Sự Thật Về Gỗ Gụ Và Sập Thờ Gỗ Gụ Mà Khách Hàng Cần Biết - Bàn Thờ
Có thể bạn quan tâm
1. Gỗ gụ là gì?
Cây gỗ gụ có tên khoa học là Sindora tonkinensis là một loại thực vật thân gỗ lớn thuộc họ đậu. Ngoài ra chúng còn có một số tên gọi địa phương khác như: Gõ dầu, gõ sương, gụ hương, gụ lau,…
Gỗ gụ là sản thành phẩm của việc khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm theo mục đích bảo quản, vận chuyển và sử dụng.
Xem thêm : Bàn thờ gỗ gụ và những điều cần biết
Hiện nay Gụ được liệt vào loại cây quý hiếm cần được bảo tồn do nạn khai thác, chặt phá rừng quá mức và nó được liệt vào bậc DD (Data Defficient) trong Sách đỏ IUCN( gọi tắt là sách đỏ là danh sách các động thực vật cần được bảo tồn trên thế giới có nguy cơ tuyệt chủng). Tại Việt Nam nó được phân loại là EN A1a,c,d+2d trong Sách đỏ Việt Nam 2007. 2. Đặc tính của gỗ gụ
Gỗ gụ là một loại gỗ quý, thường dùng trong đóng đồ nội thất mỹ nghệ cao cấp như sập thờ gỗ gụ bàn, tủ, giường, sập, tủ chè,… Gỗ gụ có giá thành vừa phải, hợp túi tiền của nhiều người thích chơi đồ mỹ nghệ cao cấp; so với gỗ hương và gỗ trắc thì gỗ gụ rẻ hơn rất nhiều. Đặc tính của gỗ gụ là ít bị cong vênh, mối mọt nên độ bền sử dụng có thể tới vài chục năm mà chất lượng gỗ vẫn tốt. Thậm chí càng dùng đồ gỗ gụ thì gỗ càng bóng bẩy, nhìn càng Hiện nay, tại Việt Nam chủ yếu là gỗ gụ nhập khẩu từ Lào về, Việt Nam có gỗ gụ nhưng số lượng không đáng kể. Chất lượng gỗ gụ ở Lào cũng không thua kém gỗ gụ của Việt Nam. Gỗ gụ hầu như không có vân, là loại gỗ cứng được coi là thiết mộc. Nếu bạn thấy vân trên gỗ gụ, đó chính là các đường cắt ngang của thớ gỗ dọc, chứ không phải vân gỗ. Những đường vân này thường xuất hiện khi sử dụng gỗ gụ ở các bề mặt cong của sản phẩm nội thất. Do vậy, không thể nhận biết gỗ gụ bằng vân gỗ.
3. Nhận biết gỗ gụ
Gỗ gụ khi vừa xẻ ra có màu vàng, nhanh chóng chuyển sang màu nâu sậm do nhựa gỗ khô đi và chuyển màu. Gỗ gụ nếu không xử lý bằng nước vôi trong thì không ăn màu khi hoàn thiện. Khi xử lý qua nước vôi trong, gỗ gụ chuyển màu thành màu nâu gụ ( đây là nguyên cớ cho cái tên gỗ gụ). Nhận biết gỗ gụ cần có kinh nghiệm và dựa trên tom gỗ, mùi gỗ (hăng nhẹ), không nhận biết bằng vân gỗ. Đặc biệt : - Gỗ gụ nhuộm nước vôi trong thì chuyển sang màu gụ, nhưng KHÔNG PHẢI CỨ GỖ NHUỘM NƯỚC VÔI TRONG CHUYỂN MÀU GỤ LÀ GỖ GỤ. - Gỗ gụ mật, gụ lau, miền trong gọi là gõ mật, gõ lau. Nhưng GÕ ĐỎ là một loại gỗ khác. GÕ ĐỎ VIỆT NAM gỗ rất tốt, và hiện nay cũng rất hiếm. GÕ ĐỎ NAM PHI (gõ nhập khẩu) giá rẻ hơn nhiều và không liên quan gì đến GÕ ĐỎ VIỆT NAM. - Nguyên tắc đặt tên gỗ nhập khẩu : Bất kỳ loại gỗ nào nhập khẩu cũng có cấu trúc đặt tên là : tên loại gỗ quý có ở Việt Nam + xuất xứ của gỗ nhập khẩu, ví dụ : Lim Nam Phi, Trò In-đô, Gụ Nam Phi, Gõ đỏ Nam Phi, Lim Ghana,v.v.... Nhưng bạn cần lưu ý là cái tên gỗ nhập khẩu hầu như không liên quan đến tính chất gỗ tốt của Việt Nam. Đây là một cách đặt tên thương mại để bán hàng.
