Sự Thật Về Liệt Sĩ Nguyễn Văn Bé (Hy Sinh Năm 1966
Có thể bạn quan tâm
ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONE - "...Ending a conflict is not so simple, not just calling it off and comming home. Because the price for that kind of "peace" could be a thousand years of darkness for generation's Viet Nam borned." RONALD REAGAN "...Chấm dứt chiến tranh không đơn thuần là chỉ rút quân về nhà là xong. Vì lẽ, cái giá phải trả cho loại "hòa bình" đó, là ngàn năm tăm tối cho các thế hệ sinh tại Viêt Nam về sau."
CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH
BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES - BẤM VÀO HÌNH - CLICK ON PICTURES @@@@Friday, July 26, 2013
Sự Thật về Liệt Sĩ Nguyễn văn Bé (Hy sinh năm 1966 - Từ trần năm 2002)
Nguyễn Văn Bé (1966) không chết. Nhưng Hà nội tung tin Nguyễn Văn BÉ đã dũng cản hy sinh và phong làm liệt sĩ đăng lên báo Tiền Phong (Hà Nội) in ngày 7 tháng 12/ 1966 và in cả Tem bưu chính, cùng poster để tuyên truyền cổ động chiến tranh. Hồi chánh viên Nguyễn Văn Bé lúc đấy (1966) đang được sống đời tự do ở Sài Gòn. Sau khi đọc được tin của tờ báo Tiền Phong này, ( Hình anh chụp với tờ báo trong tay), anh đã lên tiếng tố cáo sự tuyên truyền lừa bịp của cộng sản Hà nội lúc bấy giờ.... Báo Tiền Phong (Hà Nội) ngày 7 tháng 12/ 1966. Nguyễn Văn Bé (sau khi hồi chánh với chính quyền miền Nam VNCH) đọc được tin mình đã anh dũng hy sinh trên báo Tiền Phong (Hà Nội) ngày 7 tháng 12/ 1966. Hanoi newspaper Tien-phong of 7 December 1966. Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967. Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860..., đơn vị vận tải miền trung nam bộ, bị bắt ngày 30 tháng 5, 1966 tại kinh Cả bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong. Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm Liệt sỹ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin Đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn. Nguyễn Văn Bé (Ký tên) Người anh em họ hàng của Nguyễn Văn Bé đã bị Mặt trận Giải Phóng: Tuyên án tử hình. Nguyễn Văn Ảnh là anh em họ hàng với Nguyễn Văn Bé. Vì sau khi Nguyễn Văn Bé hồi chánh với chính phủ VNCH, cộng sản miền Bắc lo ngại vì những nguồn tin đã bị lộ khi Nguyễn Văn Ảnh trả lời phỏng vấn với báo chí về sự thật Nguyễn Văn Bé, trái ngược với những gì mà Hà nội đã tuyên truyền, chúng đã ra lệnh Mặt trận Giải Phóng, tuyên án tử hình Nguyễn Văn Ảnh ... Gia đình anh Nguyễn Văn Bé được phỏng vấn và chính quyền chuẩn bị di chuyển hô khẩu để tránh bị Việt cộng trả thù, khủng bố... (Cha của anh Nguyễn Văn Bé trong hình với ánh mắt lo ngại, quan sát bọn Việt cộng có thể đang lẩn núp trong đám đông hiếu kỳ...) Trung tá Huỳnh Cư hồi chánh viên ...viết về vụ việc Nguyễn Văn Bé . (Khi được chính phủ VNCH công bố Nguyễn Văn Bé còn sống. Thì Đảng và Mặt trận giải phóng càng nâng địa vị Bé lên cao, nhằm che dấu tội lỗi giả dối của họ. Bé là một nạn nhân chứ không phải là liệt sỹ bất diệt như Đảng và Mặt trận ca tụng. Sự ca tụng Nguyễn Văn Bé hiện nay là tiếp tục biến tất cả chúng ta thành nạn nhân như Nguyễn Văn Bé và thúc đẩy bao bạn trẻ vào cảnh chết vì mục đích thôn tính miền Nam, tiếp tục cuộc chiến tranh bẩn thỉu do cộng sản gây ra. ) Kiến Phong ngày 15 tháng 4 1967. Kính thưa đồng bào cả nước. Tôi là Nguyễn Văn Bé, con