Sự Tích Khăn Tang | Kho Tàng Truyện Cổ Tích Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
Lời dẫn Cùng một tác giả Bản chất truyện cổ tích Lai lịch truyện cổ tích Truyện cổ Việt Nam qua các thời đại Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Sự tích dưa hấu Sự tích trầu, cau và vôi Sự tích trái sầu riêng Sự tích cây huyết dụ Sự tích chim hít cô Sự tích chim tu hú Sự tích chim quốc Sự tích chim năm-trâu-sáu-cột và chim bắt-cô-trói-cột Sự tích chim đa đa Sự tích con nhái Sự tích con muỗi Sự tích con khỉ Sự tích cá he Sự tích con sam Sự tích con dã tràng Gốc tích bộ lông quạ và bộ lông công Gốc tích tiếng kêu của vạc, cộ, dủ dỉ, đa đa và chuột Gốc tích cái nốt dưới cổ con trâu Sự tích cái chân sau con chó Sự tích cái chổi Sự tích ông đầu rau Sự tích ông bình vôi Sự tích cây nêu ngày Tết Gốc tích bánh chưng và bánh dày Gốc tích ruộng thác đao hay là truyện Lệ Phụng Hiểu Sự tích hồ Gươm Sự tích hồ Ba bể Sự tích đầm Nhất dạ và bãi Tự nhiên Sự tích đầm mực Sự tích sông Nhà Bè hay là truyện Thủ Huồn Tại sao sông Tô Lịch và sông Thiên Phù hẹp lại? Sự tích đá Vọng phu Sự tích đá Bà rầu Sự tích thành Lồi Sự tích núi Ngũ Hành Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối Bò béo bò gầy Nữ hành giành bạc Lẩy bẩy như Cao Biền dậy non Bụng làm dạ chịu hay là truyện thầy hít Đọc Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam tập II của Nguyễn Đổng Chi Đồng tiền Vạn Lịch Của thiên trả địa Nợ tình chưa trả cho ai, Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan Nợ như Chúa Chổm Hồn Trương Ba, da hàng thịt Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông Con vợ khôn lấy thằng chồng dại như bông hoa lài cấm bãi cứt trâu Cứu vật vật trả ơn cứu nhân nhân trả oán Đứa con trời đánh hay là truyện Tiếc gà chôn mẹ Giết chó khuyên chồng Cha mẹ nuôi con bể hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng Dì phải thằng chết trôi, còn tôi phải đôi sấu sành Cái kiến mày kiện củ khoai Vận khứ hoài sơn năng trí tử, thời lai bạch thủy khả thôi sinh Trinh phụ hai chồng Kiện ngành đa To đầu mà dại, nhỏ dái mà khôn Nhân tham tài nhi tử, điểu tham thực nhi vong Nói dối như Cuội Của trời trời lại lấy đi, giương đôi mắt ếch làm chi được trời Hai ông tướng Đá Rãi Lê Như Hổ Chàng Lía Anh em sinh năm Bốn anh tài Khổng Lồ đúc chuông hay là sự tích trâu vàng Hồ Tây Thạch Sanh Đại vương Hai hay là truyện giết thuồng luồng Ông Ồ Âm dương giao chiến Yết Kiêu Lý Ông Trọng hay là sự tích Thánh Chèm Bảy Giao, Chín Quỳ Người ả đảo với giặc Minh Bợm lại gặp bợm hay bợm già mắc bẫy cò ke Quận Gió Con mối làm chứng Bùi Cầm Hổ Em bé thông minh Trạng Hiền Thần giữ của Kẻ trộm dạy học trò Con mụ Lường Con sáo và phú trưởng giả Con gà và con hổ Con thỏ và con hổ Mưu con thỏ Bợm già mắc bẫy hay là mưu trí đàn bà Gái ngoan dạy chồng Bà lớn đười ươi Con chó, con mèo và anh chàng nghèo khổ Người họ Liêu và Diêm Vương Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi Cố Ghép Ông Nam Cường Cố Bu Quận He Hầu Tạo Lê Lợi Lê Văn Khôi Ba