Sự Tích, Lễ Hầu đồng ở đền Thờ ông Hoàng Mười

Ông Hoàng Mười là ai? – Lễ hầu đồng ở đền thờ ông Hoàng Mười

Ông Hoàng Mười tương truyền là vị thánh của thiên đình, thường giáng thế giúp đỡ dân chúng. Lễ Hầu Đồng Ông Hoàng Mười là một giá trong nghi lễ thờ Mẫu của dân tộc Việt Nam. Hoạt động tâm linh này thu hút nhiều người tham gia với hi vọng về sự đỗ đạt, thành công khi ông Hoàng Mười giáng thế.

ong-hoang-muoi-1

Nội dung

  • Ông Hoàng Mười là ai? Sự tích Ông Hoàng Mười
  • Các đền lớn thờ ông Hoàng Mười trên cả nước
    • Đền Củi ở Hà Tĩnh thờ Ông Hoàng Mười
      • Sự tích Ông Hoàng Mười ở Đền Củi
      • Vị trí của ngôi đền Củi
      • Cách di chuyển đến Đền Củi
    • Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An
      • Sự tích Ông Hoàng Mười ở Đền Ông Hoàng Mười
      • Vị trí của ngôi đền ông Hoàng Mười
      • Cách di chuyển đến đền ông Hoàng Mười
  • Ngày hội hầu đồng ở đền Ông Hoàng Mười
    • Trang phục cần chuẩn bị cho nghi lễ
    • Lễ vật để dâng lên đền Ông Hoàng Mười
    • Văn khấn ông Hoàng Mười – Căn ông Hoàng Mười có lộc gì?
    • Trình tự các nghi lễ của buổi hầu đồng ông Hoàng Mười
      • Thay lễ phục
      • Dâng hương hành lễ
      • Lễ thánh giáng
      • Múa đồng
      • Ban lộc và nghe cung văn hầu
      • Thánh thăng
  • Ý nghĩa của lễ Hầu đồng Ông Hoàng Mười
    • Ý nghĩa tốt đẹp với người tham dự lễ hầu đồng
    • Ý nghĩa tích cực cho xã hội

Ông Hoàng Mười là ai? Sự tích Ông Hoàng Mười

Ông Hoàng Mười xuất thân là con của Vua Cha Bát Hải Động Đình. Ông là một người tài đức, văn võ song toàn (“mười” ngụ ý cho sự viên mãn, tròn đầy). Bởi ông không chỉ là một vị tướng tài ba, có khả năng chỉ huy và chiến đấu mạnh mẽ mà còn là một người am hiểu thơ phú và văn chương, là người biết cầm đao và múa chữ.

Ông là quan lớn trên Thiên Đình và cũng là người nơi chốn Đào Nguyên. Giống như nhiều thần tiên trên thiên đình Ông Hoàng Mười đã nhận mệnh giáng thế cứu giúp con dân ở hạ giới. Có rất nhiều truyền thuyết về thân thế của ông dưới hạ giới như:

  • Ở vùng Hà Tĩnh lưu truyền rằng ông Hoàng Mười là Lê Khôi, là cháu ruột của Lê Lợi và đã theo Lê Lợi tham gia chống giặc Minh. Lê Khôi luôn nổi danh là vị tướng tài giỏi lúc bấy giờ.
  • Một truyền thuyết khác cho rằng ông hiện thân là Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, người con trai của vua Lý Thái Tổ, được giao nhiệm vụ cai quản vùng đất Nghệ An và đã giúp đã dân chúng rất nhiều.
  • Lưu truyền nhiều nhất trong dân gian là sự tích Ông Hoàng Mười hóa thân trong vị tướng Nguyễn Xí, người con của mảnh đất Nghệ Tĩnh, đã tham gia chinh chiến anh dũng chống giặc Minh dưới thời vua Lý Thái Tổ. Về sau ông được giao cai quản vùng đất quê hương.

