Sự Thật: Người đầu Tiên Phát Minh Ra Giấy Viết

Sự phát minh ra giấy viết là một sự kiện lớn trong lịch sử loài người. Từ khi có giấy, sự kế thừa và truyền bá kiến thức tiến vào thời đại hoàn toàn mới. Thái Luân là người đầu tiên phát minh ra giấy viết cho nhân loại, là người đổi mới kỹ thuật làm giấy quan trọng.

Sự thật: Người đầu tiên phát minh ra giấy viết

Người đầu tiên phát minh ra giấy viết cho thế giới

Phát minh vĩ đại của Thái Luân – người đầu tiên phát minh ra giấy viết

Hình mẫu bước đầu của giấy xuất hiện vào năm 100 trước công nguyên. Theo sử sách ghi chép, nhà Hán Trung Quốc xuất hiện một loại giấy làm bằng bông tơ, vì công nghệ làm giấy này phức tạp và giá đắt, nên loại giấy này chưa được sử dụng thực tế. Thái Luân đã thay đổi triệt để cục diện này.

Thái Luân chế giấy bằng cách lấy bên trong vỏ thân cây dâu tằm và xơ cây tre đem trộn với nước rồi giã nát với dụng cụ bằng gỗ, xong ông đổ hỗn hợp lên tấm vải căng phẳng và trải mỏng rồi để ráo nước. Khi đã khô, Thái Luân khám phá ra rằng có thể viết lên dễ dàng mà lại nhẹ nhàng. Thái Luân cũng đã thử các loại vỏ cây, cây gai dầu, lụa, và thậm chí lưới đánh cá, nhưng các công thức chính xác đã bị thất truyền.

Tuy nhiên, một phát hiện gần đây vào năm 2006, cho rằng quân đội Trung Quốc có thể đã sử dụng giấy trước Thái Luân hơn 100 năm. Điều này có nghĩa là Thái Luân đã góp phần cải tiến quy trình sản xuất giấy chứ không phải là người đã phát minh ra giấy viết. Mẫu giấy đầu tiên được tìm thấy ở tỉnh Cam Túc và trên đó có vẽ một bản đồ, có niên đại từ 179-41 TCN.

Trong thế kỷ thứ 5, Phạm Diệp đã tường thuật lại trong sách Hậu Hán thư:

“Từ xưa người ta đã dùng thanh tre để viết, được cột lại với nhau. Cũng có một loại giấy làm từ phế phẩm của tơ lụa. Nhưng tơ lụa quá đắt còn các thanh tre thì quá nặng nên không sử dụng thích hợp. Vì thế Thái Luân nghĩ ra kế làm giấy từ các vỏ thân cây, sợi thân cây, từ cây gai dầu cũng như từ vải và lưới đánh cá cũ. Năm 105 sau Công nguyên ông tâu lên Hoàng thượng và được ngài khen thưởng cho tài năng của ông. Từ đấy giấy trở nên thông dụng và trong cả vương quốc mọi người đều gọi đó là giấy của quý nhân Thái”.

Tiểu sử người đầu tiên phát minh ra giấy viết

Thái Luân sinh vào nãm 61 công nguyên, là nhà khoa học thời nhà Hán Trung Quốc. Thái Luân xuất thân trong một gia đình nông dân, năm 15 tuổi được chọn làm tùy tùng của vua, từng làm quan văn cấp cao trong thời gian dài. Lúc đó, Thái Luân nhìn thấy mọi ngýời viết chữ không tiện lắm, thẻ tre và ván quá nặng, tơ lụa quá đắt, giấy bông tơ không thể sản xuất nhiều và đều có khiếm khuyết bất cập. Thái Luân bèn bắt đầu nghiên cứu biện pháp cải tiến kỹ thuật làm giấy.

Thái Luân từng phụ trách công tác hiệu đính sách trong hoàng cung, hiệu đính xong, phải chép bản sao cho các quan chức địa phương, như vậy cần nhiều giấy. Nhu cầu của xã hội thúc đẩy sản xuất, sự tích lũy không ngừng của thực tiễn sản xuất lại khiến kỹ thuật và trình độ làm giấy không ngừng được nâng cao. Chính vì Thái Luân ra sức thức đẩy, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc ngày càng được hoàn thiện..”.