Vành Hai nàng công chúa nhà Trần Vợ ba Cai Vàng Người thợ mộc Nam Hoa Người đầy tớ và người ăn trộm Ba chàng thiện nghệ Chàng ngốc được kiện Người đàn bà bị vu oan Tra tấn hòn đá Nguyễn Khoa Đăng Sợi bấc tìm ra thủ phạm Phân xử tài tình Người đàn bà mất tích Tinh con chuột Hà Ô Lôi Miếng trầu kỳ diệu Tú Uyên Nợ duyên trong mộng Từ Đạo Hạnh hay là sự tích Thánh Láng Chàng đốn củi và con tinh Người thợ đúc và anh học nghề Sự tích đình làng Đa Hòa Con chim khách màu nhiệm Cây tre trăm đốt Người lấy cóc Cây thuốc cải tử hoàn sinh hay là sự tích thằng Cuội cung trăng Lấy chồng dê Người lấy ếch Sự tích động Từ Thức Người học trò và ba con quỷ Hai cô gái và cục bướu Người hóa dế Thánh Gióng Ai mua hành tôi hay là lọ nước thần Người dân nghèo và Ngọc hoàng Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi Sự tích công chúa Liễu Hạnh Người thợ săn và mụ chằng Quan Triều hay là chiếc áo tàng hình Miêu thần hay là sự tích chuột và mèo Con cóc liếm nước mưa Thầy cứu trò Hai con cò và con rùa Cô gái lấy chồng hoàng tử Người dì ghẻ ác nghiệt hay là sự tích con dế Làm ơn hóa hại Huyền Quang Tiêu diệt mãng xà Giáp Hải Tam và Tứ Bính và Đinh Hà rầm hà rạc Ông già họ Lê Tấm Cám Phạm Nhĩ Con ma báo thù Rắn báo oán Rạch đùi giấu ngọc Người học trò và con hổ Sự tích đền Cờn Quân tử Cường Bạo đại vương Mũi dài Bốn cô gái muốn lấy chồng hoàng tử Ông Dài ông Cộc hay là sự tích thần sông Kỳ-cùng Sự tích tháp Báo ân Vụ kiện châu chấu Bà ong chúa Anh chàng họ Đào Duyên nợ tái sinh Mỵ Châu - Trọng Thủy hay là truyện nỏ thần Cô gái con thần Nước mê chàng đánh cá Quan âm Thị Kính Sự tích bãi ông Nam Bán tóc đãi bạn Trọng nghĩa khinh tài Ả Chức chàng Ngưu Bốn người bạn Người cưới ma Vợ chàng Trương Sự tích khăn tang Ngậm ngải tìm trầm hay là sự tích núi Mẫu tử Cái vết đỏ trên má công nương Chàng ngốc học khôn Phiêu lưu của anh chàng ngốc hay la làm theo vợ dặn Thịt gà thuốc chồng Hòa thượng và người thợ giày Hai anh em và con chó đá Chàng rể thong manh Làm cho công chúa nói được Rủ nhau đi kiếm mật ong Cô gái lừa thày sãi, xã trưởng và ông quan huyện Thầy lang bất đắc dĩ Giận tao mày ở với ai hay là truyện phượng hoàng đất Cái chết của bốn ông sư Hai bảy mười ba Về Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 1 Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 2 Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 3 Đặc điểm của truyện cổ tích Việt Nam / 4 Thử tìm nguồn gốc truyện cổ tích Việt Nam Lời sau sách Báo và tạp chí Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam từ bình diện một công trình nghiên cứu Nhà cổ tích học Nguyễn Đổng Chi với bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam Một vài ký ức về anh tôi Bảng tra cứu tên truyện Kho tàng truyện cổ tích Việt NamNgày xưa có vợ chồng nhà phú hộ nọ sinh được năm người con gái. Giàu có, lại không con trai, nên bao nhiêu tình thương, họ đều dồn vào những cô con gái. Họ cưng như trứng mỏng, hễ con đòi gì là được nấy.
Lần lượt năm cô lớn lên, lấy chồng và đi ở riêng.