Dù là dị bản nào thì cũng không thể phủ nhận tài năng của ông Hoàng Mười. Về sau này, ông được nhân dân tôn kính mà thờ phụng, trở thành một trong những nhân vật quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam.

ong-hoang-muoi-2
Sự tích Ông Hoàng Mười được lưu truyền trong dân gian

> XEM THÊM: Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh

> XEM THÊM: Nguồn gốc của sinh lão bệnh tử

Các đền lớn thờ ông Hoàng Mười trên cả nước

Hiện nay, có nhiều nơi thờ tự quan Ông Hoàng Mười nhưng nổi danh nhất là hai ngôi Đền ở quê hương ông là Nghệ An và Hà Tĩnh với Đền Củi và Đền Ông Hoàng Mười.

Đền Củi ở Hà Tĩnh thờ Ông Hoàng Mười

Sự tích Ông Hoàng Mười ở Đền Củi

Đền Củi hay Đền Chợ Củi được xây dựng từ cuối nhà Lê, là nơi thờ tự ông Hoàng Mười. Theo truyền thuyết dân gian ở đây truyền tụng thì ông Hoàng Mười đã hiện thân vào vị tướng tài ba Lê Khôi. Vị tướng này đã chiến đấu anh dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, có công lớn với nhà Lê khi đánh đuổi giặc Minh. Ông đã mất vào năm 1446. Về sau được tấn phong chức Uy Mục Đại Vương và cuối cùng là Chiêu Trưng Đại Vương vào năm 1487.

Vị trí của ngôi đền Củi

Đền Củi nằm ở xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Đền Củi mang phong cách kiến trúc đặc biệt của thời nhà Nguyễn. Ngôi đền nằm trên núi Khu Độc, hướng về phương Bắc với thế uy nghiêm bên dòng sông Lam hiền hoà.

Ba mặt ngôi đền đều liền kề bờ sông, và núi, với thiết kế cao hai tầng, và kiến trúc hình dáng “Lưỡng long chầu nguyệt” vô cùng tinh tế. Bên trong ngôi đền được bố trí các khu thờ Tam Toà Thánh Mẫu, ngũ vị Tôn Ông, ông Hoàng Mười và ông Trần Triều.

ong-hoang-muoi-3
Đền Củi thờ Ông Hoàng Mười ở Hà Tĩnh

>> XEM THÊM: Tinh dầu trầm hương Hà Nội

Cách di chuyển đến Đền Củi

Ngôi đền cách thành phố Vinh 10km và cách thành phố Hà Tĩnh 40km. Đền Củi cách Hà Nội khoảng 300km theo hướng Nam. Người ở tỉnh khác muốn đến Đền Củi có thể tới sân bay Vinh (Nghệ An) rồi di chuyển đến đền bằng ô tô theo đường quốc lộ 1.

Từ quốc lộ 1, tiếp tục đi men theo chân ngọn núi Ngũ Mã tầm 300 mét, rồi xuôi dọc theo bờ sông tầm 100m là đến đền Củi.

Đền Ông Hoàng Mười ở Nghệ An

Sự tích Ông Hoàng Mười ở Đền Ông Hoàng Mười

Đền Ông Hoàng Mười được xây dựng vào thời hậu Lê năm 1934 để tưởng nhớ và tôn thờ công đức của hệ Đạo Mẫu Tứ Phủ Liễu Hạnh và vị thần được thờ chính là quan Ông Hoàng Mười thuộc hàng Tứ Phủ Ông Hoàng. Tương truyền rằng ông Hoàng Mười là người con mảnh đất Xuân Am, tổng Yên Đổ, phủ Hưng Nguyên (nay thuộc xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An). Ông vốn là một vị tướng có tài, lập công lớn ở cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn và đã hy sinh trong trận Âm Công khi đánh vào thành Lục Niên. Đó là trận đánh lớn, đã làm cho quân Minh kinh sợ và tổn thất rất nhiều. Ngài lúc ấy bị thương nặng, vừa về tới quê nhà thì mất.. Triều đình thương tiếc cho người tài giỏi ấy nên ban đất Âm Công – quê hương của vị tướng để tưởng nhớ tài đức và công ơn.

