Sự Tích Cô Chín Suối Rồng Đồ Sơn Linh Thiêng đất Cảng

Đền Cô Chín Suối Rồng linh thiêng đất cảng từ lâu đã trở thành một phần tâm linh không thể thiếu của người dân đất Cảng. Với lối kiến trúc cổ kính cùng không gian tĩnh mịch của ngôi đền tạo những ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách mỗi khi về đây.

cô chín suối rồng

Tượng thờ Cô Chín Suối Rồng.

Sự tích đền Cô Chín Suối Rồng

Cô Chín Suối Rồng là thành cô bản đền Suối Rồng, được cho là hiển linh của cô Chín tại khu suối Rồng trên đất Đồ Sơn Hải Phòng. Có rất nhiều sự tích xung quanh đền Cô Chín Suối Rồng, theo sử sách ghi chép lại.

Cũng tại ngôi đền Cô Chín Suối Rồng nhà tu hành yêu nước Phạm Ngọc đã kêu gọi nhân dân chống ách thống trị và chính sách đồng hóa của giặc Minh (thế kỷ XV) và dựng cờ khởi nghĩa. Bấy giờ nhân dân và rất nhiều tín đồ Phật tử trong vùng hưởng ứng và đi theo. Ngày nay, đền còn giữ nguyên đôi câu đối của nhà sư Phạm Ngọc đã kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng khởi nghĩa, góp phần vào chiến thắng giặc Minh giữ gìn sự bình yên cho dân tộc Việt Nam. Chính vì thế, trong đền hiện còn đôi câu đối của nhà tu hành yêu nước Phạm Ngọc kêu gọi nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa, nội dung còn lưu lại như sau:

Mẫu ngự Long Sơn linh thiêng cổ

Đế tuyền tự tại độ muôn dân

Tạm dịch là:

Mẹ ở núi rồng linh thiêng nghìn năm nay

Vua đến nơi này giúp muôn dân

Bên cạnh đó, trong nhân dân còn truyền tai nhau câu chuyện về khe nước suối tại đền Cô Chín chảy từ núi Suối Rồng xuống. Theo ông Hoàng Gia Bổn – thủ hương của đền Cô Chín thì từ thuở khai sơn lập địa vùng đất Đồ Sơn đã hơn 1.300 năm, chưa bao giờ họ thấy dòng suối cạn nước.

Đường đi đền Cô Chín Suối Rồng

Đền Cô Chín Suối Rồng chỉ nằm cách trung tâm quận Đồ Sơn khoảng 2 km. Để đi vào đồ sơn thì các bạn rẽ vào đường Lý Thánh Tông dẫn vào trung tâm quận và đi một đoạn tới ngã 3 rẽ tay phải vào đường Suối Rồng. Đây là một con đường nhỏ chỉ đủ 2 ô tô con tránh nhau nên mọi người đi cẩn thận.

cô chín suối rồng

Địa chỉ ngôi đền tọa lạc dưới chân núi Rồng, đường Suối Rồng, phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng. Đền Cô Chín Suối Rồng hay còn gọi là đền Long Sơn là công trình tín ngưỡng có từ lâu đời, gắn liền với đời sống tâm linh của người dân phường Ngọc Xuyên (xưa kia gọi là phường Ngọc Tuyền) nói riêng và người dân Đồ Sơn nói chung. Đền thờ cô Chín, Thánh Mẫu Thượng ngàn và các vị thần linh linh thiêng trong hệ thống thần linh tứ phủ, các vị phù hộ độ trì cho nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Quý khách lưu ý đường dẫn lên đền khá hẹp nên du khách cần di chuyển cẩn thận. Đặc biệt, vào những dịp Rằm và mùng 1 hàng tháng rất đông người đi lễ đền Cô Chín Suối Rồng nên có thể bị tắc đường, để dễ lưu thông bạn cần đi sớm.