Vì con gái đứa nào cũng lấy chồng xa nên sau khi cô út ở riêng được ít lâu hai ông bá phú hộ cảm thấy nhớ các con quá. Họ còn tính chuyện chia nhau đi thăm các con. Một hôm, vợ bảo chồng: - "Sắp tới, ông chịu khó ở nhà trông nhà cho tôi đi thăm chúng nó một lượt, sau đó tôi lại về trông nhà cho ông đi". - "Phải đó", chồng đáp, "nhưng bà phải đi nhanh nhanh lên mới được, đừng bắt tôi phải đợi lâu" - "Không được đâu, tôi tính ở lại với các con đứa nào ít nhất cũng phải một tháng, năm đứa vị chi là năm tháng, còn đi đường tổng cộng độ vài ba chục ngày, như vậy cũng phải mất ngót nửa năm đó ông ạ!". - "Thôi được, bà nó đi đi, bà nhớ đừng để cho đứa nào quấn quýt quá, rồi ăn dầm nằm dề làm cho tôi trông đợi".
Rồi đó người vợ cùng con hầu ra đi. Nhưng chỉ được vài tháng, chồng đã thấy vợ trở về vẻ mặt buồn xo. Chồng hỏi dồn: - "Cơn cớ làm sao mà bà về nhanh như vậy, có gặp điều gì dọc đường hay không mà vẻ mặt không được vui?". Vợ đáp: - "Chẳng có gì hết, tôi vẫn bình yên, chúng nó đều mạnh khỏe, tôi về sớm là vì tôi muốn để ông khỏi trông, ông cứ đi một lần cho biết". Thấy vợ nói úp mở, phú hộ chưa hiểu thế nào cả, cuối cùng ông cũng sắm sửa hành lý ra đi.
Ông ghé nhà người con gái thứ nhất. Chàng rể đón tiếp ông niềm nở làm ông rất hài lòng. Nhưng con gái ông thì lại không được như vậy. Nó cũng chuyện trò giả lả được ít câu rồi quay vào công việc của nó.
Nhà các chàng rể của ông phần nhiều đều thuộc vào hạng khá giả không kém gì nhà ông. Cho nên con gái của ông còn mải trông nom kẻ ăn người ở, không lúc nào rảnh rỗi. Đến chừng chồng nó ra đồng trông cày coi cấy thì con gái ông còn chuyên việc bếp núc, lúi húi suốt buổi trong bếp, cha con chẳng có dịp chuyện trò. Mãi đến gần trưa, ông cảm thấy bụng đói cồn cào, nhưng con ông lại chẳng chịu cho ông ăn ngay.
Ông toan bảo nó cho mình ăn trước như khi còn ở nhà, nhưng rồi lại nghĩ thầm: - "Để còn xem nó đối đãi với cha nó ra sao cho biết". Ông thấy con gái chờ cho chồng mình đi làm về mới dọn cơm ra. Nhưng chàng rể của ông lúc ấy tuy đã về rồi còn bận một số công việc. Cho nên ông lại phải đợi. Đến chừng ấy thấy đã quá trưa, con gái ông lên tiếng gọi chồng: - "Mình ơi, hãy để đó vào ăn cơm đi cho ông già ăn với!". Nghe con nói thế ông cảm thấy không được vui. Bữa cơm chiều và liên tiếp mấy ngày sau cũng như vậy. Con gái ông chăm sóc cho chồng nó chứ chẳng phải cho ông. Ông rất buồn, bụng bảo dạ: - "Thì ra bây giờ nó coi cha nó chẳng ra cái quái gì. Nếu chồng nó không ăn thì có lẽ mình phải ngồi nhịn đói".
Ở chơi được ít ngày, thấy con gái không được vồn vã đằm thắm như xưa, ông bèn bỏ dự định cũ là ở chơi trong một tháng, đã vội vã từ giã chàng rể và con gái mà đi đến nhà người con gái thứ hai cách đấy non một ngày đường. Trong cuộc hành trình lần này, ông lẩm bẩm: - "Chắc những đứa sau phải khác, chẳng lẽ đứa nào cũng như vậy cả sao. Vợ chồng ta còn trông cậy chúng nó rồi đây sẽ chia nhau về phụng dưỡng lúc bố mẹ tuổi già kia mà".
