Sự Tích, Lễ Hội Và Đền Ông Hoàng Bảy - Văn Hóa Trầm Hương

Ông Hoàng Bảy là ai? Sự tích, lễ hội và Đền Ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy là một vị thánh thần được người dân tôn kính trong tín ngưỡng đạo Mẫu. Thuộc hàng vị thứ Bảy trong Thập Vị Quan Hoàng, Ông Hoàng Bảy thường về ngự đồng trong các dịp lễ ở các ngôi đền để ban phát tài lộc, công danh cho con dân của mình. Hãy cùng tìm hiểu thêm ông Bảy qua bài viết sau đây!

ong-hoang-bay-1

Nội dung

  • Sự tích Ông Hoàng Bảy
    • Ông Hoàng Bảy là ai?
    • Sự tích Ông Hoàng Bảy giáng thế
  • Những ngôi Đền Ông Hoàng Bảy ở nước ta
    • Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà – Lào Cai
      • Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền
      • Vị trí và cách di chuyển đến Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
    • Đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên – Thái Nguyên
      • Lịch sử và kiến trúc ngôi đền
      • Vị trí và cách di chuyển đến Đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên
  • Lễ Ông Hoàng Bảy
    • Lễ Ông Hoàng Bảy diễn ra khi nào?
    • Đi lễ Ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị gì? Lễ vật dâng đền Ông Hoàng Bảy
    • Những lưu ý khi dâng lễ ông Hoàng Bảy
    • Văn khấn Ông Hoàng Bảy
    • Hầu đồng Ông Hoàng Bảy – Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam

Sự tích Ông Hoàng Bảy

Ông Hoàng Bảy là ai?

Ông Hoàng Bảy hay Ông Bảy Bảo Hà là vị thần quan trọng trong hệ tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Ông là con của Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vị vua đứng đầu ở Thuỷ Phủ. Ông Quan Hoàng Bảy thuộc hệ thần linh Tứ Phủ và ở hàng thứ 7 trong số Thập vị Quan Hoàng.

Ông Hoàng Bảy đã từng giáng thế lập nhiều công lớn nên được nhân dân tôn kính lập đền thờ ở nhiều nơi và thờ tụng từ xa xưa tới bây giờ.

>> XEM THÊM: Thánh Mẫu Liễu Hạnh là ai?

Sự tích Ông Hoàng Bảy giáng thế

Ông Hoàng Bảy theo lệnh của vua cha đã giáng thế trở thành người con trai thứ bảy của dòng họ Nguyễn. Vào cuối triều Lê, tức thời Cảnh Hưng (1740-1786), nước ta bị giặc phương Bắc xâm lược ở vùng Quy Hóa (nay là tỉnh Yên Bái và Lào Cai). Đặc biệt là Châu Văn Bàn, Châu Thuỷ Vĩ bị giặc quấy nhiễu vô cùng, đời sống nhân dân khổ cực, bách tính lầm than. Nhân dân mất nhà mất đất lang bạt khắp nơi và không an cư để làm ăn sinh sống.

Trước tình hình nguy cấp đó, triều đình lúc bấy giờ cũng không thể ngồi yên mà bỏ mặc nên liền hạ lệnh cử vị tướng thứ bảy mang họ Nguyễn lên vùng Quy Hóa để trấn thủ. Với chí lớn và tấm lòng thương dân vô hạn, ông Hoàng Bảy cũng không ngồi yên bám trụ mà đã đưa quân đuổi đánh giặc dọc theo bờ sông Hồng. Chiến tích đầu tiên là đội quân dũng mãnh đã giành được Khảu Bàn (ngày nay là Bảo Hà) và xây dựng căn cứ quân sự lớn ở vùng đất ấy.

Sau thành công bước đầu, ông kêu gọi các tù trưởng cùng chiêu mộ nhóm binh lính xuất thân là người dân địa phương. Đoàn đội ngày đêm nỗ lực rèn binh múa kiếm để tìm thời cơ tốt tiến đánh vùng Lào Cai.

ong-hoang-bay-2
Ông Hoàng Bảy giáng thế là vị tướng tài giỏi giúp dân giúp nước

Đúng như kế hoạch ban đầu, đội quân mà ông thống lĩnh đã giải phóng thành công Lào Cai và các châu của cùng Quy Hoá. Được lòng tin của nhân dân khắp vùng, ông Hoàng Bảy lại ra sức tập hợp dân binh. Ông chiêu dụ nhiều hào thủ ở địa phương và các dân tộc ít người như Dao, Thổ, Nùng về để khai khẩn, lập điền và củng cố căn cứ, thành trì thêm vững mạnh.

Quân giặc phương Bắc bị người Việt giành lại Lào Cai nên rất bất mãn, thường xuyên cho quân đi sâu vào đánh chiếm các khu vực ở biên giới. Ông Hoàng Bảy với tài năng thao lược tuyệt vời của mình đã bảo vệ được vùng biên cương bờ cõi.

Tuy nhiên, trong lần tướng giặc Tả Tủ Vàng dồn lực tập trung xâm lược nước ta lần nữa, với sự chênh lệch lực lượng đã khiến viên tướng họ Nguyễn hi sinh. Sau đó, xác ông trôi theo con suối về đến vùng đất Bảo Hà thì dạt vào bờ, được người dân đưa xác lên chôn trên sườn đồi núi Cấm. Nhân dân quanh vùng đều thương tiếc vô cùng với sự hy sinh của người tướng sĩ có tài và thương dân ấy.