ông Nguyễn Văn Hụi và Bà Lê thị Ba, ở xã Kim Sơn, huyện Long Định, tỉnh Định Tường, trước đây thuộc đơn vị 860..., đơn vị vận tải miền trung nam bộ, bị bắt ngày 30 tháng 5, 1966 tại kinh Cả bèo, xã Mỹ Quý, thuộc tỉnh Kiến Phong. Trước đây, mặt trận nói tôi ôm mìn nhảy vào xe thiết giáp M113 để hy sinh và phong tôi làm Liệt sỹ Nguyễn Văn Bé, nhưng sự thật không đúng. Hiện nay tôi còn sống, ở miền Nam. Xin Đồng bào cả nước khỏi lầm lẫn. Nguyễn Văn Bé (Ký tên) Bộ đội tù binh hồi chánh viên đoàn tụ cùng gia đình. Các bạn có ai biết không, vào những năm 1967, 1968... Trên đài tryền thanh Thủ Đô Sài Gòn, trong chương trình Chiêu Hồi thường cho phát thanh đoạn băng : "Nguyễn văn Bé, hãy còn sống đây..." với những thông tin về việc chiêu hồi của cán bộ này. Cả miền Nam VN ai cũng biết. Thế mà đài PT Hà Nội cũng cứ ngày đêm ra rả ca ngợi sự hy sinh dũng cảm và thành tích giết Mỹ Ngụy của cán bộ này. Thật là láo toét ! Những chiến sĩ miền Bắc chết như rạ trong suốt cuộc nội chiến sao đài HN chẳng xưng tụng ai ? https://www.facebook.com/trinhngd TIỂU SƯ ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ: Theo tuyên truyền từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở Châu Thành, Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961, Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên dương Anh hùng khi làm đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một. Vào năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân... Nguyễn Văn Bé đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, là Chiến sĩ thi đua 2 năm liền (1965 - 1966), đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú. Ngày 17 tháng 9 năm 1967, anh đã được Uỷ Ban Trung Ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. Hiện nay "anh hùng liệt sĩ" Nguyễn Văn Bé được đặt tên cho một số: 1/ Trường THCS Nguyễn Văn Bé, Đường Nguyễn Văn Đậu, 206 Phường 11, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh. 2/ Đường Nguyễn Văn Bé, xã Hưng Tây, Vinh, Nghệ An. 3/ Đường Nguyễn Văn Bé. Tỉnh/Tp: Bình Định. Quận/Huyện: Thành phố Quy Nhơn. 4/ Đường Nguyễn Văn Bé, tỉnh Vĩnh Long. 5/ Đường Nguyễn Văn bé, Phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột. 6/ Trường TH Nguyễn Văn Bé (Krongpak-Daklak). 7/ Trường Nguyễn Văn Bé gần chợ Cây thị, quận Bình Thạnh... "Lộ Chuyện anh Hùng Chiêu Hồi, Xuân Lộc Phải Đổi Tên Đường Đường Nguyễn Văn Bé mới đổi thành Hồ Thị Hương. Con đường daì nhất thị trấn Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai, từng được đặt tên là Nguyễn Văn Bé để vinh danh “anh hùng diệt Mỹ”, bất ngờ đã đổi tên là đường “Hồ Thị Hương” sau khi lộ ra sự thật rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé thực ra đã “về chiêu hồi với chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.” Sau 1975, thị trấn Xuân Lộc (Đồng Nai) cầm quyền đặt tên cho con đường dài nhất là Nguyễn Văn Bé. Trong tài liệu từ phòng truyền thống của trường sơ lược, Nguyễn Văn Bé sinh năm 1941 quê ở Châu Thành (Sông Bé). Anh nhập ngũ tháng 7.1961, là Đảng viên ĐCSVN. Năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của Mỹ – ngụy Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này, nhờ cơ hội đó anh đã dùng mưu cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng tiêu diệt 69 tên Mỹ – ngụy và nhiều xe tăng