Nhưng khi đến, ông lại đâm ra thất vọng. Nhà chàng rể thứ hai tuy không giàu bằng chàng rể thứ nhất nhưng cũng có của ăn của để. Vợ nó thấy bố đến thăm cũng tiếp đãi gọi là cho tròn bổn phận rồi lại loay hoay vào công việc nhà chồng, chẳng chịu bớt chút thì giờ hàn huyên cho bõ những lúc cha con xa nhau. Lần lượt ông đi thăm đủ cả năm cô gái quý nhưng chẳng đứa nào là không bận bịu với công việc của mình, chẳng đứa nào quan tâm chăm sóc đến ông như lúc còn ở nhà. Sau cùng ông chép miệng:
- Vậy là con gái một khi bước về nhà chồng thì chẳng còn là con của mình nữa. Nó xem chồng trọng hơn bố mẹ.
Rồi đó ông quày quả ra về. Ông tính lại thời gian thăm con cả đi lẫn về không đầy hai tháng, so với chuyến đi của vợ lại còn ngắn hơn. Nỗi buồn phiền làm cho ông khó ở trong một vài tuần. Khi đã bớt, ông gọi vợ lại bàn rằng: - "Thế là đẻ được mấy đứa con gái, có cũng như không. Hy vọng dựa cậy vào chúng nó đỡ đần lúc tuổi già là không được nữa. Bây giờ bà nó ở nhà để tôi đi kiếm một đứa con nuôi đặng mai sau nó săn sóc chúng mình lúc mắt loà chân chậm. Bà nó nghĩ sao?". Vợ phú hộ trả lời: - "Thôi ông ạ! Ông đừng có đi mất công nhọc xác. Con đẻ rứt ruột ra mà chúng nó không đoái không hoài thì con nuôi mà làm gì. Để tôi kiếm cho ông một người vợ lẽ. Không biết chừng nó đẻ cho chúng ta một đứa con trai có người nối dõi tông đường chẳng phải tốt hơn ư!". - "Trên đời này có kẻ tốt người xấu, không phải ai cũng như ai, bà đừng ngại. Nếu tôi đi tìm dăm bữa nửa tháng mà không xong thì trở về tính liệu sau cũng chưa muộn". - "Được rồi, ông cứ đi đi, cố tìm một đứa con ngoan phụng dưỡng, mọi việc ở nhà mặc tôi lo liệu".
Phú hộ bèn đóng bộ một ông già nghèo khó cất mình ra đi. Ông đi từ làng này đến làng khác, đến đâu ông cũng rao:
- Có ai mua cha thì ra mà mua. Mua ta về làm cha chỉ mất năm quan tiền thôi.
Mọi người nghe ông già rao như vậy ai cũng tưởng ông điên. Có người vui miệng nói: - "Mua lão già ấy để về nhà mà hầu ư, và để rồi đây lão ta trăm tuổi có được đồng nào còn phải lo tống táng ư. Thà là nuôi một người đầy tớ còn hơn". Tuy có nghe nhiều lời mỉa mai cười cợt, phú hộ vẫn không nản chí, vẫn đi hết xóm này tới ấp kia, miệng rao không ngớt.
Bấy giờ ở mật làng nọ có hai vợ chồng một nông phu nghèo. Nghe có người đi bán mình làm cha, chồng bảo vợ: - "Hai đứa mình mồ côi từ tấm bé chưa bao giờ được hưởng tình cha con, lại chưa có mụn con nào, thật là buồn. Thôi thì ta mua ông già này về thủ thỉ với nhau khuya sớm cho vui cửa vui nhà". Thấy vợ bằng lòng, anh chàng chạy ra đón ông già vào và nói:
- Ông định bán bao nhiêu tiền?
- Năm quan không bớt.
- Thú thật với ông, nhà tôi nghèo muốn mua nhưng không sẵn tiền. Vậy ông ngồi chơi để tôi bảo nhà tôi đi vay xem.
Phú hộ ngồi chờ hồi lâu, thấy chị vợ chạy đi một lát lại trở về, nhưng số tiền vay được chỉ có hai quan. Anh kia bèn nói:
- Hai ngày nữa mời ông trở lại, chúng tôi sẽ có đủ tiền.
