Sự Thật Thú Vị Về Bọ Ngựa - Vô Vàn Kiến Thức
Có thể bạn quan tâm
Đặc điểm cấu tạo
Bọ ngựa cầu nguyện (Pray Mantid), được đặt tên bởi tập tính của chúng. Pray có nghĩa cầu nguyện, bởi tư thế đứng của chúng như đang chắp tay cầu nguyện một điều gì đó.
Cặp chân trước của chúng có gai, đây là món vũ khí để bắt và giữ con mồi. Phần đầu có khả năng xoay 300 độ, cho phép chúng có tầm nhìn rộng mà không cần di chuyển cơ thể. Bọ ngựa săn mồi chủ yếu nhờ tầm nhìn, vì vậy chúng chỉ hoạt động vào ban ngày.
Họ hàng gần nhất của bọ ngựa là mối và gián, đôi khi 3 loài này còn được xếp hạng vào chung một bộ thay vì cho chúng những phân bộ. Đây là điều cho đến nay vẫn còn là đề tài tranh luận của các nhà sinh vật học.
Thức ăn của bọ ngựa
Bọ ngựa cầu nguyện ăn thịt, chúng là những kẻ săn mồi đáng sợ trong tự nhiên và ăn bất cứ thứ gì có thể ăn. Kẻ săn mồi này thường ăn côn trùng nhỏ như ruồi, muỗi, ong, bọ cánh cứng, gián.
Trong môi trường thiếu thốn nguồn thức ăn, chúng thậm chí có thể ăn thịt lẫn nhau. Hầu hết những người nuôi bọ ngựa đều đặt chúng riêng mỗi con vào mỗi lồng.
Nhà tiên tri này sử dụng chiến thuật phục kích để bắt mồi. Với tốc độ đáng kinh ngạc của mình, chúng tấn công và bắt giữ con mồi trong nháy mắt với đôi chân trước khỏe mạnh, sau đó nuốt con mồi. Một số loài bọ ngựa lớn ăn những con mồi lớn hơn như cá, nhện, chim, rắn và thậm chí cả chuột.
Nếu bạn nuôi bọ ngựa, hãy cho chúng ăn những thực phẩm sau đây:
- Ruồi giấm
- Bọ gạo
- Sâu tơ nhỏ
- Ấu trùng ruồi
Con châu chấu xấu số.
Cách tự vệ
Mặc dù đôi chân trước của chúng trông có vẻ dũng mãnh và đáng sợ, nhưng nó không được dùng để tự vệ. Nhà tiên tri này chủ yếu tự vệ bằng cách ngụy trang, ẩn mình vào môi trường thực vật để đánh lừa kẻ thù.
Một số bọ ngựa phản ứng với kẻ thù bằng cách đập đôi cánh của mình làm cơ thể chúng trông lớn hơn để hi vọng kẻ thù sẽ cân nhắc lại.
Loài côn trùng này có thể cắn, nhưng chúng không có nọc độc. Chúng có thể là con mồi của các loài động vật ăn thịt lớn như ễnh ương, rắn và các loài bò sát khác. Thậm chí, chó và mèo cũng có thể nuốt sống chúng, vì thế bạn nên chú ý điều này nếu có nuôi bọ ngựa.
Long tranh hổ đấu.
Cách sinh sản
Mùa thu là mùa sinh sản mạnh nhất của bọ ngựa. Sau khi giao phối, con cái sẽ ăn thịt con đực để cung cấp chất dinh dưỡng tăng thêm số lượng trứng. Con cái gắn túi trứng của nó dưới lá hoặc cành cây. Trứng sẽ trải qua mùa đông và nở vào đầu mùa xuân và đầu mùa hè khi nhiệt độ ấm lên.
Ấu trùng mới sinh ra từ trứng dài khoảng 4mm. Chúng cần thời gian phát triển để đạt đến hình thái trưởng thành. Trong quá trình này, ấu trùng ăn và ăn, sau đó lột da nhiều lần trong vài tháng cho đến khi trưởng thành.
Biết yêu là đau.
Phân bố
Bọ ngựa phân bố nhiều ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng sống trong nhiều môi trường khác nhau như: rừng mưa nhiệt đới, đồng cỏ, sa mạc, cao nguyên…
Nguồn: Pest-Solutions
Từ khóa » Bọ Ngựa Có ăn Lá Cây Không
-
Bộ Bọ Ngựa – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bọ Ngựa ăn Gì? Cách Nuôi Bọ Ngựa Hiệu Quả Nhất đơn Giản Nhất Tại ...
-
Con Bọ Ngựa ăn Gì? 8 Sự Thật Về Loài Bọ Ngựa Phong Lan - IAS Links
-
Cách để Nuôi Bọ Ngựa: 13 Bước (kèm Ảnh) - WikiHow
-
Bọ Ngựa ăn Gì? - Top 10 Bí Ẩn
-
Môi Trường Sống, Bọ Ngựa ăn Gì, Cách Nuôi - SAIGON METRO MALL
-
Công Dụng, Cách Dùng Bọ Ngựa - Tra Cứu Dược Liệu
-
Con Bọ Ngựa ăn Gì? 8 Sự Thật Về Loài Bọ Ngựa Phong Lan
-
CON BỌ NGỰA (bọ Ngựa ăn Gì- Loài Khổng Lồ Có Lối Sống Tập Tính Thế ...
-
Bọ Ngựa Là Gì? Đặc Điểm, Phân Loại Và Cách Diệt Trừ
-
Cách Nuôi Bọ Ngựa Mau Lớn Cho Người Mới Bắt đầu
-
Vũ Khí Giúp Bọ Ngựa ăn Thịt được Rắn Cỏ - Zing News
-
Con Bọ Ngựa Sát Thủ Máu Lạnh ăn Thịt đồng Loại Và Cả Bạn Tình