Sự Thật Về Mối Tình Trai Tài Gái Sắc Lưu Bị - Tôn Phu Nhân
Có thể bạn quan tâm
- #Mẹo vặt cuộc sống
- #Phòng chống dịch Covid-19 trong trường học
- #Dạy - học trực tuyến
- #Dạy - học Lịch sử trong trường phổ thông
- Đời sống văn hoá
- Sao
- Sáng tác
Tam Quốc diễn nghĩa và các tác phẩm truyền hình, điện ảnh, ca kịch ăn theo điển tích Tam Quốc đều mô tả mối tình tuyệt đẹp giữa cặp trai tài gái sắc Lưu Bị - Tôn phu nhân. Nhưng thực tế, chính sử không hề có chuyện như vậy.
Tôn phu nhân là con gái duy nhất và là con nhỏ nhất của Trường Sa thái thú Tôn Kiên, và là em gái của Tôn Sách và Tôn Quyền. Tôn phu nhân lần đầu tiên ra mắt trong Tam quốc diễn nghĩa, dưới cái tên Tôn Nhân, liên quan đến kế sách của Chu Du.
Tam quốc diễn nghĩa kể rằng Tôn Quyền theo kế của Chu Du, không thực lòng muốn gả em gái, chỉ muốn mang Tôn Nhân ra làm mồi nhử Lưu Bị sang Giang Đông để giam lỏng nhằm đoạt mấy quận Kinh châu. Nhưng Gia Cát Lượng tương kế tựu kế, rong chống mở cờ, phô trương thanh thế, biến hôn nhân giả thành thực, giúp Lưu Bị cưới Tôn Nhân.
Đám cưới được mô tả diễn ra tại chùa Cam Lộ (Trấn Giang), có tham dự của Ngô quốc thái – mẹ kế Tôn Quyền. Tôn Nhân, vốn là kiệt nữ, ngổ ngáo bướng bỉnh, tinh thông võ nghệ nhưng qua lời bà mối lại là cô gái ngoan hiền.
Trong đêm động phòng, Lưu Bị đã bị Tôn Nhân “ra mắt” bằng màn vung dao chém kiếm kinh hồn. Tôn Nhân thấy Lưu Bị hoảng bèn nói một câu: "Chém giết nửa đời người, sợ gì binh đao!".
Dù vậy, mối quan hệ vợ chồng Lưu Bị - Tôn phu nhân sau đêm động phòng vung dao giơ kiếm, lại vô cùng mặn nồng. Khoảng cách tuổi tác rất lớn giữa họ, không hề ảnh hưởng tới tình cảm phu thê của cặp trai tài gái sắc. Lưu lại ở rể Đông Ngô một thời gian, Lưu Bị theo kế sách Gia Cát Lượng gửi trước cho Triệu Vân, đã cùng Tôn phu nhân trở về Kinh Châu an toàn.
Chính sự kiện gắn với lời chọc tức của Gia cát Lượng dành cho Chu Du (Chu lang diệu kế yên thiên hạ/ Đã mất phu nhân lại thiệt quân) này đã khiến Đại đô đốc Đông Ngô phẫn uất, thổ máu, phát bệnh nặng.
Tuy nhiên, thời gian sau mối quan hệ giữa Ngô và Thục bắt đầu căng thẳng. Tôn phu nhân quay về với anh trai của mình là Tôn Quyền sau khi nhận được thư (giả) nói về tình hình bệnh tình khó qua khỏi của Ngô quốc thái.
Khi hồi hương, Tôn phu nhân định mang theo con trai của Lưu Bị là Lưu Thiện. Tuy nhiên, việc đó đã bị Trương Phi và Triệu Vân chặn lại. Sau khi hai bên thương thuyết, Tôn phu nhân đã để lại Lưu Thiện và trở về nước Ngô.
Theo Tam quốc diễn nghĩa, sau trận Di Lăng có kẻ phao tin Lưu Bị chết, bà đã trầm mình xuống sông tự vẫn.
Thực tế trong chính sử
Hậu Xích Bích, thế lực của Lưu Bị càng mạnh sau khi lần lượt chiếm được 4 quận Linh Lăng, Quế Dương, Vũ Lăng, Trường Sa. Tuy nhiên, 4 quận phía nam này là những quận nghèo nhất, và địa bàn nam Kinh châu chỉ có vai trò hậu cần, không đóng vai trò chiến lược trong việc thi hành Long Trung sách - tiến sang Ích châu và Trung nguyên.
