Nguyễn Ái Quốc ngày càng có hệ thống và hoàn thiện khi Người tham gia Đảng Cộng sản Pháp, học tập ở Đại học phương Đông, sống trong không khí sục sôi ở trung tâm phong trào cộng sản ở Nga, hoạt động trong Quốc tế Cộng sản. Nhận thức của Người về sức mạnh của nhân dân lao động thế giới, về mối quan hệ giữa các dân tộc bị áp bức, giữa cách mạng ở các nước thuộc địa và các nước chính quốc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc, vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản của giai cấp công nhân, về chính quyền cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng… ngày càng sâu sắc và có những luận điểm bổ sung, phát triển, sáng tạo. Sự kiện Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tháng 12/1920 là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người - từ một nhà yêu nước chân chính trở thành một chiến sĩ cộng sản. Đồng thời, sự kiện đó cũng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách mạng Việt Nam, mở đầu quá trình kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh dân tộc, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, tinh thần yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Từ đây, cách mạng Việt Nam bắt đầu đi vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội bắt đầu hình thành.
Đồng chí Nguyễn Ái Quốc (người đầu tiên bên trái hàng ngồi) chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Matxcơva, năm 1924. Ảnh tư liệu
Thứ tư là, việc tìm ra con đường cứu nước, con đường phát triển cho dân tộc của Nguyễn Ái Quốc có ý nghĩa lịch sử và sự sáng tạo to lớn, đó là:
Tìm thấy đường lối, con đường cứu nước đã khó, tiến hành tuyên truyền vận động quần chúng và tổ chức thắng lợi đường lối ấy trên thực tế còn khó hơn nhiều. Vì trong suốt tiến trình thực tế hoá đường lối ấy, người lãnh đạo có quyết tâm chưa đủ mà còn phải đánh giá đúng tình hình, lựa chọn đúng thời điểm, địa bàn "đối nội" và phải tìm được những cộng sự có thực tế và kinh nghiệm vận động tổ chức quần chúng. Tháng 6 -1923, trong thư gửi các bạn cùng hoạt động ở Pháp, Người phác họa công việc của mình - Người dẫn đường cứu nước khi trở về Tổ quốc là: “Đối với tôi, câu trả lời đã rõ ràng là trở về nước, đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do độc lập”(8). Nét đặc sắc nhất cuộc hành trình cứu nước 30 năm là không bao giờ Người xa rời mục đích về nước cứu đồng bào. Khi ở Liên Xô dự Đại hội lần thứ VI Quốc tế Thanh niên, Người nói với nhà văn I. Êrenbua: “Tôi chỉ có một mong ước là sớm trở về Tổ quốc”. Khi đang hoạt động trong Bát lộ quân Trung Quốc, Người vẫn bí mật liên lạc với Ban lãnh đạo Đảng trong nước chuẩn bị xây dựng căn cứ địa vùng biên giới Việt Trung. Cuối tháng 6 năm 1940, ngay sau khi Pháp đầu hàng phát xít Đức, Người chỉ thị gấp cho đồng chí Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp không đi học Trường Quân chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Diên An nữa mà cùng các đồng chí Phùng Chí Kiên, Vũ Anh đi Quế Lâm, Nam Ninh (Quảng Tây) hướng về Cao Bằng đón thời cơ mới. Đầu năm 1941, sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, Người kết thúc Hành trình cứu nước, về vùng rừng núi Cao Bằng - địa đầu Tổ quốc trực tiếp lãnh đạo dân tộc thực hành đường lối cứu nước mới, mở ra giai đoạn mới trong công cuộc giải phóng dân tộc Việt Nam. Như vậy, Hồ Chí Minh đã đem ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin soi đường cho phong trào yêu nước, chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, làm cho chủ nghĩa yêu nước vươn lên tầm thời đại, trở thành chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh; mà sau này biểu tượng sáng chói trong hai cuộc kháng chiến lừng lẫy của dân tộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, trong công cuộc tái thiết và phát triển đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Và với vệc tìm ra con đường cứu nước, phát triển của dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn, thiết thực chuẩn bị cho việc mở ra một giai đoạn phát triển mới của phong trào cách mạng vô sản nói chung, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới và châu Á nói riêng.