Hai ngày sau phú hộ lại tới. Anh nông phu trao tiền cho ông, mời ông vào nhà, "cha cha, con con" rất thân tình. Đoạn anh bảo vợ đi chợ lo cơm nước. Phú hộ thấy đầu tóc người vợ hôm nọ còn dài, bây giờ đã biến đi đâu mất, bèn ngạc nhiên hỏi:
- Tại sao đầu tóc của vợ con lại cắt cụt đi như vậy?
Anh nông phu tần ngần hồi lâu rồi đáp:
- Chẳng giấu gì cha, nhà con nghèo không đủ tiền mua, mà nếu không mua thì cũng ít có dịp nào tốt hơn. Vì vậy, vợ con phải cắt tóc bán đi mới đủ số tiền năm quan đó.
Nghe nói, phú hộ vẫn làm thinh. Từ ngày có người cha nuôi, hai vợ chồng anh nông phu tỏ ra rất niềm nở và chịu khó chăm sóc hầu hạ không biết mệt. Phú hộ vẫn không cho biết quê quán gốc tích thật của mình, hàng ngày vẫn ăn no ngủ kỹ, đôi lúc lại kêu váng đầu mỏi lưng, bắt họ phải xoa bóp hoặc tìm thầy chạy thuốc. Mặc dầu vậy, hai vợ chồng vẫn cơm nước săn sóc không bê trễ. Cứ như vậy được vài tháng sau, nhà họ đã nghèo lại nghèo thêm. Họ phải cố gắng làm thêm để nuôi cha, có bữa phải nhịn đói để nhường cơm cho ông già. Tình hình như vậy kéo dài được nửa năm, nợ nần của họ chồng chất quá nhiều mà trong nhà thì gạo và tiền đã kiệt. Một hôm hai vợ chồng tỉnh dậy đã thấy người cha nuôi khăn gói chỉnh tề. Ông bảo họ: - Các con hãy đốt cái nhà này, rồi đi theo ta!
Vợ chồng đưa mắt nhìn nhau tưởng ông phát điên. Nhưng sau đó đã thấy phú hộ giục:
- Làm con thì phải vâng theo cha mẹ, chớ có sai lời. Cha đã bảo các con đi theo ta kiếm ăn, còn cái nhà này ọp ẹp chẳng đáng bao lăm, đừng tiếc nữa. Vợ chồng không dám cãi, đành nhặt nhạnh một vài món đồ buộc thành một gói, rồi châm lửa đốt nhà. Đi theo ông già, họ thấy ông lần hồi xin ăn, tối lại vào nhà người xin ngủ nhờ. Họ vẫn vâng lời không chút phân vân. Ba người lần hồi đi xin ăn như thế được năm ngày. Sau cùng đến một nơi nhà ngói tường dắc, ông mới vui vẻ bảo họ:
- Các con, đây đã đến nhà ta rồi!
Vợ phú hộ bước ra cổng đón vào, ông tươi cười bảo vợ:
- Đây mới thật là con của chúng ta!
Bấy giờ vợ chồng anh nông phu mới biết cha mẹ nuôi mình là một nhà giàu có. Phú hộ bảo anh nông phu lấy theo họ mình và từ đó hai vợ chồng bước vào một cuộc đời sung sướng.
Ít lâu sau, phú hộ lâm bệnh nặng. Biết mình sắp gần đất xa trời, ông bèn làm tờ di chúc để phần lớn tài sản cho đứa con nuôi, đoạn ông gọi vợ đến trối:
- Sau khi tôi chết, bà nhớ đừng cho năm đứa con gái biết. Nếu chúng nó nghe ai mách mà về đây chưa biết chừng tôi sẽ "bứt néo"[1] cho mà coi. Việc để tang thì đứa con trai cứ theo cổ tục cắt tóc đội mũ quấn rơm trên đầu để chứng tỏ mình chịu cực chịu khổ với cha mẹ thì thôi cũng được, nhưng đứa con dâu thì bà bảo nó khỏi cắt tóc, vì tôi chưa bao giờ quên cái việc nó đã phải bán mớ tóc dài của nó để mua cha, vậy nó chỉ cần đội khăn tang là đủ.
Nhưng sau khi khâm liệm cho chồng xong, bà phú hộ vì nặng lòng thương con nên cũng cho người lén báo tin cho năm đứa con gái biết.