Cùng lúc ấy, Chu Du khổ chiến với Tào Nhân suốt 1 năm, tới tháng 12 năm 209, Tào Nhân theo lệnh của Tào Tháo bỏ thành Giang Lăng rút về Tương Dương củng cố lại phòng tuyến. Chu Du tiến vào chiếm giữ Giang Lăng, được Tôn Quyền phong làm Thái thú Nam quận.
Thực tế này Lưu Bị và Gia Cát Lượng rơi vào thế khó trong việc thi triển Long Trung Sách, và buộc phải tính tới việc tiếp cận địa bàn các quận phía bắc Kinh châu, trước khi tiến hành các bước tiếp theo. Bước ngoặt quan trọng, dù vậy, xảy ra ngay sao đó.
Trong năm 209, Lưu Kỳ yểu mệnh qua đời. Lưu Bị tự lập làm Kinh châu mục. Cam phu nhân vợ ông cũng qua đời. Tôn Quyền muốn củng cố liên minh Ngô-Thục với Lưu Bị, liền tính tới phương án gả em gái mình, là Tôn Nhân, cho Bị. Một cuộc hôn nhân chính trị theo đúng nghĩa của nó, được sử gia đời sau đặt tên là sự kiện “Giang Tả cầu hôn”.
Vào quãng thời gian này, Tôn Nhân chỉ vừa tầm 20 tuổi, còn Lưu Bị đã hơn 40 tuổi. Khoảng giữa tháng 1 đến giữa tháng 2 năm 210, Lưu Bị chính cưới Tôn phu nhân tại núi Tú Lâm. Đám cưới này, không hề có sự tham dự của Ngô Quốc Thái, người đã qua đời 6 năm trước trận Xích Bích và nó cũng diễn ra nhanh gọn, chứ không hề “hấp dẫn” với bao mưu sâu kế hiểm như cách La Quán Trung mô tả trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Bản thân Lưu Bị cũng không hề bị giam lỏng ở Ngô mà “rước nàng về dinh” ngay sau khi hôn lễ tổ chức ở Tú Tâm. Theo ghi chép của chính sử, phải 1 năm sau khi thành thân với Tôn phu nhân, Lưu Bị mới thân chinh tới Ngô gặp Tôn Quyền.
Lưu Bị sợ Tôn Nhân hơn là yêu
Tôn phu nhân là con nhà võ, dũng mãnh, cương liệt, chẳng kém những người anh. Vì vậy cuộc sống vợ chồng mới của Lưu Bị không hề mặn mà.
Do cả hai người vợ trước của Lưu Bị đều đã mất, Tôn phu nhân dần dần kiểm soát nhà và con trai Lưu Thiện của Lưu Bị.
Tôn phu nhân lại thường mang theo một đội nữ binh hầu hạ, tự ý dắt lính tráng theo hầu diễu võ dương oai, nhiều lần phạm vào pháp luật. Lưu Bị thấy vậy, bèn giao cho Triệu Vân giữ chức Tư mã ở Kinh châu, quản lý việc trong cung.
Tam quốc chí của Trần Thọ chép rằng: "Nguyên trước Tôn Quyền gả em gái cho Tiên chủ, em gái vốn là người tài giỏi, nhanh nhẹn cương mãnh, có phong thái của các anh, thị tì hơn trăm người đều quen cầm đao đứng hầu, Tiên chủ mỗi lần vào đều thấy lạnh cả người".
Trong Gia Cát liệt truyện từng ghi lại lời đánh giá của Khổng Minh về Tôn phu nhân như sau: "Chúa công khi ở Công An, phía bắc úy kị Tào công cường mạnh, phía đông lo lắng Tôn Quyền bức bách, ở gần lại sợ Tôn phu nhân sinh biến ngay sát nách. Tình thế lúc ấy, thật là tiến thoái lưỡng nan...".
Năm Kiến An thứ 17 (212), Lưu Bị nhập vào đất Thục, Tôn Quyền sai người kêu Tôn phu nhân về Đông Ngô, và bà dẫn theo con của Lưu Bị là Lưu thiện đi cùng, mục đích chính là giữ làm con tin.