Tranh vẽ Thái Luân, tranh vẽ thế kỷ 18

Trong khi đó, sách Bách Việt Tiên Hiền Chí viết về Thái Luân chi tiết hơn:

“Thái Luân tự là Kính Trọng, người ở Quế Dương, cuối niên hiệu Vĩnh Bình, làm cấp sự quan dịch, một chức quan nhỏ, chờ chực khi có việc, nhà vua sai khiến. Ðến niên hiệu Kiến Sở làm tiểu hoàng môn, coi việc canh gác cửa cho nhà vua. Hòa đế lên ngôi, được thãng làm trung thường thị, ra vào trong triều, hầu cận bên vua để bảo vệ, giúp đỡ, góp ý luận bàn, mưu tính.

Luân học rộng, hiểu biết cao sâu, tính tình đôn hậu, việc làm thận trọng, thành thật tận tâm. Những khi phạm điều sai lầm, nghiêm chỉnh tự mình sửa đổi, cho đến trở nên chính đáng. Mỗi khi tắm gội, đóng cửa cài then, tạ từ không tiếp khách. Tắm xong, ra ngoài đồng nội phõi nắng hóng gió.

Sau này Thái Luân được thăng làm thượng phương lệnh. Năm Vĩnh Nguyên thứ 9, được giao trọng trách coi việc rèn bí kiếm cùng các loại khí giới khác. Bí kiếm là loại kiếm báu, rất sắc bén, được coi là kiếm thần của nhà Hán. Cách rèn khí giới của Luân, không thứ nào không bền và sắc, làm thành phương pháp cho đời sau noi theo.

Luân lại còn là người đầu tiên phát minh ra giấy viết. Vốn xưa chưa có giấy, viết chữ lên thẻ tre hoặc lụa viền trắng. Lụa đắt tiền, thẻ tre nặng, cả hai đều không tiện dụng. Luân bèn nghĩ ra cách lấy vỏ cây, đay gai, vải nát, lưới cá rách mà chế ra giấy. Như vậy vừa đỡ tốn kém, vừa nhẹ, tiện dùng cho tất cả mọi hạng người giàu cũng như nghèo. Thiên hạ ai cũng cảm phục, gọi Luân là Thái Hầu Chỉ, nghĩa là tước hầu họ Thái làm ra giấy để viết chữ.

Phát minh về giấy viết phát triển toàn thế giới

Phát minh giấy kéo theo sự phát triển về nghề in

Thuật làm giấy do tiên hiền Bách Việt Thái Luân sáng chế, được truyền sang Ấn Ðộ và từ đấy lan rộng sang khắp vùng Trung Á. Vào năm 751, xảy ra cuộc chiến giữa nhà Ðường (Trung Hoa) và các Vương Quốc Ả Rập. Trong trận chiến này, do tướng Cao Tiên Tri thống lãnh, Tầu thua. Trong số tù binh bị Ả Rập (người Tầu gọi là Ðại Thực Quốc) bắt, có thợ làm giấy. Năm 793 Iraq có xưởng làm giấy và từ đó lan ra khắp các nước láng giềng. Nãm 900 đến Ai Cập. Sang năm 1100 truyền đến Marocco và các xứ Phi Châu. Vào năm 1150, người Ả Rập vựợt biển qua Tây Ban Nha và xây xưởng làm giấy đầu tiên trên lục địa Âu châu.

Ðến năm 1189, xưởng làm giấy đầu tiên được dựng lên tại Pháp và từ cửa ngõ này, kỹ thuật làm giấy nở rộ khắp các châu lục.

Nhờ Thái Luân – người đầu tiên phát minh ra giấy viết, sự nghiệp phát triển công nghiệp của loài người đã được nâng lên tầm cao mới.

Mỗi khoảnh khắc đầu tiên đều mang lại những cảm xúc đặc biệt – hãy chia sẻ câu chuyện ý nghĩa của bạn với TCNShop – đơn vị đầu tiên mang iPhone Xs Plus về Việt Nam.

Từ khóa » Cách Phát Minh Ra Giấy