Yến mạch là một loại ngũ cốc mà nhiều người thường hay sử dụng trong nhiều món ăn và đồ uống do chúng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau.
Những lợi ích sức khỏe của lúa mạch chủ yếu do tám acid amin quan trọng có trong thành phần của lúa mạch, cụ thể như sau:
1.1. Giữ cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
Lúa mạch là nguồn chất xơ tuyệt vời có thể giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể. Chất xơ hoạt động như một nguồn nhiên liệu cho các vi khuẩn có lợi trong hệ tiêu hóa.
Những vi khuẩn này giúp lên men thành phần chất xơ của lúa mạch, từ đó hình thành acid butyric, là nhiên liệu chính cho các tế bào ruột. Nó rất hiệu quả trong việc duy trì một đại tràng khỏe mạnh và giữ cho hệ tiêu hóa luôn ở trạng thái tốt nhất.
1.2. Ngăn ngừa tạo sỏi mật
Lúa mạch giúp phụ nữ tránh sỏi mật một cách hiệu quả. Vì nó rất giàu chất xơ không hòa tan nên giảm tiết acid mật, tăng độ nhạy insulin và giảm mức chất béo trung bình.
Theo một bài báo được đăng trên Tạp chí American Journal of Gastroenterology cho biết phụ nữ ăn kiêng có chứa chất xơ có nguy cơ mắc sỏi mật thấp hơn 17% so với những phụ nữ khác.
1.3. Ngăn ngừa loãng xương
Hàm lượng photpho và đồng cũng rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Ngoài ra, nó còn chứa canxi, một thành phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của xương.
Hàm lượng mangan trong lúa mạch hoạt động tương tác với nhóm vitamin-B giúp xương chắc khỏe.
1.4. Giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt
Là chất dinh dưỡng cao, lúa mạch đặc biệt hữu ích vì nó tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm nguy cơ cảm lạnh và cúm. Sắt cải thiện lượng máu và ngăn ngừa thiếu máu, mệt mỏi.
Nó hỗ trợ thận hoạt động bình thường và sự phát triển của các tế bào hồng cầu. Hơn nữa, nó chứa đồng, khoáng chất có tác dụng tạo thành hemoglobin và các tế bào hồng cầu.
1.5. Kiểm soát mức cholesterol
Các tạp chí dinh dưỡng của châu Âu đã công bố một nghiên cứu, trong đó cho thấy lúa mạch và các chế phẩm từ loại ngũ cốc này rất hữu ích trong việc làm giảm LDL cholesterol.
Tác dụng này là do sự hiện diện của beta-glucan. Đây là chất xơ không hòa tan giúp tạo ra acid propionic giúp giữ mức cholesterol trong máu thấp.
Với hàm lượng chất xơ hòa tan và không hòa tan tuyệt vời, lúa mạch được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng.
Bài nên xem
Cao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout
1.6. Tác dụng với bệnh tiểu đường
Lúa mạch giúp kiểm soát bệnh tiểu đường loại 2 rất tốt vì hàm lượng chất xơ cao của nó theo một nghiên cứu được công bố trên Nghiên cứu trong Khoa học Dược phẩm vào năm 2014.
Trong một nghiên cứu khác cho thấy, những người kháng insulin tiêu thụ chất xơ hòa tan beta-glucan trong lúa mạch đã làm giảm đáng kể lượng đường và insulin so với các đối tượng thử nghiệm khác.
1.7. Đặc tính chống ung thư
Theo một nghiên cứu của Yawen Zeng và cộng sự. lúa mạch có đặc tính chống ung thư và chống viêm. Ngoài ra, tiêu thụ các loại ngũ cốc nguyên hạt giúp giảm nguy cơ ung thư nhờ hàm lượng phytochemical như folate, flavonoid và lignans,
Ngoài ra, Viện Y tế Dự phòng, Dinh dưỡng và Ung thư tại Phần Lan đã xác nhận rằng lignans có đặc tính chống ung thư và chúng giúp điều trị bệnh ung thư.
Lúa mạch chứa một số chất dinh dưỡng thực vật được gọi là lignans thực vật, được chuyển hóa bởi hệ thực vật thân thiện trong ruột của cơ thể thành lignans của động vật có vú.