Biết chuyện, Gia Cát Lượng lệnh Triệu Vân đến đoạt lại Lưu Thiện. Sau đó, sử sách không có ghi chép gì về Tôn phu nhân nữa. Và dĩ nhiên, mối quan hệ lạnh nhạt với Lưu Bị trong 2 năm làm dâu nhà Thục, chẳng thể khiến Tôn Nhân phải đau lòng đến mức tự sát sau cái chết của Bị.
Giang tả cầu hôn – nền tảng để Lưu Bị “mượn Kinh Châu”
Sau khi lấy Tôn Nhân, Bị dâng biểu về Hứa Xương tiến cử Tôn Quyền làm “Hành xa kỵ tướng quân, Từ châu mục”. Theo kế của Gia Cát Lượng, Lưu Bị đích thân sang Ngô quận gặp Tôn Quyền để đàm phán nhằm cai quản vùng Giang Lăng làm bàn đạp phát triển thế lực. Hai bên gặp nhau tại Kinh Khẩu thuộc Ngô quận, ông đề nghị họ Tôn cho mượn Nam quận, với danh nghĩa “mượn Kinh châu” để cùng chống Tào Tháo.
Chu Du ở Giang Lăng (thuộc Nam Quận) nghe tin, bèn viết thư cho Tôn Quyền phản đối việc này, đề nghị giữ Lưu Bị lại, dùng mỹ nhân lung lạc, và ly cách với các mãnh tướng Quan Vũ, Trương Phi, điều hai tướng này đi chinh chiến để lợi dụng tài năng của họ. Nhưng Lưu Bị không bị lung lạc.
Thấy Tôn Quyền khất việc cho “mượn Kinh châu”, ông bèn từ giã trở về Công An, lệnh cho Quan Vũ đóng quân đến gần Giang Lăng gây áp lực, buộc Chu Du phải ngày đêm lo phòng thủ dù đang dưỡng bệnh.
Ít lâu sau, Chu Du qua đời, tiến cử Lỗ Túc lên thay. Vì Lỗ Túc ra sức thuyết phục Tôn Quyền hãy coi trọng liên minh Tôn-Lưu để chống Tào, Tôn Quyền bằng lòng với đề nghị “mượn Kinh châu”, tức là giao huyện Giang Lăng cho Lưu Bị. Lỗ Túc rút quân khỏi Giang Lăng, bàn giao cho Lưu Bị, đổi lại, Lưu Bị giao phần còn lại của Giang Hạ (mà ông mới tiếp quản từ Lưu Kỳ) cho Tôn Quyền.
Địa bàn của Lưu Bị được mở lên phía bắc. Ông cắt mấy huyện phía tây Nam quận lập ra quận Nghi Đô, cho Trương Phi làm Thái thú. Ông phong Quan Vũ làm thái thú Tương Dương, đóng đồn ở Giang Bắc, lại chuyển Trương Phi làm thái thú Nam quận. Đây chính là bàn đạp cho việc Lưu Bị mang quân đi chiếm Ích Châu sau này.
Theo danviet.vnTin liên quan
Tôn vinh những phong cách thời trang đi đầu thế giới
5 năm lan tỏa tình yêu sách ở Tiền Giang
Chính thức khởi động Cuộc thi Hoa hậu Thế giới - Việt Nam 2019
Cầu thang Thánh và những địa điểm lý tưởng khi du lịch Vatican
Nhan sắc Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh thay đổi ngỡ ngàng sau 3 năm đăng quang
Chia sẻ facebook zalo Bản in copy Gửi bình luận Theo dõi báo trêncùng chuyên mục
Phương Oanh khoe dáng nuột nà, tranh thủ cho con ăn trước giờ lên nhận giải
20/12/2024 10:13Để không hổ thẹn với ngòi bút!
20/12/2024 06:11Điểm nhấn đầy cảm xúc tại triển lãm ‘Ký ức và niềm tin’
19/12/2024 18:28Phim Việt nào khuấy đảo dịp Giáng sinh?
19/12/2024 16:44Lễ hội mua sắm 2024 sẽ diễn ra tại Sóc Sơn, Hà Nội
19/12/2024 16:40Tin tiêu điểm
Thiết giáp hạng nặng trên khung T-72 xuyên thủng tuyến phòng thủ đối phương?
Thế giới 16/07/2024 17:00GD&TĐ - Những xe bọc thép chở quân sử dụng khung gầm xe tăng chiến đấu chủ lực có lẽ là phương tiện cần thiết với Quân đội Nga hiện nay.