Sự sáng tạo của Nguyễn Ái Quốc trong hành trình tìm đường cứu nước đang song hành với cả dân tộc trong thế kỷ XXI. Người anh hùng dân tộc Hồ Chí Minh đã mang lại cho dân tộc ta con đường cứu nước, cứu dân với những đóng góp đầy sáng tạo của Người. “Hãy làm đi khi chúng tôi còn trẻ” - Câu ngạn ngữ phương Tây rất đúng với thực tiễn cuộc đời Hồ Chí Minh. Người đã hiến dâng tuổi trẻ, bằng sự dũng cảm, sáng tạo đã làm nên một Nguyễn Ái Quốc - ngôi sao sáng nhất trên bầu trời cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Tư tưởng, nhân cách của Hồ Chí Minh trở thành một tài sản tinh thần quý báu của dân tộc ta, trở thành vốn minh triết đối ứng trong quá trình cọ xát, đối diện, bản địa hoá các lý thuyết khác nhau trong thế giới đương đại.
Tại khóa họp Đại hội đồng lần thứ 24, năm 1987 tại Pháp, UNESCO đã ra Nghị quyết số 24C/18.65 tôn vinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là “anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất”.
Anh Võ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb.CTQG, H.1996,T1,tr.314
2.Dẫn theo báo Nhân Dân, ngày 18 tháng 5 năm 1965
3. Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb.CTQG-Nxb.TN,H.1994, Tập 1; tr.12; 31; 41-42; 273-289.
4 . Hồ Chí Minh Toàn tập,Nxb. CTQG, H.1995,t.1,tr. 192; 477; Tập 10: tr 127; t12,tr.471.
5. Hồ Chí Minh, Biên niên tiểu sử, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 40-50
7. Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd, 8. Hồ Chí Minh Toàn tập, Sđd,t.1 tr. 13. Hồ Chí Minh toàn tập, Sđd,t.1,tr.266
8. Hồ Chí Minh-Biên niên tiểu sử, xuất bản lần thứ 2,Nxb.CTQG, H.2006,t.2,tr.63
Từ khóa » đến Giữa Thế Kỷ 19 ấn độ Là Thuộc địa Của đế Quốc Nào Sau đây
-
Đến Giữa TK XIX, Ấn Độ Bị Biến Thành Thuộc địa Của đế Quốc Nào?
-
Đến Giữa Thế Kỉ XIX, Ấn Độ Trở Thành Thuộc địa Của đế Quốc Nào?
-
Đến Giữa TK XIX, Ấn Độ Bị Biến Thành Thuộc địa Của đế Quốc Nào?
-
Đến Giữa Thế Kỉ XIX, Ấn Độ Trở Thành Thuộc địa Của đế Quốc Nào? Hà
-
Top 15 Cuối Thế Kỉ Xix ấn độ Trở Thành Thuộc địa Của Nước Nào * A ...
-
Đến Giữa Thế Ký 19 ấn Độ Là Thuộc địa Của đế Quốc Nào - Hỏi Đáp
-
Cuối Thế Kỉ XIX Ấn Độ Trở Thành Thuộc địa Của Nước Nào
-
Đế Quốc Thực Dân Pháp – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đế Quốc Anh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Thế Kỷ 18 ấn Độ La Thuộc địa Của đế Quốc Nào
-
Đến Giữa TK XIX Ấn Độ Bị Biến Thành Thuộc địa Của đế Quốc Nào?
-
Https://.vn/chi-tiet-tin?/su-thong-tr...
-
Đến Giữa Thế Kỉ XIX, Ấn Độ Bị Biến Thành Thuộc địa Của đế Quốc Nào?
-
Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 - Sự Kiện Vĩ đại Trong Lịch Sử Dân ...
-
Afghanistan Và Đông Á, Great Game Nằm ở đâu? - BBC
-
Nước Đông Nam Á Nào Chưa Từng Là Thuộc địa Của Châu Âu?
-
Thúc đẩy Đối Thoại Liên Văn Hoá Và Văn Hoá Hoà Bình ở Đông Nam ...