Một trong những lignans mới này được gọi là enterolactone giúp ngăn ngừa ung thư vú và các bệnh ung thư nội tiết tố khác cũng như các bệnh tim mạch vành.
1.8. Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Xơ vữa động mạch là tình trạng thành động mạch dày lên do đông tụ hoặc lắng đọng của các chất béo như cholesterol. Lúa mạch chứa niacin (một loại vitamin B) có thể giảm mức cholesterol, lipoprotein tổng thể và giảm thiểu các yếu tố tim mạch.
Một nghiên cứu trên Tạp chí của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ cho thấy chế độ ăn ngũ cốc nguyên hạt rất quan trọng đối với những người bị huyết áp cao.
Lúa mạch rất giàu chất xơ có thể làm giảm huyết áp cũng như duy trì cân nặng hợp lý.
1.9. Cải thiện độ đàn hồi của làn da
Lợi ích của lúa mạch không chỉ có tác dụng đối với sức khỏe cơ thể mà còn có tác dụng đối với làn da. Một trong những công dụng thiết yếu của nó đối với làn da là duy trì độ đàn hồi của da.
Lượng Selen cao có trong lúa mạch là một thành phần quan trọng có tác dụng tốt trong việc duy trì độ đàn hồi của da, ngăn chặn quá trình lão hóa sớm của da và bảo vệ da khỏi khỏi tác hại của các gốc tự do.
Vì vậy, bổ sung lúa mạch vào chế độ ăn là rất cần thiết đối với những người muốn cải thiện làn da.
1.10. Chống lại bệnh hen suyễn ở trẻ em
Một tác dụng khác của lúa mạch là nó rất tốt để tránh bệnh hen suyễn ở trẻ em. Việc tăng cường sử dụng ngũ cốc nguyên hạt bao gồm lúa mạch làm giảm 50% khả năng mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em.
Tác dụng này là do, nó có chứa các chất chống oxy hóa mạnh, đặc biệt là vitamin C và E giúp giảm tỷ lệ thở khò khè và tăng cường hơi thở bình thường ở trẻ.
2. Những điều bạn nên biết về cây lúa mạch
Sử dụng lúa mạch đang được rất nhiều người quan tâm bởi tác dụng tuyệt vời mà nó mang lại cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn đã thực sự biết về loại ngũ cốc này chưa, cùng Cao Gắm tìm hiểu nhé!
2.1. Sự thật thú vị về lúa mạch
Lúa mạch tiếng anh là barley. Nó có tên khoa học là Hordeum vulgare L., và còn được gọi là mầm lúa, mầm mạch.
Cây lúa mạch là loại cây thân thảo, dạng rễ sợi. Cây mọc đứng, dài khoảng 50 - 100cm. Lá cây phẳng , ráp, có lưỡi bẹ ngắn. Hoa lúa mạch có góc cạnh gồm nhiều bông nhỏ, đều sinh sản xếp trên 4 dãy.
Lúa mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt được trồng lần đầu tiên vào khoảng 10.000 năm trước ở Ethiopia cũng như một số vùng của Đông Nam Á.
>> Có thể bạn quan tâm: Lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của hạt vừng
2.2. Lúa mạch gồm những loại nào?
Các loại lúa mạch có nhiều công dụng khác nhau, vì vậy chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn từng loại để hiểu loại nào phù hợp nhất đối với bạn, cụ thể như sau:
Cỏ lúa mạch: Đây là chồi non của cây lúa mạch và chỉ cao vài centimet. Loại cỏ này chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và protein. Nó cũng chứa một lượng lớn chất diệp lục, có tác dụng giải độc cơ thể.
Lúa mạch Helled: Đây là dạng lúa mạch thường được sử dụng sau khi loại bỏ vỏ. Loại lúa mạch này cần thời gian nấu lâu hơn so với lúa mạch trân châu vì nó rất giàu chất xơ.
Lúa mạch trân chân: Loại này được sử dụng trong các bữa ăn sáng hoặc bữa ăn nhẹ trong ngày. Đây là loại đã tách bỏ vỏ, lớp cám và có hương vị rất hấp dẫn.
Bột lúa mạch: Loại bột nhẹ này được làm bằng cách xay lúa mạch nguyên hạt và có thể sử dụng thay thế cho bột mì. Bột lúa mạch rất giàu dinh dưỡng và chất xơ hơn so với lúa mạch trân châu vì lớp cám bên ngoài của nó vẫn được giữ nguyên vẹn sau khi say.