Vị trí của ngôi đền ông Hoàng Mười

Đền ông Hoàng Mười ngụ tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.

Trước mặt là dòng sông Lam tấp nập thuyền bè xuôi ngược vào dòng sông Cồn Mộc. Phía sau đền là ba ngọn núi lớn: Kỳ Lân, Dũng Quyết và Phượng Hoàng. Sông núi trước sau hợp thành một thể tạo nên thế đừng trùng phùng cho ngôi đền thiêng ấy.

Do chiến tranh và lịch sử nên đền bị phá huỷ. Tuy nhiên năm 1995 đã được xây lại vì mong muốn níu giữ địa điểm tín ngưỡng tâm linh của nhân dân vùng ấy. Khu đền ở đây được thiết kế với ba điện gồm Thượng Điện, Trung Điện và Hạ Điện mang nét kiến trúc nổi tiếng thời Nguyễn với kết cấu bằng gỗ và nhiều hoạ tiết lân ly quy phụng. Đến năm 2002, Đền Ông Hoàng Mười chính thức được UBND tỉnh Nghệ An xếp hạng là Di tích Lịch Sử, Văn Hoá.

ong-hoang-muoi-4
Đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

Cách di chuyển đến đền ông Hoàng Mười

Đền cách trung tâm của thành phố Vinh khoảng 2km, nên quan khách thập phương có thể theo đường bộ tới Vinh rồi ghé Đền hoặc hạ cánh ở sân bay Vinh rồi di chuyển bằng xe ô tô tới Đền Ông Hoàng Mười. Đền Củi cách Hà Nội 300km về phía Nam.

Ngày hội hầu đồng ở đền Ông Hoàng Mười

Đền ông Hoàng Mười thường tổ chức lễ Hầu Đồng vào hai ngày lễ lớn là Lễ hội khai điểm vào Rằm tháng Ba Âm lịch và Lễ giỗ Ông Hoàng Mười vào ngày mồng 10 tháng 10 Âm lịch.

Trang phục cần chuẩn bị cho nghi lễ

  • Khi ngự đồng, Quan ông Hoàng Mười sẽ diện long phục màu vàng, bên trên thêu chữ “Thọ”.
  • Phải chuẩn bị khăn xếp đội đầu, dây thắt lưng vàng và trâm cài tóc vàng.
  • Ngoài ra ông Hoàng Mười sẽ sử dụng quạt để làm sách, dùng bút làm trâm vì hình ảnh của ông là người thơ phú văn chương tài giỏi, nên cần chuẩn bị đầy đủ
ong-hoang-muoi-5
Trang phục giá Ông Hoàng Mười

Lễ vật để dâng lên đền Ông Hoàng Mười

Lễ vật dâng thánh trong lễ hầu đồng được chuẩn bị tùy tâm của người dự. Về cơ bản là có xôi thịt, rượu chè và bánh trái. Bên cạnh đó mọi người có thể chuẩn bị đầy đủ hơn như:

  • 1 mâm xôi gà cùng 1 chai rượu ngon và 5 cái chén,
  • 1 chai nước, tiền dương thế và nhang hương.
  • 1 mâm vàng mã màu vàng gồm 5 dây.
  • 1 mâm hoa quả trầu cau, tiền dương thế và nước lọc.
ong-hoang-muoi-6
Lễ vật dâng đền Ông Hoàng Mười

Văn khấn ông Hoàng Mười – Căn ông Hoàng Mười có lộc gì?

Để việc hành lễ thêm ứng nghiệm trong nghi lễ Hầu Đồng,quý khách có thể tham khảo bài văn khấn ông Hoàng Mười như sau:

Con tấu lạy tam vị đức vua cha.

Tấu lạy hội đồng thánh mẫu.

Con tấu lạy chư vị đình thần bốn phủ.

