[SỰ THẬT] Hamomax: Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Tác Dụng Phụ, Giá ...

Nội dung chính

  • 1 Hamomax là thuốc gì?
  • 2 Hamomax giá bao nhiêu?
  • 3 Tác dụng
  • 4 Công dụng và chỉ định
  • 5 Cách dùng và liều dùng
  • 6 Tác dụng phụ
  • 7 Chống chỉ định
  • 8 Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác
  • 9 Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc
  • 10 Cách xử trí quá liều và quên liều
(0 / 0)

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều thông tin về sản phẩm Hamomax, tuy nhiên còn chưa đầy đủ. Bài này songkhoemoingay.com xin được trả lời cho bạn các câu hỏi: Hamomax là thuốc gì? Hamomax có tác dụng gì? Hamomax giá bao nhiêu? Dưới đây là thông tin chi tiết.

Hamomax là thuốc gì?

Thuốc Hamomax
Hình ảnh: Thuốc Hamomax

Nhóm thuốc: Thực phẩm chức năng giúp hạ mỡ máu.

Dạng bào chế: viên nang mềm.

Hàm lượng hoạt chất: Cao rễ Nần nghệ 360mg, Cao lá Đỏ ngọn 50mg, Cao Giảo cổ lam 80mg, Cao nụ Hoa hòe 5mg.

Tá dược: Gelatin, talc, magie stearat.

Hamomax giá bao nhiêu?

Hộp thuốc Hamomax
Hình ảnh: Hộp thuốc Hamomax

Thuốc Hamomax được sản xuất tại MTV Dược Khoa, hiện thuốc đã được nhập khẩu và phân phối rộng khắp các nhà thuốc trên toàn quốc. Giá niêm yết của thuốc trên thị trường là: 176.000₫ / Hộp 30 viên

Giá bán từng cơ sở y tế, hiệu thuốc có thể khác nhau. Tuy nhiên bạn nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín, có đủ điều kiện vật tư trang thiết bị bảo quản thuốc tốt nhất, tránh mua phải thuốc giả, thuốc lậu không đủ hàm lượng hoạt chất.

Tác dụng

Tăng huyết áp là tình trạng khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg hoặc đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp. Tăng huyết áp và mỡ máu, mỡ gan cao là những bệnh không những rất phổ biến mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, lại tiến triển rất âm thầm, khó phát hiện, khó điều trị. Nhiều bệnh nhân chỉ phát hiện ra khi có những biến chứng lâm sàng thể nặng như: tai biến mạch máu não (hay còn gọi là đột quỵ); nhồi máu cơ tim, suy thận… để lại di chứng suốt đời cho bệnh nhân. Hamomax được bào chế từ những thành phần hoàn toàn tự nhiên, có tác dụng khoa học đã được kiểm chứng, dưới đây chúng tôi xin giới thiệu tác dụng của các hoạt chất chính có trong Hamomax.

Cao rễ Nần nghệ (hay còn gọi là củ nần).Cây thuốc có tên khoa học là Dioscorea collettii Hook. F. Theo nghiên cứu lâm sàng trên 500 bệnh nhân bị rối loạn chuyển hóa lipid sử dụng thử nghiệm cao rễ Nần nghệ cho thấy kết quả: ở tất cả các bệnh nhân đều có chỉ số HDL-c (hàm lượng lipoprotein tỉ trọng cao – mỡ tốt) có xu hướng tăng trong khi tỉ trọng LDL-c (hàm lượng lipoprotein tỉ trọng thấp – mỡ xấu) giảm mạnh, Cholesterol toàn phần giảm, Huyết áp ở những bệnh nhân huyết áp cao giảm đáng kể. Như vậy cao Nần nghệ có khả năng điều trị rối loạn chuyển hóa lipid, hạ mỡ máu, giảm nguy cơ mắc các bệnh như xơ vữa động mạnh, nhờ vậy đảm bảo cho huyết áp nằm trong giới hạn cho phép, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim. Đặc biệt, cao Nần nghệ không gây tác dụng phụ nào, đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Cao lá Đỏ ngọn (hay còn gọi là cây Thành ngạnh). Cây thuốc có tên khoa học là Cratoxylon Prunifolium Kurtz. Đây là một vị thuốc dân gian đã được sử dụng lâu đời trong điều trị xơ vữa động mạch, tăng cường máu đến não giúp não hoạt động hiệu quả hơn, ngủ ngon hơn. Một số nghiên cứu còn cho rằng Cao lá Đỏ ngọn có khả năng phòng chống ung thư và chống lão hóa.

Cao Giảo cổ lam: cây có tên khoa học là Gynostemma Pentaphyllum (Thunb.) Makino.  Với hơn 100 loại saponin có trong cây, được tinh chiết dưới dạng cao, cao giảo cố lam có tác dụng rất tốt với bệnh nhân tiểu đường và mỡ máu cao. Với bệnh nhân tiểu đường, cao Giảo cổ lam có tác dụng tăng sử dụng Glucose trong tế bào, giảm tình trạng kháng insullin, như vậy đường máu sẽ giảm. Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, giống như cao rễ Nần nghệ, cao Giảo cổ lam có khả năng đưa tất cả các chỉ số Lipoprotein trong máu về ngưỡng an toàn.

