Sự Thật Hiện Tượng Trẻ Sơ Sinh Hay Mút Tay: Mẹ Nên Vui Hay Lo Lắng?

Trẻ sơ sinh mút tay nhiều khiến các bậc cha mẹ không yên tâm vì nghĩ là hành động xấu và mất vệ sinh. Vậy hiện tượng này do đâu mà ra? Có cần phải sửa đổi cho con? Cùng Mabio giải mã qua bài viết sau đây.

  • Nhận biết kịp thời: 3 dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú mẹ!
  • Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình ọ ẹ mẹ nên biết
Đa số trẻ sơ sinh đều thích mút tay
Đa số trẻ sơ sinh đều thích mút tay

Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân trẻ sơ sinh hay mút tay

Hỏi: Chào bác sĩ, cho em hỏi trẻ sơ sinh hay mút tay phải làm sao ạ? Con em được 2 tháng tuổi rồi nhưng bé có thói quen cho tay vào miệng, không phải một ngón mà có lúc cho cả bàn tay vào. Vậy hiện tượng này là thế nào ạ, nguyên nhân do đâu? Em nghe mọi người nói trẻ hay mút tay là thông minh có phải không ạ?

Trả lời: Mút tay là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và được coi là “sở thích rất đời thường của trẻ”. Đây là một trong những trò chơi thú vị của con trong những năm tháng đầu đời. Giải thích cho vấn đề tại sao trẻ sơ sinh hay mút tay? Theo các chuyên gia tâm lý, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

– Trẻ đang đói và thèm được bú mớm: Hầu hết trẻ mút tay là khi con đang đói. Khi nhu cầu bú mớm chưa được đáp ứng kịp thời thì mút tay có thể thay thế cho việc bú mẹ. Thực tế thì đây chính là sự tiếp nối phản xạ tự nhiên của trẻ ngay từ ở trong bụng, dần dần thói quen này có thể hình thành ngay cả khi con lớn và không bú mẹ nữa. Nếu mẹ nào bị ít sữa thì nhanh chóng gọi sữa sau sinh để có thể giúp trẻ bú no nê nhé.

– Thể hiện mong muốn được yêu thương. Nếu cha mẹ không có thời gian nói chuyện, chơi cùng con bé sẽ cảm thấy cô đơn và lúc này trẻ sơ sinh hay mút tay nhiều, đây là một giải pháp bất đắc dĩ giúp con được yên lòng.  

– Mút tay là một cách để giải tỏa tâm lý căng thẳng của con. Đặc biệt những trẻ sống trong môi trường bố mẹ không quan tâm, hay cãi vã nhau thì mút tay như một giải pháp để giải tỏa áp lực.

– Thái độ của cha mẹ cũng thúc đẩy hành vi mút tay của con tăng lên. Khi bị quát mắng trẻ sẽ thấy căng thẳng, lo âu và tìm đến giải pháp mút tay. Đây cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến con trở nên bướng bỉnh hơn.

Nói chung, mút tay là phản xạ tự nhiên để trẻ tự làm dễ chịu bản thân khi cảm thấy mệt mỏi, buồn chán, đói hoặc muốn thư giãn. Có thể trẻ sơ sinh hay mút ngón trỏ, ngón cái hoặc cả bàn tay… Thông thường trẻ sẽ bỏ tật này khi đã được 1 – 2 tuổi, hoặc cũng có khoảng 15% tiếp tục cho tới khi được 4 tuổi.

Không những mút tay, trẻ sơ sinh còn thích gặm chân mình nữa
Không những mút tay, trẻ sơ sinh còn thích gặm chân mình nữa

MẸ LO LẮNG VÌ KHÔNG ĐỦ SỮA CHO CON BÚ? HỎI NGAY CHUYÊN GIA

Δ

Trẻ sơ sinh mút tay có phải là thông minh không?

Giai đoạn từ 2 – 3 tháng tuổi, cơ thể bắt đầu có sự phát triển vượt trội về giác quan, đặt biệt là xúc giác của trẻ. Trẻ rất thích thú với việc khua tay, hoặc cho tay vào miệng để mút, gặm… Đây là một trong những biểu hiện trẻ bắt đầu nhận thức và khám phá thế giới, cảm nhận mọi thứ xung quanh, trẻ biết kiểm soát những động tác của cơ thể.

Chưa thể khẳng định được rằng trẻ sơ sinh hay mút tay là thông minh nhưng đây cũng là một trong những biểu hiện trẻ phát triển tốt, đặc biệt là về nhận thức của trẻ. Mẹ nên vui vì hành động này của con.

Trẻ sơ sinh mút tay nhiều có gây ra tác hại không?

Tuy là một biểu hiện tốt, thể hiện bản năng muốn khám phá thế giới nhưng trẻ sơ sinh mút tay nhiều có tốt không? Câu trả lời là không và dưới đây là những lý do:

– Hại cho răng của bé: Khi trẻ mút tay thường xuyên và mạnh sẽ làm xô lệch răng của trẻ. Vì lúc này răng của con mới mọc, không vững chãi nên rất dễ thò ra hoặc thụt vào so với hàm thông thường.