Nước lúa mạch: Được làm bằng cách ngâm hạt lúa mạch trong nước qua đêm và đun sôi trong nước vài phút. Nó có đặc tính y học tuyệt vời có lợi cho những người bệnh có vấn đề liên quan đến thận và bàng quang.
2.3. Thành phần dinh dưỡng trong lúa mạch
Lúa mạch có thể là một chất bổ sung vào chế độ ăn uống lành mạnh của nhiều người nhờ một loạt các chất dinh dưỡng trong nó, chẳng hạn như carbohydrate, chất xơ hòa tan và không hòa tan, natri, vitamin, khoáng chất và acid amin.
Cụ thể giá trị dinh dưỡng trong 100 gam lúa mạch gồm có:
Lượng calo 704: calo từ carbohydrate 614; calo từ chất béo 19; calo từ protein 70
Chất xơ: 2,2 gam
Protein: 20 gam
Nước 20,2 gam
Carbohydrate: 31 gam
Chất béo: 2,3 gam
Các vitamin: Choline 75,6 mg; folate 46 mcg; niacin 9,20 mg; acid pantothenic 546 mcg; riboflavin 228 mcg; thiamin 382 mcg; vitamin A 44 IU; vitamin B6 520 mcg; vitamin E 40 mcg và vitamin K 4,4 mcg.
Các khoáng chất: Canxi 58 mg; đồng 840 mcg; sắt 5 mg; magie 158 mg; mangan 2,6 mg; photpho 442 mg; kali 560 mg; selen 75 mcg; natri 18 mg và kẽm 4,3 mg.
3. Tác dụng không mong muốn của lúa mạch
Tiêu thụ quá nhiều lúa mạch có thể gây ra một số bất lợi như sau:
Lượng chất xơ tăng đột ngột trong chế độ ăn có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa tạm thời, chẳng hạn như đầy hơi, đau bụng và chướng bụng.
Gluten trong lúa mạch được biết đến là có thể làm trầm trọng thêm bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten).
Gây ra phản ứng dị ứng ở một số người nhạy cảm với gluten.
4. Một số chú ý khi dùng lúa mạch mà bạn nên biết
Để sử dụng lúa mạch mang lại hiệu quả tốt nhất và tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
4.1. Ai không nên ăn lúa mạch?
Những đối tượng dưới đây không nên hoặc hạn chế ăn lúa mạch như:
Người mắc bệnh Celiac và nhạy cảm với gluten. Khi ăn lúa mạch bạn có thể gặp phải các tình trạng như đau bụng, buồn nôn,...
Phụ nữ mang thai: Nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú thì nên chú ý chế độ ăn uống có chứa lúa mạch bởi nó có thể cản trở quá trình tiết sữa và gây ra các biến chứng.
4.2. Mẹo để ăn lúa mạch đúng cách
Lúa mạch thường được bán với số lượng lớn, do đó, khi sử dụng nhiều người thường thắc mắc như Cách bảo quản lúa mạch? Bảo quản lúa mạch qua đêm như thế nào? Vì vậy, hãy lưu lại những tip sau đây khi sử dụng lúa mạch nhé!
Cách lựa chọn lúa mạch
Lúa mạch có sẵn ở dạng gói đóng sẵn và số lượng lớn ở hầu hết các cửa hàng. Vì vậy, khi mua nó, hãy đảm bảo không có dấu hiệu ẩm ướt trong gói và hạn sử dụng được dán trên bao bì.
Mẹo bảo quản lúa mạch
Vì lúa mạch dễ bị sâu bệnh cũng như ẩm ướt, giống như các loại ngũ cốc khác, nó phải được giữ trong hộp kín ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Ở những nơi có khí hậu ấm áp, bạn có thể bảo quản lúa mạch trong lạnh.
Đối với bột lúa mạch, bạn có thể bảo quản nó trong hộp kín và để trong khoảng một tháng trên kệ bếp cũng như từ 2 đến 3 tháng trong tủ lạnh. Nó có thể được bảo quản khoảng 4 tháng khi động lạnh.