Cao nụ Hoa hòe. cây có tên khoa học là Styphnolobium japonicum (L.) Schott. Hoa hòe là nguồn nguyên liệu chiết xuất rutin với nồng độ rutin rất cao lên tới khoảng 30%. Rutin này có tác dụng đưa huyết áp về mức ổn định, giảm nguy cơ đột quỵ. Ngoài ra y học cổ truyền còn dùng cao nụ Hoa hòe để cầm máu, làm bền thành mạch, điều trị các bệnh chảy máu niêm mạc và cơ quan như chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu, rong kinh ở phụ nữ.

Công dụng và chỉ định

Công dụng của Hamomax
Hình ảnh: Công dụng của Hamomax

Công dụng chính của Hamomax là thực phẩm chức năng cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu, giúp bền thành mạch, hạ huyết áp, cải thiện tình trạng tiểu đường và hỗ trợ ngăn ngừa tai biến mạch máu não, đột quỵ.

Với những công dụng trên, Hamomax được chỉ định trong những trường hợp sau:

Người có mỡ máu cao, rối loạn các chỉ số lipid máu.

Người béo phì, sử dụng nhiều rượu bia thuốc lá hay có các yếu tố nguy cơ mỡ máu tăng, gan nhiễm mỡ.

Người có nhiều yếu tố nguy cơ xơ vữa động mạch, huyết áp tăng, nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Cách dùng và liều dùng

Cách dùng:

Nên uống cả viên thuốc với một ly nước sôi để nguội

Do thuốc được điều chế dưới dạng viên nang bảo vệ cho dược chất bên trong nên để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn không nên nghiền nát, bẻ vỡ, cắn nát trước khi sử dụng thuốc, trừ khi bạn được chỉ định phải làm vậy..

Liều dùng :

Với mỗi đối tượng khác nhau và tùy thể trạng từng người sẽ được hướng dẫn sử dụng với liều khác nhau, dưới đây chúng tôi xin đưa ra liều dùng tham khảo:

Đối với người lớn: ngày uống 2 đến 3 lần, mỗi lần 3 viên

Tác dụng phụ

Do được bào chế từ những thành phần dược liệu tự nhiên, không phải thuốc hóa dược nên Hamomax rất ít khi gây tác dụng phụ cho người dùng. Thuốc đã được chứng minh không gây ảnh hưởng đến nhịp sinh học bình thường của cơ thể, không ảnh hưởng đến chức năng gan thận nếu sử dụng dài ngày.

Tuy nhiên bạn không nên chủ quan khi sử dụng thuốc.

Nếu nhận thấy bất kì tác dụng không mong muốn nào xuất hiện, liên hệ ngay với bác sĩ của bạn để được tư vấn kịp thời.

Chống chỉ định

Bệnh nhân nếu có tiền sử sử dụng các hoạt chất hay bất kì thành phần tá dược nào của thuốc mà xuất hiện các triệu chứng quá mẫn thì chống chỉ định dùng Hamomax.

Chú ý khi sử dụng chung với các thuốc khác

Hamomax có thể tương tác với các thuốc khác gây tăng hoặc giảm hiệu lực điều trị của các thuốc đó cũng như chính Hamomax.

Nếu xuất hiện bất kì tương tác xấu nào, ngưng sử dụng ngay và báo cho bác sĩ của bạn để được tư vấn sử dụng.

Chú ý và thận trọng khi sử dụng thuốc

Không sử dụng thuốc đã hết hạn sử dụng, thuốc đã biến màu, bốc mùi, chảy nước, rách màng bao ngoài.

Chú ý thận trọng với những bệnh nhân có tiền sử động kinh hoặc co giật vì đây là những đối tượng nhạy cảm.

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ dưới 30 độ C, thoáng khí và tránh ánh nắng  trực tiếp.

Trẻ em dưới 2 tuổi không nên sử dụng thuốc do khả năng hấp thu và đào thải chưa hoàn thiện.

Bệnh nhân là phụ nữ có thai, cho con bú nên tham khảo kĩ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định có sử dụng hay không.

Nếu nhận thấy bất kì tác dụng phụ nào khi sử dụng thuốc : chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn và nôn,… liên hệ ngay với dược sĩ và bác sĩ của bạn để nhận được sự tư vấn.

Cách xử trí quá liều và quên liều

Chưa có nhiều dữ liệu lâm sàng về khả năng  quá liều gây độc cho cơ thể.

Tuy vậy bệnh nhân vẫn phải sử dụng đúng liều lượng đã được chỉ định, bởi tác dụng của thuốc chỉ đạt được tốt nhất nếu bạn tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Bạn nên sử dụng thuốc vào một giờ nhất định trong ngày, nếu quên liều, sử dụng ngay khi bạn nhớ ra trừ khi đã đến sát giờ dùng liều tiếp theo.

Nếu quá liều và có các triệu chứng bất thường nào, liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn và thăm khám.

Từ khóa » Hamomax Là Thuốc Gì