Khi chúng về, bà đón ở cổng thuật lại lại trối của cha chúng cho nghe và bảo chúng đừng có vào nhà kẻo có sự chẳng lành. Năm người con gái tỏ lòng hối hận những việc đã rồi. Khi đưa linh cữu ra đồng, các con gái cố đòi đi đưa cho bằng được. Mẹ khuyên can con mãi không xong, cuối cùng đành phải xé cho chúng, ngoài khăn tang còn thêm mỗi đứa một vuông vải xô cho chúng che mặt lại để mong linh hồn bố chúng khỏi biết.
Từ đó, người ta bắt chước để tang theo cách gia đình này đã làm: con trai cắt tóc vành rơm, mũ mấn, dây lưng chuối như cổ tục, con dâu được miễn cắt tóc, chỉ đội khăn tang, lại miễn cả che mặt, còn con gái thì ngoài khăn tang còn có một mảnh vải con để che mặt[2].
KHẢO DỊ
Truyện trên nhắc đến một số phong tục tín ngưỡng ngày xưa, trong đó có phản ánh một loại mâu thuẫn trong gia đình phụ hệ phong kiến: người con gái ra đi lấy chồng cầm như cắt đứt quan hệ với gia đình bố mẹ đẻ.
Việt-nam còn có truyện Của để bán, một dị bản của truyện trên:
Một phú hộ có con gái lấy chồng xa làng đã có cháu ngoại. Một hôm ông đến chơi nhà rể. Như đoạn đầu của truyện Ông già họ Lê, rể bảo con đi gọi ông về ăn cơm. Nhưng đứa bé chỉ gọi có ông nội nó, ông ngoại hỏi: - "Sao cháu không gọi cả hai ông?" - "Người ta bảo đi gọi ông nội". Cũng như truyện trên, giận con gái và rể, phú hộ trở về bảo vợ: - "Có con gái tức là không có gì cả, cậy mình ở nhà để tôi đi kiếm đứa con" - "Để tôi kiếm cho một người làm lẽ". Ông già không chịu. Ra đi, đến đâu ông cũng rao: - "Ai muốn mua ta làm cha không?". Ông giả điếc trước những lời cười cợt, vẫn đi và rao không mệt mỏi. Cuối cùng cũng có một cặp vợ chồng nghèo đón ông vào hỏi giá rồi chồng bảo vợ đi vay năm quan trao cho ông già. Được vợ chồng chăm sóc, và lũ con -vì cặp vợ chồng này có mấy người con - coi mình như ông nội, phú hộ ngày ngày ăn no ngủ kỹ.
Hai vợ chồng nuôi bố nuôi bị khánh kiệt. Bèn bán một đứa con. Khi nói cho ông biết, ông cũng mặc kệ; năm quan vẫn cất dưới gối không động đến. Lại đến lượt bán đứa con thứ hai, rồi chồng tự bán mình. Ông già vẫn tỏ ra không quan tâm. Sau hai năm hết ăn, một hôm phú hộ bảo dâu đưa mình đến nhà chồng đang bị cầm cố (ở đợ), nói với chủ: - "Xin phép ông cho con tôi về ít ngày có việc cần". Rồi ông bảo dâu và con chuẩn bị lên đường. Về lại dinh cơ của mình, phú hộ bảo vợ nhận lấy con dâu mới đưa về. Cuối cùng đưa tiền cho con và dâu trang trải nợ nần và chuộc mấy đứa cháu về. Từ đó họ sống với nhau vui vẻ sung sướng. Truyện không nói đến khăn tang như truyện trên[3].
Người Tày có truyện Ngọt miệng chua lòng tuy có khác với truyện của ta, nhưng theo chúng tôi, hai bản dường như có cùng một nguồn, vì chủ đề và hình tượng gần gũi:
Một ông già có hai con gái đã gả chồng, và một con trai đã chết, chỉ còn một con dâu trẻ tuổi và đứa cháu nội còn bé. Ông có một số vàng thoi bạc nên dành dụm trong "già đời người" từ lâu cất giấu định chia cho các con gái vì ông thấy cháu hãy còn măng sữa mà dâu thì dù sao cũng là người ngoài.