địch; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy Ban MTDTGPMNVN phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân… 37 năm trôi qua, Nguyễn Văn Bé là tấm gương sáng được nhiều thế hệ học tập. Huyện Xuân Lộc bây giờ đã là Thị xã Long Khánh nên đường Nguyễn Văn Bé cũng được mở rộng hoành tráng, chạy dọc suốt chiều ngang thị trấn như con đường huyết mạch. Nhưng, tự dưng gần đây mấy bác lãnh đạo địa phương bất ngờ cho đổi tên đường Nguyễn Văn Bé thành Hồ Thị Hương; hầu như ai cũng thắc mắc nhưng không có câu trả lời chính thức nào. Dân thị trấn xầm xì với nhau rằng: “Té ra người ta mới phát hiện cha nội này hổng có hy sinh mà là chết vì bệnh!”. “Thì thiếu gì người chết bệnh mà vẫn đặt tên đường đó thôi, miễn sao những gì họ cống hiến là xứng đáng!”. “À…chắc còn chuyện gì khó nói.”. Dân Long Khánh trà dư tửu hậu bàn tán rằng, Nguyễn Văn Bé bị thương và bị địch bắt làm tù binh trong một trận đánh, sau đó anh được đưa ra ngoài hạm đội chữa trị và chuyển qua Mỹ. Nhiều năm nay Nguyễn Văn Bé mang quốc tịch Hoa Kỳ và mới đây bất ngờ trở về (!). Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi Mỹ – ngụy, tin đầu hàng của Nguyễn Văn Bé còn được in trong truyền đơn nữa. Tóm lại là nhân vật Nguyễn Văn Bé có lý lịch không rõ ràng trong sáng. Thay vì ngồi chờ đợi các nhà sử học lật lại “Vụ án Nguyễn Văn Bé “ – mà có vẻ chuyện này hơi bị khó như “Vụ án Lê Văn Tám”, thị xã Long Khánh đã quyết định đổi tên cho chắc ăn. Nhưng cũng có một trường hợp khác, đó là Trường THCS Nguyễn Văn Bé (206 Nguyễn Văn Đậu, Phường 11, Quận Bình Thạnh – TP.Hồ Chí Minh). Trường này thành lập từ năm 1976, nhiều năm liền đạt thành tích Tiên tiến cấp Thành phố. Đã từng nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi nghi vấn về anh hùng liệt sĩ mà trường mang tên chưa sáng tỏ, nơi này đã viết lại lý lịch trong đó ghi rằng anh hùng Nguyễn Văn Bé mất ngày 24.3.2002. Thà chết chứ nhất định hổng chịu hy sinh!…” Thế là câu chuyện Nguyễn Văn Bé đã lộ sáng. Hoặc anh ta là nhân vật anh hùng không có thực, anh hùng tuyên huấn như kiểu anh hùng Lê Văn Tám; hoặc đó là kẻ chiêu hồi, anh ta không hy sinh năm 1966 mà chết vì bệnh năm 2002 tại Mỹ. “Tuy nhiên, theo một số tài liệu khác của quân đội Mỹ đưa ra, có thể tìm kiếm google – trong đó có cả tờ Times đáng tin cậy và nhiều tờ báo thời điểm 66-67 đăng tải hình ảnh anh Nguyễn Văn Bé còn sống, lại thế này: Năm 1966 Nguyễn Văn Bé bị bắt và đã chiêu hồi. Mỹ – ngụy.” Nguyễn Văn Bé có phải là nhân vật anh hùng hay không? Câu trả lời ở tấm biển đường Hồ Thị Hương vừa mới thay thế biển đường Nguyễn Văn Bé. Sự thay thế lặng lẽ đó cho thấy người ta đã biết sai nhưng không dám công bố. Cũng như câu chuyện Lê Văn Tám là do ông Trần Huy Liệu dựng lên, chính gs Phan Huy Lê đã công bố điều này (tại đây!). Thế nhưng cho đến nay không một ai, một cơ quan nào dám đứng ra thừa nhận sự thật mà gs Phan Huy Lê đã nói. Để tránh phải đụng chạm đến sự thật, người ta hô hoán lên câu chuyện “lật đổ thần tượng”. Khốn thay, nào có thần tượng đâu mà lật đổ? Không lẽ lật đổ thần tượng giả mà sai, mà nguy hiểm? Vô lý! Giải thích cho việc công bố anh hùng Lê Văn Tám là không có thật, một thần tượng giả mà ta đã tôn thờ bấy lâu, gs Phan Huy Lê đã nói: “Theo quan điểm của tôi, mọi biểu tượng hay tượng đài lịch sử chỉ có sức sống bền