Sự Thật Về Vết Bớt Và Cuộc Sống Kiếp Trước được Hé Lộ, Thì Ra đều Có ...

imagesThịnh hànhCộng đồngWebtretho Beyeu Awards 2024Thông báoĐánh dấu đã đọcLoading...Đăng nhậpĐăng nhậpTạo tài khoảnĐăng nhập qua FacebookĐăng nhập qua GoogleKINH NGHIỆM HAYMẹo vặt cuộc sốngTham giatthudi19848 năm trướcBáo cáoSự thật về vết bớt và cuộc sống kiếp trước được hé lộ, thì ra đều có ý nghĩa cảTrong khi nhiều nhà khoa học không tin hiện tượng luân hồi thì một số chuyên gia đáng tin cậy lại cho rằng nó là có thật. Vết bớt là gì và tại sao lại có sự xuất hiện của chúng? Những vết bớt được tạo thành do sự kết tụ lại của các mạch máu. Chúng có thể phẳng hay gồ ghề, màu hồng, màu đỏ hay xanh nhạt. Khoảng hơn 10% các em bé sơ sinh có vết bớt này và chúng có thể xuất hiện trong vài tuần đầu tiên sau khi sinh.Cho tới nay, nguyên nhân chính xác tại sao lại xuất hiện vết bớt vẫn chưa được biết rõ. Hầu hết các vết bớt không di truyền, cũng như chúng không phải do bất cứ ảnh hưởng nào trong quá trình mang thai của bà mẹ. Câu hỏi lớn nhất mà mọi người thắc mắc đó chính là vì sao bớt lại mọc chỗ này mà không phải chỗ khác, màu này mà không phải là màu kia. Những lời đồn đại… Một số ý kiến cho rằng, khi người mẹ bị một thứ gì đó tác động gây ra một cảm xúc mạnh mẽ trong thời gian mang thai, em bé sẽ được sinh ra với một vết bớt. Luân hồi (hay đầu thai) nói chung là một khái niệm tôn giáo với hàm ý chỉ việc một số người sau khi chết, linh hồn, tâm trí hoặc ý thức chuyển sang cho một đứa trẻ mới sinh. Điều này nghe có vẻ giống chuyện tưởng tượng nhưng một số nhà khoa học lại tin rằng nó là một khái niệm có thật.Tiến sĩ Ian Stevenson, người từng là giáo sư Tâm thần học tại Đại học Y khoa Virginia và chủ nhiệm Khoa Tâm thần và Thần kinh học, đã dành phần lớn sự nghiệp của mình để tìm ra bằng chứng cho hiện tượng luân hồi cho đến khi ông qua đời vào năm 2007. Tiến sĩ Stevenson khẳng định đã tìm được hơn 3000 trường hợp chứng minh cho sự đầu thai mà ông đã chia sẻ với cộng đồng khoa học. Trong một nghiên cứu mang tên “Vết bớt tương ứng với vết thương từ kiếp trước”, tiến sĩ Stevenson sử dụng việc nhận diện dung mạo để phân tích sự tương đồng giữa người tham gia nghiên cứu và người được cho là hóa thân kiếp trước của họ đồng thời nghiên cứu về các vết bớt. Ông viết trong nghiên cứu của mình: “Khoảng 35% những đứa trẻ có thể nhớ về kiếp trước đều có những vết bớt và/hoặc dị tật bẩm sinh. Chúng được cho là có liên quan đến những vết thương trên người mà đứa trẻ đó nhớ được. 210 trường hợp như vậy đã được nghiên cứu.” Theo nghiên cứu này, các vết bớt thường ở những vùng da ít lông hoặc nhăn nheo, một số xuất hiện ở những khu vực ít hoặc không có sắc tố (hypopigmented macules), một số khác lại có mặt ở vùng gia tăng sắc tố (hyperpigmented nevi). Các dị tật bẩm sinh gần như hiếm xuất hiện. Trong những trường hợp cuộc sống của người đã khuất được những đứa trẻ thuật không sai lệch một chút nào, gần như luôn luôn có sự tương đồng giữa vết bớt và/hoặc dị tật trên đứa trẻ và vết thương trên người quá cố. 43 trong 49 trường hợp được ghi nhận từ các tài liệu y tế (thường là báo cáo khám nghiệm tử thi) đã khẳng định sự tương ứng giữa các vết thương và các vết bớt (hoặc dị tật bẩm sinh). Trong một nghiên cứu độc lập khác, tiến sĩ Stevenson đã phỏng vấn ba đứa trẻ và chúng khẳng định rằng chúng nhớ các khía cạnh khác nhau của cuộc sống kiếp trước. Mỗi đứa trẻ đưa ra 30 – 40 ghi chép dựa trên những kí ức mà chúng chưa từng trải qua, và qua xác minh, tiến sĩ Stevenson có đến 92% các lời kể trên là đúng sự thật. Trong các bài viết được đăng trên “Scientific Exploration”, tiến sĩ Stevenson đã viết: “Việc tìm ra một gia đình đã mất đi một thành viên có cuộc sống tương tự với các ghi chép của đối tượng nghiên cứu là hoàn toàn có thể. Các báo cáo về chủ thể nghiên cứu, theo nhóm đã được xác định cụ thể rằng họ không có liên hệ với cuộc sống của bất kì người nào khác. Chúng tôi tin rằng mình đã loại trừ được sự lan truyền của các thông tin chính xác về người đã khuất tới đối tượng nghiên cứu. Điều đó cho thấy việc họ có được các thông tin về người quá cố mà họ đã nói tới theo một cách huyền bí nào đó.” Tuy nhiên, lời giải thực sự về những vết bớt kỳ lạ này vẫn là câu hỏi còn bỏ ngỏ. Theo Lành Mạnh http://www.webtretho.com/forum/f4563/ho-bien-ban-chai-bi-toe-dau-tro-nen-suon-muot-nhu-moi-2345030/ http://www.webtretho.com/forum/f4563/nha-chat-khong-con-la-noi-lo-voi-10-thiet-ke-noi-that-da-nang-nay-nho-hep-co-nao-cung-rong-rai-het-2345150/ http://www.webtretho.com/forum/f73/vi-tri-ke-giuong-dep-va-xau-nhat-theo-phong-thuy-ai-cung-can-phai-biet-2344736/ http://www.webtretho.com/forum/f4563/3-cach-giup-tang-toc-internet-nhanh-hon-gan-50-vao-cap-quang-chi-cho-ton-tien-2344600/Quảng cáoLên đầu trang

Từ khóa » Vì Sao Có Bớt