Sự Thật đằng Sau Hình ảnh Cua đỏ ở đảo Giáng Sinh Ngấu Nghiến ...

Hổ dữ không ăn thịt con, cớ sao cua đỏ lại xơi hết mình? Nhưng thực ra mọi chuyện đều có lý do.

Trên hòn đảo cách nước Úc 2600km về phía Tây có một loài vật cực kỳ nổi tiếng nhất. Đó là cua đỏ, loài vật được xem là "huyền thoại" của đảo Giáng Sinh (hay đảo Christmas).

Điểm đặc biệt của loài cua này nằm ở những cuộc di cư lên đến hàng năm lên đến hàng triệu con, tạo ra khung cảnh lúc nhúc cua là cua khiến người xem có cảm giác vừa ghê sợ, vừa thích thú.

Mỗi năm, cua đỏ đảo Giáng Sinh di chuyển đồng loạt từ rừng ra bờ biển để đẻ trứngMỗi năm, cua đỏ đảo Giáng Sinh di chuyển đồng loạt từ rừng ra bờ biển để đẻ trứng.

Mỗi năm sẽ có vài chục triệu con cua đỏ đảo Giáng Sinh di chuyển đồng loạt từ rừng ra bờ biển để đẻ trứng. Chúng sẽ trầm mình xuống đại dương, tiến hành tìm bạn tình, sau đó dựng "căn cứ" dưới cát để giao phối. Sau khi xong xuôi, cua đực quay trở lại rừng, còn cua cái lao xuống biển và đẻ trứng ở đó.

Nhìn chung đây là một kỳ quan chỉ tồn tại duy nhất ở đảo Giáng Sinh mà thôi. Nhưng trong cái hiện tượng đặc biệt ấy, đôi khi người ta sẽ bắt gặp một số cảnh tượng đầy bất ngờ. Chẳng hạn như việc một con cua cái ngấu nghiến ăn thịt con trong video dưới đây.

Đây là đoạn video đang gây bão cư dân mạng, được chia sẻ với nội dung đại khái là cua mẹ ăn thịt cua con. Cụ thể bên trong là cảnh tượng một con cua ngồi giữa một rừng cua con bò lổm ngổm nhưng "tâm bất biến giữa dòng đời... triệu biến", tay vẫn bình tĩnh gắp từng con nhỏ, nhét vào mồm và nhai ngấu nghiến.

Theo các chuyên gia đánh giá thì đây là một video thực tế, không qua chỉnh sửa. Tuy nhiên, nội dung chia sẻ của nó thì không chính xác, vì con cua đang bình tĩnh ăn này không phải là mẹ của lũ cua con. Và thậm chí với các nhà sinh học, đây còn là một hiện tượng không có gì quá đặc biệt, bởi một vài lý do.

Đầu tiên cần biết rằng cua đỏ mỗi năm sẽ xâm chiếm bờ biển đảo Giáng Sinh trong mùa mưa, khoảng tháng 10 - 12. Trong giai đoạn này, cua cái trưởng thành sẽ chỉ đẻ 1 lần mỗi tháng, và trong vòng 1 tháng ấy trứng sẽ nở thành ấu trùng, rồi theo thủy triều về bờ. Tại đây, ấu trùng cua sẽ lột xác thành cua non, rồi thực hiện chuyến di cư ồ ạt khác về rừng.

Nêu vậy để bạn hiểu rằng trong mùa mưa, cua đỏ sẽ đẻ trứng 3 lần, kèm theo là 3 lần di cư của cua non về bờ, tức là có khả năng 2 thời điểm ấy trùng với nhau.

Với loài vật nào cũng vậy, sinh nở là một việc tốn sức, vậy nên những cua trưởng thành sẽ chẳng bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào có thể để nạp năng lượng. Và trong trường hợp này, lũ cua non đang lúc nhúc bò dưới chân là lựa chọn không thể tốt hơn.

Tóm lại, việc cua đỏ ăn thịt con non không phải để bạn mất đi niềm tin về tình mẫu tử trong thế giới động vật. Đó chỉ là một tập tính nhỏ, thể hiện vai trò của từng cá thể trong một giống loài mà thôi.

Nói về những con cua non thì sau khi về bờ thành công, chúng sẽ dành 3 năm đầu đời trong rừng, trốn tại các hang hốc, kẽ đá để duy trì độ ẩm. Sau khi trưởng thành, chúng lại tiếp tục thực hiện cuộc di cư ồ ạt ra biển để duy trì nòi giống.

Hiện tại, ước tính số cua đỏ trên đảo chỉ còn khoảng 43 triệu con. Quá trình di cư của chúng gặp nguy hiểm do tác động - cả vô tình lẫn hữu ý - từ con người. Ngoài ra, sự xuất hiện của "kiến điên" - một loại kiến vàng cực hung hăng, tiết ra một loại acid cực mạnh để đánh dấu lãnh thổ - cũng khiến cả chục triệu cá thể cua non di cư bị tử vong mỗi năm.

  • Bí mật đằng sau cuộc di cư vĩ đại của cua đỏ
  • Cách các nhà khoa học bảo vệ cua đỏ đảo Giáng Sinh khi chúng đang lâm nguy

Từ khóa » Cua đỏ ăn được Không