Đền nằm ngay dưới chân núi Ngọc – ngọn núi linh thiêng với bốn mùa cây cối luôn tươi tốt. Đền luôn được che chở bởi tán cây cổ thụ tạo nên khung cảnh nên thơ, hữu tình đầy linh thiêng, huyền bí. Bên trong đền có tượng Cô Chín được làm rất đẹp, được dát vàng càng tôn thêm vẻ uy nghi, linh thiêng cho nơi đây.

Nước suối Rồng tại Đền Cô Chín Suối Rồng

Xung quanh Đền Cô Chín luôn có những thần thoại kỳ bí, được nhiều người truyền tai nhau về sự linh thiêng ở nơi đây. Câu chuyện đã được sử sách ghi lại và được nhiều người biết đến là:

Xưa kia, dưới chân núi Ngọc làng Ngọc Tuyền, đến thời nhà Nguyễn, hàng đổi tên thành Đồ Hải và từ năm 1945 đến nay chính thức mang tên Ngọc Xuyên. Khu vực Đền Cô Chín xung quanh bốn bề chỉ có cát và nước. Ngay trước cửa đền có dòng nước chảy từ suối Rồng trên núi xuống. Hiện nay, phía bên trong đền vẫn còn lưu giữ câu đối được cho là của vua Lý Thánh Tông phong tặng vào năm Mậu Tuất 1058 khi ngài ngự giá qua biển Ba Lộ, dừng chân tại đền.

Ngoài ra, đền còn lưu giữ rất nhiều pho tượng được có lịch sử hàng trăm năm cùng với những quả chuông là di vật của người xưa để lại.

Nói đến suối Rồng, ông Hoàng Gia Bổn – thủ nhang của đền cho biết: người Đồ Sơn đã có mặt ở vùng đất này hơn 1.300 năm mà chưa bao giờ thấy dòng suối ngừng chảy. Nước có đặc điểm ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè, không hề có chút cặn nào. Những người đến đền Cô Chín chiêm bái đều rửa tay và chân dưới làn nước mát lành, trong vắt để gột sạch bụi trần trước khi vào đền. Có người còn đến hứng nước suối Rồng để cầu sức khỏe và bình an.

cô chín suối rồng

Ngoài ra, vào hàng mùng 1 và rằm 15 hàng tháng, người dân Hải Phòng lại đến dâng hương tại Đền Cô Chín Suối Rồng với mong muốn kinh doanh phát đạt, gia đình dồi dào sức khỏe.

Rặng cây thị tại Đền Cô Chín Suối Rồng

Nếu du khách có dịp đến đền Cô Chín Suối Rồng sẽ được tham quan rặng cây thị cổ kính nằm ngay sát đền với 17 cây thị cổ thụ đã được Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây di sản Việt Nam. Đặc biệt, nhiều cây thị đã tồn tại được 700-800 năm như cây Thị Bài, Thị Khe, Thị Bà Vải, Thị Gồ…

Rặng thị đã góp phần tạo nên không gian kỳ thú cho quần thể núi rừng khu vực suối Rồng. Đồng thời, nơi đây lưu giữ chứng tích về cuộc kháng chiến chống Pháp, Nhật, Mỹ của quân và dân Đồ Sơn anh hùng. Dưới các gốc thị đều là căn cứ địa bí mật, nơi ẩn nấp và hoạt động của du kích Đồ Sơn.

Đền cô Chín Suối Rồng cùng với đình Ngọc Xuyên, Chùa tháp Tường Long, rặng thị cổ… tạo nên một quần thể du lịch tâm linh, một điểm đến du lịch sinh thái ở Đồ Sơn hấp dẫn du khách thập phương.

Khánh tiệc Đền Cô Chín Suối Rồng

Vào mùng 9 tháng 9 Âm lịch hàng năm, đền lại khai hội, tiếp đón hàng ngàn du khách trong và ngoài nước đến thắp nhang, thưởng ngoạn.

>>> Nhấn Subscribe để theo dõi các video về Phủ Dầy Nam Định tại kênh: Phủ Dầy Nam Định Official

Từ khóa » đi Lễ Cô Chín Suối Rồng