Một hôm, ông gói kín vàng bạc bỏ vào tay nải, trước tiên mang đến nhà cô con gái lớn. Đi đường rừng đến trưa mới tới vào lúc cả nhà đang ăn. Con gái hỏi: - "Bố đã ăn cơm chưa?" - "Bố ăn từ sáng". Tuy nghe nói vậy, cô gái vẫn không mời thêm. Sau do ông già lại mang tay nải đến nhà con gái thứ hai.
Thấy bố đến, cô này cũng hỏi: - "Bố đã ăn cơm chưa?" - "Bố ăn từ sáng". Cũng như người chị, cô này cũng không mời thêm. Thấy trên lò có bắc nồi chõ, người bố hỏi gợi ý: - "Chõ gì đấy?" - "Con hấp cái màn và áo quần để giết rệp". Biết con nói láo, ông già bảo: - "Có con trâu ăn ruộng mạ nhà ai ở đầu làng". - "Đúng ruộng mạ nhà con". Trong khi con gái chạy vội ra đồng, ông già thử mở vung nồi chõ thì thấy đầy một chõ xôi, bèn bốc ăn. Khi ông già trở về nhà mình, con dâu sắp đi thăm đồng, nhưng thấy bố chồng đã về, bèn nán ở lại để thổi cơm. Để thử con dâu, ông nói: - "Bố đã ăn rồi". Mặc dầu vậy, cô con dâu vẫn thổi cơm và khi cơm chín dọn ra, ông già nói: -"Cha đã bảo ăn rồi mà" - "Bố cứ ăn mười bữa cơm người không bằng một bữa cơm ta". Thấy con dâu tốt bụng, ông già liền cho dâu số vàng bạc. Đoạn ông bảo nó rằng mình giả vờ chết, hãybáo tin cho hai con gái biết. Được tin, hai cô con gái khóc từ ngoài cổng khóc vào. Cô lớn kể lể: - Sáng nay bố đến thăm con, con còn làm thịt chó cho bố ăn"... Cô hai: - "Sáng naybố đến thăm con, con còn mổ gà mời bố". Giận quá, ông già liền nhổm dậy cầm gậy đuổi đánh chúng[4].
Người Đun-gan ở tỉnh Thiểm-tây (Trung-quốc) có truyện Ba cô con gái của ông già giống phần nào với truyện trên ở đoạn đầu:
Có hai vợ chồng một ông già chỉ đẻ được ba người con gái, đều đã đi lấy chồng. Một hôm ông già thân hành đi thăm các con. Đầu tiên ông đến nhà cô con gái cả, nhưng cô này không mời bố mình ăn cơm, với lý do là "hành còn hơi sương", nên chưa nhổ. Bỏ nhà cô gái thứ nhất, ông đến thăm con thứ hai. Cô này cũng không giữ bố già lại dùng cơm trưa, vì "trời nóng nực quá không thể đi ra ngoài mua rau được". Cô con gái út - người mà ông già đặt hy vọng nhiều hơn - cũng tìm cớ để không phải mời bố mình ở lại, và cô còn đậy thật kín vung nồi hấp bánh bao. Ông già đành bụng đói trở về với vợ, ăn bữa ăn tối do bà ta dọn[5].
Về chỗ coi trọng con dâu và sự ưu đãi nàng dâu khi để tang bố mẹ chồng, người Thái cũng có một truyện cắt nghĩa vì sao có rượu cần và vì sao nàng dâu cả lại có vai trò quan trọng trong gia đình:
Xưa có một người lấy vợ cho con trai. Người bố muốn thử xem đứa con trai và vợ nó, ai khôn ngoan lanh lợi hơn. Bèn ra lệnh cho mỗi đứa hãy tự tay dọn cho mình ăn một món gì vừa no, vừa ngon, vừa thích khẩu. Đứa con trai lập tức đem lưới ra suối đánh được một con cá to bằng bắp chân, vội làm thịt kho lên làm cơm cho bố mẹ. Bố mẹ ăn cũng cho là được. Còn cô dâu thì không thể đi đánh được cá to, cô chỉ quen đi xúc, cuối cùng cô cũng xúc được một rổ cá vụn. Đưa về, cô bỏ mọi thứ gia vị và đồ lên thành một món mềm thơm, bố mẹ ăn rất thích. Nhưng cô còn lấy các thứ lá cây làm men, lại lấy nếp đồ, ủ rồi bỏ vào bình. Khi thành rượu, cô cắm cần đổ nước cho bố mẹ uống gọi là uống "nước chảy ngược". Bố mẹ ăn cơm với cá đã lấy làm ngon, lại được uống rượu ngọt bằng cần nên rất thỏa thích. Sau đó bố mẹ thừa nhận là nàng dâu quả khôn ngoan lanh lợi hơn con trai. Lại nói: - "Con dâu là con người ta, chỉ là kẻ kết duyên với con trai mình, thế mà biết chăm sóc bố mẹ chồng như thế. Vậy từ nay về sau phải coi nàng dâu cả là người chủ chốt của gia đình".