Sẽ gọi tái ngũ hàng trăm tiêm kích MiG-31 trong kho dự trữ?
Thế giới 17/07/2024 13:00GD&TĐ - Các nguồn thông tin mở cho biết đến năm 2018, Nga có thể vẫn lưu giữ tới 130 tiêm kích MiG-31 trong các kho dự trữ.
Forbes nêu tên quốc gia có lực lượng pháo binh lớn nhất thế giới
Thế giới 18/07/2024 06:01GD&TĐ - Quân đội Nga có kho vũ khí pháo lớn nhất và cũng có nguồn cung cấp đạn dược ổn định – Tạp chí Forbes tuyên bố ngày 16/7.
Bài học quý giá từ phương tiện chủ chốt trong chiến dịch đặc biệt
Thế giới 19/07/2024 07:00GD&TĐ - Xe tăng chiến đấu chủ lực T-90M do Nga sản xuất đã trở thành một trong những phương tiện chủ chốt trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine.
Đóng hàng loạt tàu đổ bộ Dự án 11711 với cấu hình mới
Thế giới 19/07/2024 15:00GD&TĐ - Cấu hình mới của tàu đổ bộ Dự án 11711 mang lại khả năng tác chiến cao hơn cho Hải quân Nga.
Nam sinh người Tày đỗ đầu khối A01 tỉnh Lạng Sơn từng bỏ vòng loại HSG quốc gia
Học đường 20/07/2024 07:04GD&TĐ - Dù điều kiện học tập có phần hạn chế nhưng, Dương Đình Thanh người dân tộc Tày vẫn sở hữu điểm số ba môn Toán, Vật lí và tiếng Anh vô cùng ấn tượng.
Tìm ra nguyên nhân máy tính chạy Windows toàn cầu ngừng hoạt động
Thế giới 19/07/2024 20:19GD&TĐ - Trong ngày, tình trạng ngừng hoạt động của các thiết bị máy tính chạy Windows được báo cáo ở nhiều quốc gia khác nhau.
Tin nổi bật
Chính phủ phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục đào tạo đến năm 2030
Giáo dục 20/12/2024 09:41Miếng bánh Syria
Thế giới 20/12/2024 09:31Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên và học sinh
Trao đổi 20/12/2024 09:07Ông Putin sẵn sàng đàm phán và khả năng gặp gỡ ông Donald Trump
Thế giới 20/12/2024 09:30FIFA báo tin vui cho tuyển Việt Nam trước trận gặp Myanmar
Thể thao 20/12/2024 05:53Một chiếc T-55 cũ kỹ vẫn sẽ dễ dàng biến M2 Bradley thành đống sắt vụn
Thế giới 20/12/2024 09:00Chelsea 'huỷ diệt' đại diện Ireland, toàn thắng 6 trận tại cúp châu Âu
Thể thao 20/12/2024 09:01Clip các thành trì của Ukraine sụp đổ xung quanh Kurakhovo
Thế giới 20/12/2024 08:302 máy bay không người lái FPV không phá hủy được pháo tự hành Malva
Thế giới 20/12/2024 10:00Nhân viên thiết bị trường học có được nghỉ hè 8 tuần như giáo viên?
Giáo dục 20/12/2024 10:41Tổ hợp tên lửa phòng thủ bờ biển VCS-01 Việt Nam sẽ thay thế 4k51 Rubezh?
Thế giới 20/12/2024 07:00Đừng bỏ lỡ
Giao tranh ác liệt ở Adeevka, loạt nhân lực và khí tài bị hạ gục
20/12/2024 12:29GD&TĐ - Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã gây tổn thất nặng cho đối phương, loại bỏ nhiều nhân lực và khí tài ở hướng Avdeevka.
Đánh giá kết quả triển khai Chương trình GDPT 2018 và bài học kinh nghiệm
20/12/2024 12:24GD&TĐ - Sáng 20/12, Hội Cựu giáo chức cơ quan Bộ GD&ĐT tổ chức hội thảo đánh giá kết quả triển khai Chương trình GDPT 2018 và bài học kinh nghiệm.
Người dân, doanh nghiệp là chủ thể và trung tâm của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
20/12/2024 12:23GD&TĐ - Sáng 20/12, UBND tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lần thứ 2, năm 2024 (Techfest 2024).
