“Sự Thật” – Bạn đã Làm Việc Một Cách Nghiêm Túc Chưa?
Có thể bạn quan tâm
Những bí kíp nào giúp bạn tăng thêm thu nhập? (P2) | |
Những câu chuyện “thức tỉnh” suy nghĩ trong bạn (P2) | |
Những câu chuyện “thức tỉnh” suy nghĩ trong bạn (P1) |
Mỗi dịp cuối năm, tôi lại viết một cái checklist về những điều mình muốn thực hiện trong năm tới. Thực ra, nó lại là cái checklist không-bao-giờ-được-check. Vì sao ấy à? Vì một năm có những 365 NGÀY, quá lâu để ghi nhớ, thực thi và kiểm soát đối với một đứa có trí nhớ cá vàng như tôi. Ấy là chưa kể cái checklist ấy chỉ được ngó đến ĐÚNG 1 LẦN — khi tôi viết nó ra (may mắn hơn có thể ngó đến nó thêm một lần nữa, vào thời điểm hết năm).
Sự thật là chúng ta rất dễ bị xao nhãng khỏi những mục tiêu của mình, bởi đủ thứ lý do có tên cùng không tên, chính đáng hoặc không chính đáng. Những điều quan trọng, nhưng không có tiêu chí gì để đo lường một cách nghiêm túc, thường dễ bị bỏ quên. Chúng ta thì không đủ quyết liệt với những điều mình theo đuổi. Vậy nên những checklist thì cứ dài ra từ năm này qua năm khác, còn ta thì chả đi tới đâu cả. Dậm chân tại chỗ.
Đó là lý do bạn cần dừng lại.
Vậy thì dừng lại như thế nào và ta nên làm những gì trong thời gian ấy? Đó chính là nội dung của cuốn sách 18 phút. Tôi xin phép tóm tắt lại nội dung phần đầu tiên để mọi người hình dung được vấn đề.
1. Chuyển động chậm lại: Giảm tốc quá trình tiến về phía trước
Khi bạn cảm thấy mình đang phạm sai lầm, nhưng bạn đã đổ quá nhiều công sức vào việc đó đến mức hành động rút lui khiến bạn vô cùng xấu hổ, thì phải làm thế nào để dừng bàn đạp?
Có 2 phương pháp:
Giảm tốc: Tạm dừng đưa ra tranh luận, lắng nghe ý kiến là phương pháp giảm tốc hoàn hảo vì bạn có thời gian suy nghĩ và không cần đưa ra bất cứ tranh luận nào (Hãy nói “Tôi cần thời gian suy nghĩ về nó nhiều hơn”). Trong trường hợp khác, nó có nghĩa là thu nhỏ quy mô, bớt đầu tư vào việc khẳng định mình đang đúng.
Bắt đầu lại: Đặt câu hỏi với tư cách là người mới tiếp nhận dự án: Liệu tôi có tiếp tục không? Có nên đầu tư thêm không? Hay là bỏ đi.
=> Giảm tốc quá trình vận động tiến về phía trước là bước đầu tiên để giải phóng bản thân khỏi những niềm tin, thói quen, cảm giác và những vấn đề có thể đang giới hạn bạn.
“Sự thật” – Bạn đã làm việc một cách nghiêm túc chưa? (Ảnh minh họa) |
2. Phút tạm dừng giúp bạn có một bước tiến khôn ngoan hơn
5 giây tạm dừng rõ ràng là thứ đa số mọi người đều cần để nhận ra họ đã phạm sai lầm.
Điểm mấu chốt, trong thời gian thực, là cần TRÁNH NHẤN NÚT GỬI VÔ ÍCH NGAY TỪ BAN ĐẦU.
Tạm dừng 1 hoặc 2 giây. Hít thở. Đó là những gì ta cần để chọn lựa con đường chúng ta muốn hướng đến một cách có chủ đích, để giữ ta đi đúng hướng khi đã bắt đầu chuyển động, để thường xuyên lưu ý xem, sau một khoảng thời gian liệu ta có đang đi đúng hướng hay không.
3. Dừng lại để tăng tốc
Cuộc đời là một cuộc chạy ma ra tông đường dài. Do đó hãy thử áp dụng phương pháp luyện tập của những vận động viên ma ra tông: Một vài ngày tập với mức độ vừa phải, một ngày làm việc cật lực, và một hay hai ngày thư giãn tuyệt đối.
Điều này sẽ giúp bạn:
- Tránh thương tổn.
- Có thời gian suy nghĩ.
- Tái tạo năng lượng mới để tập trung vào những việc ưu tiên hàng đầu.
- Tạo thời gian và không gian để bạn có thể nhắm đến mục tiêu của mình chính xác hơn.
4. Nhìn nhận thế giới như những gì nó vốn có, chứ không phải như những gì bạn mong đợi
Chúng ta dễ nhầm lẫn giữa kỳ vọng và thực tế, quá khứ và hiện tại, khao khát và những gì đang diễn ra. (Xu hướng tự chứng thực: tự mình khẳng định một điều gì đó mà phớt lờ những thông tin thực tế). => Chúng ta tìm kiếm thông tin để xác nhận là mình đúng.
Làm thế nào để không rơi vào bẫy của sự kỳ vọng? Thay vì chứng minh là mình đúng, ta có thể muốn xác nhận là mình sai.
Đầu tiên, nhìn nhận lại những thay đổi trong thời gian qua.
Đặt câu hỏi 1: Bạn có thực sự cần phải làm MỌI VIỆC mà bạn nghĩ rằng mình phải làm hay không?
