Sự Tan Rã Của đế Quốc Áo - Hung - Báo Bình Phước
Có thể bạn quan tâm
Thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ ở châu Âu đã đe dọa đến sự thống trị của vương triều Habsburg. Năm 1866, Áo gây chiến với Phổ và bị thất bại nên buộc phải ký hiệp định rút lui khỏi Liên bang Đức. Để giữ được quyền thống trị của mình, Habsburg liên kết với vương quốc Hungary (một chư hầu của Áo) để thành lập đế quốc Áo - Hung. Đất đai của đế quốc này bao gồm toàn bộ lãnh thổ vùng Nam và Đông Âu ngày nay. Đế quốc Áo - Hung có 73 triệu dân với 2 dân tộc Áo và Hungary chiếm đa số. Vì muốn duy trì sự thống trị của dòng họ nên vương triều Habsburg đã ra sức ngăn sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Việc này đã khiến đế quốc Áo - Hung bị lạc hậu về kinh tế so với nhiều quốc gia khác, dẫn tới mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt. Để dập tắt các phong trào phản kháng, Habsburg chĩa mũi nhọn ra ngoài bằng việc gây chiến với các nước láng giềng. Chính sách gây hấn của Áo - Hung đã bị người Nga cản trở, buộc Habsburg liên minh quân sự với Đức để đánh Nga. Tháng 6-1914, thái tử của đế quốc Áo bị ám sát, liên minh quân sự Đức - Ý - Áo lấy cớ phát động chiến tranh và đây chính là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
Trong cuộc chiến này, đế quốc Áo - Hung đảm nhiệm việc đánh Nga tại mặt trận phía Nam nhưng liên tục bị thất bại. Năm 1916, vua Áo chết cộng thêm sự thất bại liên tục trên chiến trường đã khiến nhân dân trong nước vùng lên đấu tranh đòi lật đổ vương triều Habsburg. Chính vì sức ép từ hai phía nên tháng 11-1918, đế quốc Áo - Hung ký hiệp định đình chiến, tuyên bố đầu hàng, chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.
Ngày 12-11-1918, Quốc hội lâm thời của Áo được thành lập và tuyên bố đưa quốc gia trở thành nước cộng hòa. Trước đó, vào tháng 2-1918, nhân dân Hungary bắt đầu tổ chức khởi nghĩa chống lại ách cai trị của đế quốc Áo - Hung. Đến tháng 10-1918, thủ đô Budapest của Hungary được giải phóng, những người khởi nghĩa thành lập Hungary thành nước cộng hòa. Giữa tháng 11-1918, nước cộng hòa vô sản Hungary tuyên bố thành lập, vương triều Habsburg bị lật đổ.
Sự tan rã của đế quốc Áo - Hung được lịch sử đánh giá là hồi chuông cáo chung cho chế độ quân chủ, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ hơn nữa ở châu Âu.
T.Phong(Nguồn: 102 sự kiện tiêu biểu thế giới)
Từ khóa » Dưỡng Người Trong Sách Là đế Quốc Thái Tử
-
Dưỡng Người Trong Sách Là đế Quốc Thái Tử - WikiDich
-
Dưỡng Trang Giấy Người Là đế Quốc Thái Tử - Tối ái Mai Tử Tửu
-
Dưỡng Người Trong Sách Là đế Quốc Thái Tử Audio - Tối Ái Mai Tử Tửu
-
Dưỡng Người Trong Sách Là đế Quốc Thái Tử - Chương 175 Chương ...
-
Ta, đế Quốc Thái Tử, Dựa Nhặt Rác Rưởi Dưỡng Người Trong Sách ...
-
Thân Thủ Nuôi Lớn Người Trong Sách Muốn Cưới Ta - WikiDich
-
Tìm Truyện Trên Wiki Dịch - WikiDich
-
Friedrich III, Hoàng đế Đức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Dận Nhưng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vua Lê Thánh Tông Và Chuyện Trọng Dụng Hiền Tài
-
Thái Tử Nhật Kể Về Cuộc Sống Hoàng Gia - VnExpress
-
Hiền Tài Xứ Đông - UBND Tỉnh Hải Dương