– Nguy cơ đưa mầm bệnh vào dạ dày: Trẻ rất thích cầm nắm vào mọi thứ nhìn thấy quanh mình. Nếu những vật dụng đó không sạch thì việc mút tay của con sẽ rất dễ đưa các mầm bệnh, vi khuẩn vào trong khoang miệng và dạ dày, ảnh hưởng tới sức khỏe và hệ tiêu hóa của bé.

Trẻ sơ sinh mút tay gây ra một số tác hại cho da và răng miệng
Trẻ sơ sinh mút tay gây ra một số tác hại cho da và răng miệng

– Gây hại cho da tay: Khi trẻ sơ sinh mút tay quá lâu trong môi trường nước bọt với cường độ mạnh sẽ làm cho da tay con bị mỏng và bong, tróc. Không những thế, tay con có thể bị sưng lên, biến dạng.

– Tác động vào tâm lý của trẻ: Như đã giải thích ở trên, một trong những lý do khiến trẻ sơ sinh hay mút tay là nhằm giải tỏa sự lo âu, căng thẳng. Do đó, nếu cứ để hiện tượng này tiếp diễn lâu dài sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, trẻ có xu hướng bướng bỉnh hơn.

– Nghiêm trọng hơn, trẻ mút tay nhiều có thể làm thay đổi sự phát triển vòm miệng, ảnh hưởng tới khả năng phát âm tròn vành, rõ chữ của con.

Cách để trẻ sơ sinh không mút tay

Một số mẹo để trẻ sơ sinh hết mút tay các mẹ có thể áp dụng như sau:

– Cho con bú nhiều hơn: Để giảm cảm giác thèm mút của trẻ. Tốt nhất hãy cho con bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu tiên. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng ít sữa, mất sữa hãy tham khảo cách để có nhiều sữa cho con tại đây: https://mabio.vn/cach-lam-nhieu-sua-me-cho-con-bu/

– Bố mẹ, ông bà nên dành nhiều thời gian để trò chuyện với con: Lúc này trẻ sẽ bớt đi cảm giác cô đơn, lo sợ, trẻ sẽ vui vẻ và mỉm cười nhiều hơn. Mẹ có thể cho bé nằm mở nhạc nhẹ rồi massage cho con, đây là cách để thư giãn và đưa con vào giấc ngủ. Tâm lý thoải mái sẽ khiến con ngừng mút tay.

– Khi tiếp xúc với trẻ cần tạo cảm giác ấm áp, không nên cãi vã trước mặt con trẻ.

– Mẹ có thể đánh lạc hướng trẻ bằng cách chơi đùa với con, để con sử dụng cả 2 bàn tay sẽ khiến bé quên đi và không mút tay nữa.

Chơi với con là giải pháp giúp con không mút tay nhiều
Chơi với con là giải pháp giúp con không mút tay nhiều

– Trẻ mọc răng, ngứa lợi cũng sẽ mút tay nhiều hơn bình thường. Lúc này mẹ có thể sử dụng ti giả cũng là cách để trẻ sơ sinh không mút tay.

– Đeo găng tay cũng có thể hạn chế tật mút tay của trẻ. Có thể lúc đầu trẻ sẽ la hét khó chịu nhưng một thời gian trẻ sẽ quên và không mút tay nữa.

– Nếu quá 4 tuổi mà trẻ vẫn mút tay thì nên gặp bác sĩ để tư vấn và khám sức khỏe tâm lý.

Trên đây là những thông tin giải mã về hiện tượng trẻ sơ sinh hay mút tay. Đây là một trong những tín hiệu đầu đời phản ánh sự phát triển về tư duy và thể chất ở trẻ. Hy vọng, qua bài viết này các mẹ sẽ hiểu con hơn để hình thành nhân cách và sức khỏe cho con.

MẸ ƠI! BÉ MÚT TAY CŨNG LÀ 1 BIỂU HIỆN CỦA BÉ ĐANG ĐÓI, ĐANG THIẾU SỮA MẸ ĐÓ!

Phản xạ mút tay của con là biểu hiện của bé thèm bú mẹ hoặc bé vẫn còn đói. Để lâu dần bé thành thói quen. Mẹ cố gắng đảm bảo lượng sữa đủ cho con để con không mắc phải thói quen xấu này mẹ nhé!

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng ít sữa, mất sữa hay sữa loãng không được đặc. Mẹ hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO xem sao. Đây là giải pháp hoàn hảo cho mẹ để tăng số lượng cũng như chất lượng sữa mẹ đó ạ!

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóngthon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 5553/2020/ĐKSP).

💮 Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

✅ Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

✅ Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

✅ Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

💮 Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ: Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

💮 Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

💮 Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Lỗi: Không tìm thấy biểu mẫu liên hệ.

Có thể bạn quan tâm:

  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước lá tía tô để giúp để…
  • Mẹ sắp sinh có nên uống nước dừa? Lợi ích của nước…
  • Tết chẳng còn lo vì đã có lợi sữa Mabio
  • 7 mẹo dân gian giúp sinh nhanh không đau mẹ nào cũng…
  • Những điều cần biết về bảo hiểm y tế cho trẻ sinh non
Tư vấn miễn phí Lợi sữa Mabio

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI, Dược viên của Mabio sẽ gọi lại tư vấn riêng cho bạn

Δ

Từ khóa » Em Bé Gặm Chân