4. Gỗ gụ làm đồ thờ.
Đây là một trong những loại gỗ vô cùng quý hiếm và chất lượng vào dạng cao cấp hàng đầu tại Việt Nam, chính vì vậy nếu bạn có phân vân về loại gỗ này có tốt không thì không cần bàn tới vì nó quá hoàn hảo cho một loại gỗ cao cấp. Từ xa xưa, người Việt đã sử dụng gỗ gụ để làm ra các sản phẩm giàu tính mỹ nghệ như sập, tủ, rường cột nhà,v.v... Hiện nay, gỗ gụ được chọn để làm sập thờ, bàn thờ, hoành phi, cuốn thư, câu đối do tính chất gỗ ít co ngót, lõi không bị mối mọt, càng dùng lâu càng bóng đẹp. Mẫu sập thờ được làm bằng gỗ gụ, chân chạm rồng đẹp. Đây là một trong những mẫu sập thờ mới nhất, được thiết kế theo đúng chuẩn phong theo. Mang lại nhiều tài lộc về cho gia chủ khi sở hữu chúng. Cùng tham khảo ngay mẫu sập thờ tại Đồ thờ Hải Mạnh này nhé!
Trong bất cứ gia đình Việt nào cũng không thể thiếu bàn thờ, sập thờ, án gian thờ. Đây là nơi con cháu trong gia đình ở Cầu Giấy thể hiện lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên của gia đình mình. Vì vậy mà những mẫu sập thờ ở Hà Nội không chỉ đẹp, sang trọng mà cần phải thiết kế đúng theo chuẩn phong thủy sẽ mang lại nhiều may mắn tài lộc.
Mời các bạn tham khảo các mẫu sập thờ đẹp (bàn thờ chân quỳ) tại Đồ thờ Hải Mạnh
Mẫu sập thờ ở Hà Nội được làm bằng gỗ gụ
Sập thờ được làm từ gỗ gụ với thớ mịn, không bị mối mọt, ít bị cong vênh, đặc biệt càng để lâu, gỗ càng bóng và đẹp mắt. Chạm khắc tinh tế, hoa văn phong phú với những đường nét mịn màng mà khỏe khoắn.
Quy trình hoàn thiện sập thờ với các công đoạn như đánh giấy giáp khô. quật nước, rung nước, nhuộm nước vôi trong, phun lót, PU chống xước chuyên nghiệp và kĩ lưỡng trong từng khâu, sản phẩm được sản xuất từ 100% lõi gỗ tự nhiên.
Từ khóa » Gỗ Gụ Làm Bàn Thờ Có Tốt Không
-
Bàn Thờ Gỗ Gụ Có Tốt Hay Không? Giá Bàn Thờ Gỗ Gụ Là Bao Nhiêu?
-
Bàn Thờ Gỗ Gụ Là Bàn Thờ Thế Nào? Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu?
-
04 Loại Gỗ Làm Bàn Thờ Tốt Nhất Và Được Ưa Chuộng Nhất Hiện ...
-
Bàn Thờ Nên Làm Bằng Gỗ Gì? Có Nên đóng Bàn Thờ Gỗ Sồi?
-
Nên đóng Tủ Bàn Thờ Gỗ Gụ Hay Tủ Thờ Gỗ Hương? - Mộc Minh Đức
-
Có Nên Mua Bàn Thờ Bằng Gỗ Gụ - Nội Thất Long Thành
-
Giá Bàn Thờ Gỗ Gụ Là Bao Nhiêu?
-
Phân Tích ưu điểm Bàn Thờ Gỗ Mít, Gỗ Gụ, Gỗ Dổi, Gỗ Tràm Và Gỗ Hương
-
Top 5 Loại Gỗ Tốt Thường được Dùng để đóng Bàn Thờ đứng
-
Bàn Thờ Dùng Bằng Gỗ Gì Bền Và Tốt Nhất Phù Hợp Phong Thủy
-
8 Loại Gỗ Làm Bàn Thờ Tốt Nhất & Dùng Bền Nhất Hiện Nay
-
Bàn Thờ Gia Tiên Làm Từ Gỗ Gì Là Tốt Nhất - Bàn Thờ Tâm Việt
-
Cách Nhận Biết Tủ Thờ Gỗ Gụ Thật "CHUẨN XÁC" So Với Gỗ Gụ Nhái
-
Những Loại Gỗ Được Sử Dụng Làm Bàn Thờ Nhiều Nhất