bỉ trong lịch sử và trong lòng dân khi được xây dựng trên cơ sở khoa học khách quan, chân thực”. Câu chuyện về "anh hùng" Nguyễn Văn Bé, thì mọi người đã biết, vì vào thời điểm ấy, nhất là người dân của miền Nam tự do, gần như ai cũng được biết; bởi trong lúc Hà Nội ca tụng "anh hùng-liệt sĩ diệt Mỹ ngụy" Nguyễn Văn Bé, thì tại Sài Gòn, Bộ Chiêu Hồi đã công bố những tin tức về Nguyễn Văn Bé, đồng thời còn đưa Nguyễn Văn Bé lên ngay đài truyền hình để cho mọi người được nhìn cho rõ một con người thật bằng xương, bằng thịt, để chứng minh Nguyễn Văn Bé vẫn còn sống. Mặc dù vậy, nhưng Hà Nội vẫn tin những "tin tức tình báo - quân báo của ta" là Nguyễn Văn Bé trên đài truyền hình Sài Gòn là "người giả". Có lẽ vì thế, nên bây giờ mới xảy ra "sự cố". Trở lại với chuyện "anh hùng" Nguyễn Văn Bé, người viết vẫn còn nhớ, lúc ấy, Bộ Chiêu Hồi cũng phát hành rất nhiều những tấm truyền đơn, nhất là vào dịp Tết Nguyên Đán, do những chiếc máy bay loại L.19, thường đem rãi xuống những vùng đất đã bị mất an ninh, cùng lúc là những lời nói của chính Nguyễn Văn Bé vọng từ chiếc máy bay xuống đất, kêu gọi:" Các anh cán binh cộng sản hãy mau mau trở về với Chính Nghĩa Quốc Gia theo Chính Sách Chiêu Hồi...". tôi còn nhớ nguyên văn một đoạn mở đầu như sau đây: "Tôi, Nguyễn... Nguyễn.... Nguyễn.... Văn... Văn... Văn... Bé ... Bé... Bé... vẫn còn sống đây... " Và để tuyên truyền cho một "anh hùng-liệt sĩ diệt Mỹ ngụy" Nguyễn Văn Bé, thì nhạc sĩ Huy Du, đã viết một bài hát, để ca tụng một "anh hùng liệt sĩ ôm mìn diệt Mỹ ngụy" còn sống tại miền Nam lúc ấy như sau: " Ai về Cửu Long, qua Đồng Tháp Mười, gặp hoa ô môi, biết mùa xuân đã tới. Nơi đây sinh ra anh Bé hiền hoà. Cuộc đời sớm xông pha nên lòng thêm sắt đá. Anh như bông hoa rực sáng bầu trời. Hương toả ngát nơi nơi. Tiếng mìn anh vang dội.... Bầu trời ngàn ngôi sao lấp lánh...nhớ mãi tên anh Nguyễn Văn Bé... Đường dài hành quân xa, xin khắc tên anh trên vách chiến hào...." Nhưng chưa hết, vì đảng Cộng sản Hà Nội còn in cả hình ảnh của Nguyễn văn Bé trên những con "Tem Quân Đội", với những dòng chữ: "Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - Nguyễn Văn Bé - Trung kiên Bất khuất Anh dũng Tuyệt vời" kèm theo là hình ảnh của một Nguyễn Văn Bé "ôm bom diệt Mỹ-Ngụy" ! https://www.facebook.com/photo.php?fbid=633306613347890&set=gm.189438971224685&type=1&theater ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG NÓI, MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ VIỆT CỘNG LÀM - DO NOT LISTEN TO WHAT VIETCONG SAY, BUT WATCH CLOSELY AT WHAT THEY'VE DONENo comments:
Newer Post Older Post Home Subscribe to: Post Comments (Atom)Từ khóa » Nguyễn Văn Bé Là Ai
-
Nguyễn Văn Bé – Wikipedia Tiếng Việt
-
Anh Hùng Nguyễn Văn Bé !? - BackUp Dân Làm Báo
-
"Liệt Sĩ" Nguyễn Văn Bé đang Cầm... - Sài Gòn Trong Tim Tôi | Facebook
-
TIỂU SỬ ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ
-
Anh Hùng Nguyễn Văn Bé !? - Dân Làm Báo - Danlambao
-
Nguyễn Văn Bé Là Ai? - Mực Tím Sơn Đen
-
Nguyễn Văn Bé (thiếu Tướng) - Wikiwand
-
Nguyễn Văn Bé (Tư Đen) - Wikiwand
-
Nguyễn Văn Bé Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Vào Tù Ra Khám, Nguyễn Văn Bé Năm Vẫn Thản Nhiên Bán Ma Túy
-
Nguyễn Văn Bé (thiếu Tướng) – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki ...
-
Nguyễn Văn Bé