>> Có thể bạn quan tâm: Chế độ ăn cho người bệnh gout mà ai cũng nên nằm lòng
5. Món ngon từ lúa mạch
Lúa mạch thường được sử dụng ăn liền hoặc chế biến thành các món ăn hoặc đồ uống đa dạng như sữa lúa mạch, trà lúa mạch,... Sau đây, Cao Gắm sẽ giới thiệu đến bạn đọc công thức từ lúa mạch như sau:
5.1. Nước lúa mạch
Công thức của thức uống này được thực hiện rất đơn giản. Bạn có thể sử dụng lúa mạch nguyên vỏ hoặc lúa mạch trân châu cho công thức này.
Nguyên liệu gốm có:
¼ cốc lúa mạch
4 cốc nước
Mật ong (tùy chọn)
Nước chanh (tùy chọn)
Cách làm như sau:
Bước 1: Ngâm lúa mạch trong nước và để qua đêm.
Bước 2: Đun sôi lúa mạch với nước trong một cái nồi.
Bước 3: Thêm một chút muối và để sôi trong khoảng 3 phút.
Bước 4: Lọc nước vào ly và để nguội hoàn toàn.
Bước 5: Bạn có thể thêm các chất làm tăng hương vị như nước chanh, mật ong, quế hoặc gừng.
5.2. Sinh tố lúa mạch
Nguyên liệu gồm có:
12 quả dâu tây
50 gam việt quất
1 quả chuối (nếu thấy chua khi chỉ xay mỗi dâu và việt quất)
4 thìa bột lúa mạch
6 thìa sữa tươi không đường
Topping: Hạt óc chó hoặc lạc rang, bột quế và nho khô (cắt nhỏ)
Cách làm như sau:
Bước 1: Trộn 7 quả dâu tây cùng các nguyên liệu trên vào máy xay sinh tố, xay nhuyễn.
Bước 2: Cắt nhỏ 5 trái dâu tây cho vào cốc, rồi đổ hỗn hợp sinh tố trên vào cốc và rắc topping lên trên là xong.
6. Mọi người thường hỏi về lúa mạch
Một số câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc về lúa mạch, ví dụ như:
Bị bệnh gout có nên ăn lúa mạch không?
Theo các chuyên gia, người bệnh gout vẫn có thể ăn lúa mạch bởi nó không làm tăng quá nhiều nồng độ acid uric nhưng người bệnh cũng nên ăn ở mức 2 lần mỗi tuần.
Người bệnh vẫn nên bổ sung lúa mạch vào chế độ ăn của mình bởi nó mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho cơ thể như giảm cân, một trong những nguy cơ gây nên bệnh gout,...
Bài nên xem
TPBVSK VIÊN CAO GẮM
Có nên uống nước lúa mạch khi bụng đói không?
Bạn có thể uống nước lúa mạch khi bụng đói nhưng không nên quá lạm dụng nó vì nó có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy cho người sử dụng.
Lúa mạch và yến mạch có giống nhau không?
Nhiều người vẫn thường nhầm tưởng lúa mạch và yến mạch giống nhau nhưng thực ra không phải, cụ thể:
Lúa mạch thường là loại ngũ cốc có bông và hạt đều tăm tắp. Chúng thường được tán thành bột mịn và sử dụng làm bánh hoặc được rắc lên trên sữa chua và sữa. Công dụng chính của lúa mạch là sản xuất bia.
Yến mạch là loại ngũ cốc lấy hạt và được tán mịn. Chúng được sử dụng trong các món ăn như cháo yến mạch, bột yến mạch. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để đắp mặt nạ và dưỡng da.
Chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ hơn về lúa mạch như tác dụng, công dụng, tác dụng không mong muốn và những lưu ý khi sử dụng lúa mạch, đặc biệt đối với người bệnh gout.
Nếu bạn có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc gì về bệnh gout, hãy liên hệ với chúng tôi theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí hoặc để lại bình luận chúng tôi sẽ trả lời bạn sớm nhất.
0768.299.399
Tin liên quan
Bắp ngô - Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe
Bánh mì - Lựa chọn sao cho phù hợp với sức khỏe
Lợi ích của sức khỏe của gạo nếp là gì?
Lợi ích sức khỏe và giá trị dinh dưỡng của hạt vừng
Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…
Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.
Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.
Công dụng:
Hỗ trợ bổ can thận.
Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.
Đối tượng sử dụng:
Người bị gout, viêm khớp
Người axit uric máu tăng cao
Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP
Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP
* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!