Vụ cháy nhà 4 tầng tại TPHCM: Ba nạn nhân đang phải điều trị tích cực
20/12/2024 12:18GD&TĐ -13 nạn nhân trong vụ cháy nhà 4 tầng tại TPHCM hiện đang điều trị tại Bệnh viện Thống Nhất. Có ba nạn nhân đang phải điều trị tích cực.
Gần 2 tỷ đồng khen thưởng sinh viên UFM tốt nghiệp đợt 2 năm 2024
20/12/2024 12:02GD&TĐ - Ngày 20/12, Trường Đại học Tài chính - Marketing đã tổ chức Lễ tốt nghiệp đợt 2 năm 2024 các chương trình Tiến sĩ, Thạc sĩ, Đại học và Cao đẳng.
Hệ thống phòng không Patriot sẽ được sản xuất ngay tại chiến sự?
20/12/2024 12:00GD&TĐ - Kyiv muốn có được giấy phép từ Hoa Kỳ để sản xuất hệ thống phòng không Patriot ngay trên đất Ukraine.
Điện Biên cải thiện dinh dưỡng cho học sinh vùng cao từ bữa ăn học đường
20/12/2024 11:46GD&TĐ - Thời gian qua, các trường học trên địa bàn Điện Biên đã nỗ lực cải thiện dinh dưỡng cho học sinh vùng cao thông qua bữa ăn học đường.
Công an triệu tập 2 nhóm thanh thiếu niên hỗn chiến trong đêm ở Quảng Ninh
20/12/2024 11:38GD&TĐ - Dù không có mâu thuẫn hay quen biết nhau, nhưng thấy đối phương nẹt pô, rú ga, 2 nhóm thanh thiếu niên dùng hung khí lao vào hỗn chiến.
Man United nhắm sao trẻ thay thế Rashford
20/12/2024 11:04GD&TĐ - Theo Fichajes, Man United cân nhắc thay thế Rashford bằng ngôi sao trẻ của Athletic Bilbao.
Nghị sĩ bị bắn chết giữa cuộc tranh luận về lệnh cấm khai thác tiền điện tử
20/12/2024 11:00GD&TĐ -Vào ngày 19/12, một thảm kịch đã xảy ra tại quốc hội Abkhazia khi một nghị sĩ bị bắn chết giữa cuộc tranh luận về lệnh cấm khai thác tiền điện tử.
Thống kê buồn của hàng công tuyển Việt Nam
20/12/2024 10:53GD&TĐ - Theo thống kê trên trang Aseanutd, tuyển Việt Nam đang xếp thứ 2 trong danh sách các đội tuyển có nhiều pha dứt điểm nhất tại ASEAN Cup 2024.
Vùng bưởi tiến Vua ở Yên Bái hối hả dịp cận Tết
20/12/2024 10:40GD&TĐ - Dù bị ảnh hưởng do bão số 3 (Yagi), nhưng bưởi tiến Vua ở xã Đại Minh, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, kịp thời khắc phục và đang bước vào thu hoạch.
Xem thêmTừ khóa » Ngô Phu Nhân Vợ Lưu Bị
-
Ngô Hoàng Hậu (Lưu Bị) – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tôn Phu Nhân – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chuyện Tình Của Lưu Bị Và 4 Người Vợ đẹp Tuyệt Trần
-
Ngô Hoàng Hậu (Lưu Bị) - Wikiwand
-
Dù được Gả Cho Lưu Bị, Em Gái Tôn Quyền Cả đời Không Thể Sinh ...
-
Người Vợ Nào Của Lưu Bị Có Chí Khí Hơn Nam Nhi, Thích Nghề Võ?
-
Sự Thật Tào Tháo Chiếm Dụng Vợ Của Lưu Bị - YouTube
-
Ngô Hoàng Hậu (Lưu Bị) – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Tôn Phu Nhân - Wiki Tiếng Việt - Du Học Trung Quốc
-
Giải Mã Tam Quốc: Lưu Bị Và đoạn Kết Một Cuộc Tình Chính Trị
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa » Lưu Bị Ham Sống Sợ Chết Như Thế Nào? »
-
Hoàng Hậu Của Lưu Bị đã Làm Gì Khiến Hoàng Thất Mất Mặt, Gia Cát ...
-
Tam Quốc Diễn Nghĩa/Hồi 54 – Wikisource Tiếng Việt