Tấu lạy đức thánh Trần triều, tấu lạy hội đồng nhà Trần

Con tấu lạy Tứ Phủ Chầu Bà ba tòa, quan lớn Hoàng Triều Hoàng Quận, tấu lạy hội đồng Quan Hoàng.

Con tấu lạy quan Hoàng Mười thủ phủ đồng đền nơi đây

Con tấu lạy hội đồng tiên cô thánh cậu cùng hạ ban 5 dinh 5 tướng, 10 dinh quan các ngự tại đền quan hoàng Mười linh từ.

Xuân thiên cát nhật đương thời, hôm nay là ngày… đệ tử con là… cùng toàn thể bản hội… ngụ tại địa chỉ….

Con về bái yết cửa quan Hoàng linh từ con có cơi trầu bát nước thanh bông trà quả phù lang thanh tiết phù tiết thanh lang, tiền vàng sớ điệp tấu lên quan Hoàng.

Xin ngài chứng lễ, chứng mã, chứng tâm… độ cho con xin năm mới……. gì gì đấy tùy các bạn.

Có thiếu sót gì xin các ngài hoan hỷ tha thứ.

Căn ông Hoàng Mười có lộc tài năng binh biến và đặc biệt hơn hết là tài thi phú văn chương, rất thích hợp cho những người muốn sự thuận lợi, phát triển trong công việc và học tập.

ong-hoang-muoi-7
Lúc khấn Ông Hoàng Mười phải thành tâm để tỏ lòng

>> XEM THÊM: Văn khấn Ông Hoàng Bảy

Trình tự các nghi lễ của buổi hầu đồng ông Hoàng Mười

Thay lễ phục

Cần phải thay lễ phục đúng với giá ông Hoàng Mười như mô tả bên trên: áo long phục màu vàng, thắt đai và mũ vàng,… Mỗi vị thánh sẽ có những trang phục với màu sắc khác nhau nên cần đặc biệt chú ý.

Dâng hương hành lễ

Dâng hương hành lễ hay còn gọi là nghi lễ khai nông nhằm mục đích xua đuổi tà mà. Người hầu đồng sẽ huơ nén nhang lên trên bó nhang đang cầm trên tay kia như sự phù phép.

Lễ thánh giáng

Sau bước dâng hương hành lễ, thánh quan ông Hoàng Mười sẽ nhập vào người hầu đồng. Cô đồng/cậu đồng sẽ ra hiệu để mọi người biết về thân phận và thứ bậc của mình trong hàng quan ngũ.

Múa đồng

Múa đồng là hình thức thể hiện sự linh ứng của thánh thần khi đã nhập vào người hầu đồng. Với ông Hoàng Mười thường múa đồng cùng với quạt, thể hiện con người thư sinh, có học vấn đàng hoàng.

ong-hoang-muoi-8
Múa đồng thể hiện giá Ông Hoàng Mười ngự

Ban lộc và nghe cung văn hầu

Ngay sau phần múa đồng, các cô đồng/cậu đồng sẽ ngồi nghe chầu văn do cung văn hát cùng với những sự tích và lai lịch của ông Hoàng Mười.

Người hầu đồng sẽ ban lộc cho mọi người xung quanh để thể hiện sự hài lòng.

Thánh thăng

Kết thúc của quá trình hầu đồng là thánh thăng, cô đồng/cậu đồng rùng mình, hai tay đặt chéo nhau trên quạt và đặt trước trán. Cung văn liên tục hát những điệu nhạc thánh xa giá và bắt đầu hồi cung.