Đặt câu hỏi 2: TÔI KHÔNG MUỐN THẤY ĐIỀU GÌ?
Khi bạn chất vấn một giả định, bạn cởi mở tâm trí trước khả năng rằng sự việc không xảy ra theo suy nghĩ của mình. Khi chấp nhận là mình sai, những khả năng mới sẽ được mở ra theo hướng bạn chưa bao giờ nghĩ đến.
5. Mở rộng cách nhìn nhận về bản thân
Nếu chỉ gắn bản thân với một vai trò, một công việc nhất định, bạn sẽ có nguy cơ cảm thấy đánh mất chính mình khi bạn mất đi vai trò / công việc đó. (VD: Bạn là một copywriter, 24h gắn liền với việc viết lách. Nếu bạn mất đi công việc đó, thì Bạn là ai?)
Để giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể đa dạng hóa bản thân. Như vậy khi một vai trò sụp đổ bạn vẫn có những vai trò khác giúp bạn đứng vững (VD: Bạn không chỉ là một copywriter, bạn còn là một người mẹ / vợ / người kể chuyện / nghệ sĩ / …)
Tuy nhiên, nhìn nhận bản thân ở nhiều vai trò khác nhau là chưa đủ, bạn cần HÀNH ĐỘNG DỰA TRÊN NHỮNG NHÌN NHẬN ĐÓ, gán nó vào những năm tháng cuộc đời.
Ngoài ra, tách biệt khỏi công việc, đảm nhiệm nhiều vai trò sẽ giúp bạn thực hiện từng vai trò tốt hơn. (Khi bạn làm tốt ở vai trò này thì đồng thời cũng học được cách để làm tốt ở một vai trò khác)
Cuộc sống không chỉ xoay quanh MỘT PHẦN con người bạn mà là TOÀN BỘ con người bạn.
6. Nhận ra tiềm năng của bạn
Ai trong chúng ta cũng mong răng, nếu được ban cho một cơ hội phù hợp, một sân khấu phù hợp, và khán giả phù hợp, chúng ta có thể tỏa sáng như những ngôi sao đích thực.
Tuy nhiên cần rất nhiều can đảm để có thể cho phép tài năng của bạn được đánh giá. Bạn phải sẵn sàng bước lên sâu khấu, chân thực không giả dối, trong khi khán giả cười mỉa và chờ bạn thất bại. Bạn đương nhiên sẽ thất bại, để rồi tiếp tục cho đến ngày họ thôi cười nhạo và bắt đầu tung hô bạn.
Khi đó, có một người ủng hộ, tin tưởng là vô cùng quan trọng. Đó là người đủ tin cậy để khi họ đưa ra lời phê bình, bạn biết là họ muốn bạn trở nên hoàn hảo hơn chứ không phải là hạ thấp bạn dù chỉ một chút.
Cuối cùng, đừng an phận với những gì thấp hơn bản chất con người bạn. Điều đó không có ích cho người khác và cả chính bạn nữa.
7. Tập trung vào kết quả muốn đạt được. (Bạn muốn hạ cánh ở đâu?)
Một thói quen khiến chúng ta mất đi vô số cơ hội đó là: Chúng ta luôn phản ứng (ngay lập tức) trước sự việc bất ngờ, hậu quả là dẫn tới những kết quả bất lợi:
SỰ VIỆC => PHẢN ỨNG => KẾT QUẢ
(VD: Ai đó nói với bạn rằng họ không tin tưởng vào phương pháp làm việc của bạn => Bản phản ứng lại, về cảm xúc hoặc hành động, rằng bạn không đồng ý với điều đó / không thích / không muốn hợp tác người đó => Mất đi cơ hội kinh doanh)
=> Giải quyết: Dừng lại (hít thở, suy nghĩ). Tập trung vào kết quả muốn đạt được, sau đó quyết định phản ứng.
SỰ VIỆC => KẾT QUẢ => PHẢN ỨNG
Khi một sự việc diễn ra, hãy tập thói quen đặt câu hỏi: TÔI MUỐN KẾT QUẢ NHƯ THẾ NÀO? Sau đó đưa ra các phản ứng chỉ tập trung giải quyết mục tiêu đó, Hãy thôi hành động vì quá khứ (sự việc) mà hành động vì tương lai (Kết quả). Nếu một ai đó tìm đến bạn, bạn hoàn toàn có thể hỏi họ muốn bạn giúp gì, thay vì tự ý quyết định vai trò của mình trong vấn đề của chính họ. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, sức lực và giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
Từ khóa » Nghiêm Túc Như Thế Nào
-
Thế Nào Là Suy Nghĩ Nghiêm Túc ?
-
Nghiêm Túc Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Nghiêm Túc Trong Công Việc Là Gì - Hỏi Đáp
-
Thế Nào Là Yêu đương Nghiêm Túc? - Coocxe
-
Bí Kíp Giúp Bạn Trở Thành "thanh Niên Nghiêm Túc" - Kenh14
-
Yêu Nghiêm Túc Là Như Thế Nào
-
Thế Nào Là Một Mối Quan Hệ Nghiêm Túc... - Lang Thang Hà Nội
-
Nghiêm Túc Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Em Chín Chắn, Nghiêm Túc - VnExpress
-
[PDF] CHÚNG TA CẦN NÓI CHUYỆN NGHIÊM TÚC - ILO
-
Làm Thế Nào để Nghiêm Túc Trong Một Mối Quan Hệ. Mối Quan Hệ ...
-
Nghiêm Túc - Wiktionary Tiếng Việt
-
Tính Nghiêm Túc Là Gì - Hàng Hiệu