Sự Tích đền Hùng Phú Thọ Trải Qua 18 đời Vua

Sự tích đền Hùng Phú Thọ được lưu truyền qua bao thế hệ gắn liền với lịch sử về  18 vị vua Hùng. Tìm hiểu về khu di tích này, chúng ta lại biết được rất nhiều điều hấp dẫn, thú vị trong  thời kỳ lịch sử vừa hào hùng vừa kỳ bí. Và ngày 10/3 âm lịch hàng năm dân tộc ta lại đồng lòng, thành tâm hướng về lễ giỗ Tổ Hùng Vương nhằm tỏ lòng biết ơn tới các vị vua Hùng đã có công dựng nước.

Sự tích đền Hùng Phú Thọ

Sự tích đền Hùng Phú Thọ với 18 vị vua Hùng
Đền Hùng gắn với truyền thuyết Âu Cơ và Lạc Long Quân

Theo truyền thuyết, mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng với con trai đầu lòng là Lân Lang. Sau đó Lân Lang được lên làm vua, 49 người con theo cha Lạc Long Quân, 50 người con còn lại theo mẹ Âu Cơ. Thời đại Hùng Vương được tồn tại khoảng 2000 năm trước công nguyên. Chia làm 2 thời kỳ:

  • Thời kỳ bộ lạc khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên trở về trước, ứng với văn hóa Đồng Đậu – Phùng Nguyên.
  • Thời kỳ dựng nước Văn Lang khoảng từ thế kỷ 10 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 3 trước công nguyên ứng với văn hóa Gò Mun – Đông Sơn.

Đền Hùng nằm ở trung tâm của vương quốc Văn Lang vào thời Hùng Vương. Người dân chọn vùng núi Cả cao nhất vùng để tiến hành các nghi lễ thiêng liêng: thờ trời, thờ đất, thờ lúa,… Bao gồm tập quán thờ Phật, thờ các vua Hùng tại đền Hạ. Còn đền Trung, đền Thượng thờ bà Tiên Dung – Ngọc Hoa (con của vua Hùng thứ 18).

Chính những dấu ấn đó đã tạo nên sự tích đền Hùng Phú Thọ và tiếp tục được tồn tại qua nhiều giai đoạn lịch sử. Trải qua bao thế hệ, người dân Việt Nam lại có phong tục hướng về cội nguồn dân tộc bằng việc dâng hương Giỗ tổ Hùng Vương. Đền Hùng còn gắn liền với nhiều truyền thuyết như: Bọc trăm trứng; Phù Đổng Thiên Vương (Thánh Gióng); Bánh dày bánh chưng; Dưa hấu; Chử Đồng Tử,…

18 vị vua Hùng gồm những ai?

Sự tích đền Hùng Phú Thọ với 18 vị vua Hùng Vương
Những vị vua được thờ cúng tại đền Hùng gồm những ai?

Giỗ tổ Hùng Vương là ngày lễ truyền thống quan trọng của cả dân tộc. Cũng vào ngày Giỗ tổ, các nghi lễ được tổ chức rất trang trọng tại Đền Hùng, người dân trên cả nước có những hoạt động kỷ niệm để tri ân công lao của các vua Hùng. Theo truyền thuyết, nước Việt Nam có 18 đời Vua Hùng. Theo cuốn Đại Việt Sử ký Toàn thư, từ thời Kinh Dương Vương (2879 TCN) cho đến hết thời Hùng Vương (năm 258 TCN) thì nhà nước Văn Lang kéo dài hơn 2600 năm.

Thời gian trị vì kéo dài tới hơn 2000 năm, do đó chỉ có 18 vị vua Hùng là chưa hợp lý. Theo Ngọc phả Hùng Vương (soạn năm 980), tên 18 vị vua Hùng không phải 18 đời vua Hùng mà là 18 nhánh/ngành với tổng 180 đời vua. Từ đó đến nay, các nhà sử học vẫn chỉ ra con số 18 không phải được dùng để chỉ 18 vị vua Hùng mà là 18 chi (nhánh/ngành). Và mỗi ngành gồm nhiều đời vua Hùng khác nhau.

Tìm hiểu Sự tích đền Hùng Phú Thọ qua tên 18 đời vua Hùng Vương:

1. Kinh Dương Vương 2. Hùng Hiền Vương 3. Hùng Lân Vương 4. Hùng Diệp Vương 5. Hùng Hi Vương 6. Hùng Huy Vương 7. Hùng Chiêu Vương 8. Hùng Vĩ Vương 9. Hùng Định Vương 10. Hùng Hy Vương 11. Hùng Trinh Vương 12. Hùng Vũ Vương 13. Hùng Việt Vương 14. Hùng Anh Vương 15. Hùng Triệu Vương 16. Hùng Tạo Vương 17. Hùng Nghị Vương 18. Hùng Duệ Vương

  • Kiến trúc đền Hùng có bao nhiêu bậc đá?
  • Đặc sản đền Hùng Phú Thọ được du khách yêu thích

Tại sao 10/3 âm lịch được chọn là ngày Giỗ tổ Hùng Vương?

Từ xa xưa, người dân thường có thói quen chọn ngày tốt để đi dâng hương, lễ chùa cũng như cúng bái để tưởng nhớ các vị vua Hùng. Ngày 11/3, người dân vùng Hy Cương, Lâm Thao được xem là ngày thờ Thổ Kỷ. Thế nhưng theo thời gian, người dân thấy các phong tục cúng bái này tốn kém, mất thời gian.

Giỗ tổ Hùng Vương ngày 10/03 âm lịch hàng năm
Cứ vào ngày 10/03 âm lịch, nhân dân cả nước lại một lòng hướng về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ, biết ơn các vị vua Hùng.

Vì vậy, Tuần phú Phú Thọ là ông Lên Trung Ngọc đã làm bản tấu trình lên Bộ Lễ để xin ngày 10/3 (âm lịch) hàng năm để làm ngày cả nước hướng về các vị vua Hùng. Đồng thời, ông cũng xin nhà Vua miễn giảm các khoản đóng góp của người dân vào các dịp lễ tế. Tiếp theo, Bộ Lễ đã ra ban hành chính thức về quyết định chọn ngày 10/3 âm lịch làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Lệnh ban hành này cũng quy định rõ các nghi lễ, nghi thức và lễ vật trong ngày Giỗ tổ.

Các nghi thức này được in trên tấm bia “Hùng miếu điển lệ bi” và được dựng tại đền Thượng – thuộc khu di tích Đền Hùng (vào mùa xuân 1923).

Từ đó trở về sau, cứ vào ngày 10/03 âm lịch, nhân dân cả nước lại một lòng hướng về cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ, biết ơn các vị vua Hùng. Đó là niềm tự hào, tự tôn dân tộc, một nét đẹp văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt.

Sự tích về đền Hùng và truyền thuyết về 18 vị vua Hùng đã hằn sâu trong ký ức của biết bao thế hệ người Việt. Biết được những ý nghĩa tốt đẹp về sự tích đền Hùng Phú Thọ, ai trong chúng ta cũng dâng trào một niềm tự hào về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên cùng sự biết ơn về các vị vua Hùng. Là một người con Việt Nam, hãy một lần đến đền Hùng nhé!

Tags: khu di tích lịch sử đền HùngSự tích đền Hùng

Từ khóa » Sự Tích 18 đời Vua Hùng