Từ đó về sau người Thái có tục coi nàng dâu cả có một vai trò đặc biệt.
Khi tết nhất, nếu lỡ vắng mặt nàng dâu cả là cả nhà thường "cáo". Khi bố mẹ chồng chết, dâu cả là người duy nhất khấn ma xó[6] của gia đình để nhờ ma này đi nhắn hồn người chết ở các nơi về hội họp. Nàng dâu cả thường mặc một chiếc áo đỏ rất đẹp, không phải làm lụng gì cả, chỉ ngồi ở trước bàn thờ. Nếu nàng dâu cả chết thì vai trò ấy thuộc về nàng dâu thứ. Nếu vắng mặt hoặc không có con dâu thì dù nhà giàu, lễ lạt tết nhất cũng thường không biện cỗ bàn gì mấy[7].
[1] Bứt néo: ngày xưa có lúc người ta không đóng chốt quan tài, chỉ buộc dây ở ngoài gọi là "néo". Bứt néo là hiện tượng đứt dây, người ta tin rằng đó là một cách tỏ sự giận dữ của người chết.
[2] Theo Lê Hương. Truyện tích Việt-nam, sách đã dẫn.
[3] Theo Lăng-đờ (Landes), sách đã dẫn.
[4] Theo Hoàng Quyết, Hoàng Thao, Mai Sơn, sách đã dẫn.
[5] Theo Rip-tin (Riftine) và Kha-xa-nốp (Khassanov), sách đã dẫn.
[6] Người Thái không thờ tổ tiên, nhưng lại thờ ma xó. Mỗi lần có lễ lạt hoặc ma chay thì nàng dâu cả phải khấn ma xó bảo nó đi mời ma bến đò, ma bến đò lại đi nhắn với ma Then (trời) để gọi hồn người chết trú ngụ các nơi về.
[7] Theo lời kể của đông bào Thái, Thanh-hóa.
- ← Vợ chàng Trương
- → Ngậm ngải tìm trầm hay là sự tích núi Mẫu tử
Từ khóa » Buộc Khăn Tang
-
Hướng Dẫn Chung Về Tang Phục (Đồ Tang)
-
Quy định Thắt Khăn Tang 2021? Những ý ... - Dịch Vụ Tang Lễ Trọn Gói
-
Cách Đeo Khăn Tang Của Người Việt Nam
-
TỤC LỆ ĐEO KHĂN TANG CỦA NGƯỜI VIỆT - Ý NGHĨA ĐEO ...
-
Những Ai Phải đeo Khăn Tang Khi Người Thân Mất
-
Vì Sao Người Ta Lại đeo Khăn Tang Trong đám Ma, đám Hiếu?
-
Việt Tân - VÀNH KHĂN TANG...ĐEN??? "Phong Tục Người Việt Nam ...
-
Quy định Thắt Khăn Tang 2021? Những ý Nghĩa Của Khăn Tang?
-
[PDF] Vì Sao Phải Đội Khăn Tang Trong Tang Lễ?
-
Những Ai Phải đeo Khăn Tang
-
Đám Tang Chí Tài: Hoài Linh Buộc Khăn Tang Vào Cổ - Kênh Sao
-
"Năm Hạng Tang Phục" Là Gì?
-
Tang Phục - Đồ Tang - Trại Hòm Vạn Phước