Sự Thật Về Lớp Bọt Khí Thường Nổi Lên Trong Lúc Nấu ăn Mà Nhiều Bà ...
Có thể bạn quan tâm
Khi nấu canh một thời gian dài, nếu để ý kỹ sẽ phát hiện một lớp bọt khí nổi lên trên bề mặt của nồi canh.
Nhiều chị em hay nghĩ rằng, lớp bọt này là chất bẩn ở thực phẩm tích tụ lại nên thường sử dụng một cái muỗng để hớt bỏ lớp bọt này đi. Nhưng số khác lại cho rằng chúng là tinh hoa của món canh hầm và có giá trị dinh dưỡng rất cao, không cần phải bỏ đi. Vậy thực hư ra sao?
Lớp bọt khí này thật sự có lợi hay hại cho sức khỏe?
Tại sao lại có bọt khí khi nấu ăn?
Đầu tiên, bạn cần phải hiểu rõ khái niệm "sức căng bề mặt" là gì. Chúng là lực tạo ra bởi các chất lỏng như nước để làm cho bề mặt càng nhỏ càng tốt. Nói một cách đơn giản hơn, nó là lực co của bề mặt chất lỏng.
Nước tinh khiết có sức căng bề mặt khá lớn nên không dễ bị tạo bọt, còn nước dùng thực phẩm có sức căng bề mặt nhỏ nên thường có bọt khí nổi trên bề mặt. Khi nấu thực phẩm, các chất hữu cơ như protein, carbonhydrate… trong thực phẩm sẽ bị hòa tan hoặc phân tán trong nước, tạo ra lớp bọt dày đặc khi nấu liên tục.
Lớp bọt khí này có lợi cho sức khỏe không?
Câu trả lời cuối cùng là CÓ! Bởi bản thân lớp bọt khí đó là một chất dinh dưỡng . Cụ thể hơn, thực phẩm tạo ra bọt là vì nó chứa chất hữu cơ, hòa tan trong nước khi các bà nội trợ sử dụng muỗng để khuấy nồi canh. Ngoài ra, trong lớp bọt khí đó còn chứa khá nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong chất béo, như các vitamin thiết yếu.
Lớp bọt này thật sự rất tốt cho sức khỏe, nhưng chỉ trong trường hợp chị em nấu thực phẩm sạch thôi nhé.
Bên cạnh đó, bọt khí này còn được tạo ra khi pha trà có chứa saponin – một chất có khả năng kháng khuẩn, điều hòa lipid máu và bảo vệ tim mạch. Ngoài ra, bọt có trong sữa đậu nành có chức năng chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch và chống xơ vữa động mạch .
Lớp bọt khí này có chứa các tạp chất gây hại không?
Như đã nói ở trên, lớp bọt khí này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cùng các chất hữu cơ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên nó cũng không phải tốt hoàn toàn, bởi các loại thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu… có trong thực phẩm cũng có thể nhân cơ hội này để xâm nhập vào lớp bọt.
Tuy nhiên, cho đến hiện nay thì vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy lớp bọt khí này gây hại đến sức khỏe. Nhưng nếu chế biến các thực phẩm do chính tay bạn nuôi trồng thì lớp bọt khí này không có gì phải lo lắng, hãy yên tâm ăn luôn chúng để tốt hơn nhé.
Làm thế nào để xử lý lớp bọt khí đúng cách?
1. Bọt từ các loại thịt hầm
Hầu hết bọt được tạo ra từ các loại thịt hầm ngay sau khi được đun sôi là do phần máu thừa, cặn và protein trong thịt sau khi biến dạng ở nhiệt độ cao. Phần bọt này có mùi tanh, nếu không vớt sẽ làm ảnh hưởng đến hình thức lẫn mùi vị của món ăn. Thế nên chị em hãy dùng muỗng hớt bỏ lớp bọt đầu đi nhé, còn các lớp bọt sau có thể giữ lại được.
2. Bọt trong sữa đậu nành
Khi chế biến sữa đậu nành, lớp bọt khí này sẽ được tạo ra rất nhiều do hàm lượng saponin dồi dào trong đậu nành. Thế nên, tuyệt đối không nên vớt chúng ra bởi lớp bọt này rất tốt cho sức khỏe. Nếu chị em không thích thì có thể thử giảm nhiệt độ nấu xuống, hoặc thêm vài giọt dầu ăn vào sữa rồi nấu tiếp sẽ làm giảm lượng bọt đi đáng kể.
3. Bọt khi rót bia
Nhiều người hay sợ rằng lớp bọt bia giàu purine sẽ làm gia tăng sự sản xuất axit uric gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều này là không đúng. Bởi bọt bia được tạo ra bởi protein có trong bia lên men, được hình thành từ carbon dioxide trong bia. Ngoài ra, bản thân bia là một loại thực phẩm có hàm lượng purine thấp. Thế nên, hãy kệ chúng và tận hưởng ly bia tươi mát lạnh bên người thân nhé.
Theo Aboluowang
Người sở hữu 4 "bảo bối" này sẽ có khả năng sống khỏe mạnh và trường thọ hơn ngườiTừ khóa » Dầu Sủi Bọt Khi Chiên
-
Chiên Cá Mà Chảo Dầu Cứ Nổi Bọt Không Ngừng, Cô Gái đăng đàn Hỏi ...
-
Có Ai Biết Làm Sao Chiên Ko Bị Bọt Dầu
-
Chiên Trứng Cút Nhưng Gặp Cảnh Chảo Dầu Nổi Bọt Trắng Xoá, Cô Gái ...
-
Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Sử Dụng Dầu ăn
-
Ai Chỉ Em Cách Rán Nem Không Sủi Bọt Với - Webtretho
-
Cho Vào Chảo Dầu Một... - Ẩm Thực. Hội Những Người Yêu Nấu ăn
-
Top 13 Chiên Cá Bị Nổi Bọt
-
Tại Sao Dầu ép Có Mầu Tối Và Nổi Bọt Khi Nấu ăn ?
-
Mẹo Làm Sạch Dầu Ăn Khi Chiên Rán - Dạy Nấu ăn - YouTube
-
Mẹo Giúp Hạn Chế Lượng Dầu Tối đa Khi Chiên Thức ăn
-
Lớp Bọt Khí Thường Gặp Khi Chế Biến Thực Phẩm Có Thật Sự độc Hại?
-
Chỉ Cần Cho Loại Bột Này Vào, Chiên Bất Cứ Món Gì Cũng Không Bao ...
-
Chiên Ngập Dầu Mới Ngon… | Những Thằng Già Nhớ Mẹ
-
Chần Trứng Lần Nào Cũng Bị Sủi Bọt, Hóa Ra Chị Em đều Làm Sai Ngay ...
-
Luộc Trứng Trần Bị Sủi Bọt, Lòng Trắng Vỡ Tan, đầu Bếp Mách Chiêu ...
-
12 Sai Lầm Thường Gặp Khi Chế Biến Trứng Cần Bỏ Ngay Lập Tức - 24H