Ý nghĩa của lễ Hầu đồng Ông Hoàng Mười

Ý nghĩa tốt đẹp với người tham dự lễ hầu đồng

  • Với người hầu đồng: Nhiều người có căn quả cần phải ra trình diện thánh nếu không cơ thể sẽ mệt mỏi, công việc không thành. Họ diện kiến ông Hoàng Mười và được người nhập vào sẽ cảm nhận được tài đức của ông để càng thêm tôn kính. Về sau cô đồng/cậu đồng càng thêm khoẻ mạnh, công việc thăng tiến.
  • Với người xung quanh xem lễ hầu đồng: Hàng năm, vào ngày lễ đền ông Hoàng Mười có hàng vạn du khách tứ phương đến dự để cầu bình an, tài lộc, công việc, học hành thuận lợi suôn sẻ. Điều này đặc biệt phù hợp với những người sắp thi cử hay đang có ý muốn thăng tiến trong sự nghiệp.

Ý nghĩa tích cực cho xã hội

  • Lễ Hầu đồng ông Hoàng Mười nêu lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là “uống nước nhớ nguồn”. Nhân dân tôn kính ông Hoàng Mười và lập đền thờ vì họ tin rằng người đã giáng thế trong hình ảnh của nhiều vị tướng lừng lẫy, có công lớn giúp dân đánh giặc và ổn định cuộc sống.
  • Lễ Hầu đồng cùng những giai điệu chầu văn cổ xưa hay những trang phục cầu kì tinh xảo, lối kiến trúc độc đáo trong ngôi đền,.. tất cả hợp thành nét văn hoá tâm linh vốn đã ăn sâu trong tâm thức người Việt từ bao đời.

Hãy ghé thăm đền Ông Hoàng Mười để dự lễ Hầu đồng một lần, bạn sẽ cảm nhận được hết thảy những giá trị tốt đẹp mà tôi đề cập trong bài viết trên. Đó thực sự là trải nghiệm thú vị đối với mỗi chúng ta.

Bài viết liên quan

Trầm hương và vai trò phong thủy trong cân bằng ngũ hành

Trầm hương và vai trò phong thủy trong cân bằng ngũ hành

Nội dung1. Trầm hương và ảnh hưởng của trầm đến các yếu tố ngũ hành2. Trầm hương trong phong thủy ngũ hành2.1. Mộc – bản chất của trầm hương2.2. Hỏa – năng lượng kích thích của hương trầm2.3. Thổ – sự vững chãi và ổn định2.4. Kim – sự tinh khiết và sáng tạo2.5. Thủy […] Xem thêm Cách bố trí lư xông trầm hợp phong thủy trong nhà

Cách bố trí lư xông trầm hợp phong thủy trong nhà

CÁCH ĐẶT LƯ TRẦM THEO PHONG THỦY TRONG NHÀ Lư xông trầm không chỉ là vật dụng trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp cân bằng năng lượng trong không gian sống. Việc bố trí lư xông trầm đúng cách sẽ tạo ra một môi trường hài hòa, thu hút […] Xem thêm Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn

Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn

Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn Nội dungI. Trầm hương – báu vật của thiên nhiênII. Tại sao trầm hương có thể thu hút tài lộc?III. Cách sử dụng trầm hương để thu hút tài lộcIV. Trầm hương và phong thủyV. Kết luận I. Trầm hương – báu vật […] Xem thêm Cách nhận biết trầm hương thật chi tiết nhất

Cách nhận biết trầm hương thật chi tiết nhất

Trầm hương là một loại gỗ vô cùng quý giá, nhiều người muốn mua, sưu tầm trầm hương nhưng trong một thị trường đầy hỗn loạn thật giả khó phân, vấn đề gặp phải là làm sao để nhận biết trầm hương thật thì đại đa số mọi người cần phải có đầy đủ kiến […] Xem thêm Lá cây trầm hương trông như thế nào? Nhận biết cây trầm hương

Lá cây trầm hương trông như thế nào? Nhận biết cây trầm hương

Trầm hương đã đã quá quen thuộc đối với mọi người, đặc biệt là những người yêu thích trầm hương. Trầm hương ngày càng được nhiều người biết tới bởi tác dụng tốt đến sức khỏe, mang nhiều ý nghĩa tâm linh, phong thủy. Vậy làm sao nhận biết cây trầm hương và lá cây […] Xem thêm

Từ khóa » Chầu Văn đức Hoàng Mười