Để tưởng nhớ công danh của ông, triều Nguyễn sau này đã truy phong cho ông danh hiệu là “Trấn an hiển quốc” và sắc phong “Thần Vệ Quốc”.

> XEM THÊM: Hầu đồng 36 giá

XEM THÊM: Ý nghĩa tượng trầm hương

Những ngôi Đền Ông Hoàng Bảy ở nước ta

Đền Ông Hoàng Bảy được xây dựng ở nhiều nơi trên nước ta vì để tỏ lòng biết ơn đến vị tướng sĩ an dũng, kiên định bảo vệ biên cương tổ quốc. Nhưng nổi tiếng nhất trong số đó có lẽ là Đền Bảo Hà – Lào Cai và Đền Đá Thiên – Thái Nguyên, nơi được đông đảo nhân dân đến thắp hương và cầu lễ hàng năm.

Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà – Lào Cai

Bảo Hà là vùng đất được Ông Hoàng Bảy giải phóng năm xưa và tương truyền cũng là nơi chôn cất ông. Nhân dân vùng ấy thường đến thắp hương và cầu phúc vào các ngày lễ Tết. đã góp công xây dựng một ngôi đền nhỏ gọi là đền Ông, lâu dần khách thập phương quen gọi là Đền Bảo Hà.

Lịch sử và kiến trúc của ngôi đền

Đền Bảo Hà được coi là nơi tự thờ chính của vị danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn. Ban đầu chỉ là ngôi đền nhỏ thường gọi là đền Ông, nhưng về sau dần được du khách thập phương gọi là đền Bảo Hà.

Sau khi ông Hoàng Bảy trôi về vùng đất nơi đây đã được người dân chôn cất bên sườn núi cấm và được lập miếu nhỏ bên cạnh. Nhưng lâu dần, cảm phục trước tài năng và tấm lòng của ông, ngôi đền nhỏ kia đã trở thành di tích lịch sử và là ngôi đền uy nghi, rộng lớn. Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà đi cùng với bao thăng trầm của thời gian và không gian để trở thành địa điểm thu hút đông đảo nhân dân.

Kiến trúc cổ điển của ngôi đền vẫn được lưu giữ đến bây giờ như cổng tam quan, nhà khách, sân đền, phủ chúa Sơn Trang, Cung Cấm, Cung cộng đồng, Cung nhị, Toà Đại Bái,… Bên trong đền khu vực thơ chính ngoài tượng Ông Hoàng Bảy còn có các pho tượng của Đức Vua Cha, Tam Toà Thánh Mẫu, Đức Thánh Trần, ông Hoàng Đông,…

Năm 1997, Đền Bảo Hà được công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia, cấp bằng bởi Bộ Văn Hóa, Thể thao & Du lịch. Lễ hội Đền Bảo Hà (tức ngày giỗ của Ông Hoàng Bảy) thường được tổ chức vào ngày 17/7 âm lịch, là ngày hội thu hút đông đảo du khách và nhân dân trong vùng đến dâng hương hành lễ.

> XEM THÊM: Lư xông trầm

ong-hoang-bay-3
Đền Bảo Hà là nơi thờ chính của Ông Hoàng Bảy

Vị trí và cách di chuyển đến Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà

Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Nhìn từ xa tới, ngôi đền mang nét thiêng liêng và trầm tĩnh, yên bình giữa chốn thiên nhiên núi rừng, nơi có bến thuyền nhỏ, có núi rừng bao quanh… Bởi phía sau đền là núi, trước mặt là sông Hồng tạo nên thế canh giữ cho nơi an nghỉ của vị bậc tài tướng.

ong-hoang-bay-4
Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà nằm bên sườn núi Cấm

Đền Bảo Hà cách Hà Nội chứng 220km về hướng Tây Bắc, cách trung tâm thành phố Lào Cai 60km theo hướng Nam. Đường di chuyển đến đền khá thuận lợi. Du khách có thể di chuyển đến thành phố Lào Cai từ Hà Nội bằng xe khách 5-6 tiếng. Hoặc đi tàu Thống Nhất từ Ga Hà Nội tới trực tiếp ga Bảo Hà sẽ tiết kiệm thời gian và rút ngắn hành trình hơn.

ong-hoang-bay-5
Chính diện ngôi đền Bảo Hà – Lào Cai

Đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên – Thái Nguyên

Đền Hoàng Bảy Đá Thiên, Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên là nơi thờ vọng ông.Đền Đá Thiên Thái Nguyên là tập hợp của các quần thể kiến trúc tâm linh là Lăng mộ, Ban Công Đồng, Động Chúa, Mẫu Âu Cơ, Điện Trung Đường và Cung Vua Cha.

Lịch sử và kiến trúc ngôi đền

Có giả thuyết cho rằng quê gốc Quan Hoàng Bảy, Bảo Hà là ở Thái Nguyên xưa, sau khi mất, mộ ông được di dời về đây (Chưa kiểm chứng qua Lịch sử). Có giả thuyết lại nói rằng Đền này Thờ ông Hoàng Bảy là thủ lĩnh của vùng, có công giúp dân trong khai hoang, lập ấp, chăn nuôi …. Sau khi mất nhân dân tưởng nhớ ông lập Đền thờ ông tại Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên(Như vậy, không phải là Quan Hoàng Bảy, trong tứ phủ) … Tuy vẫn tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau về Đền Hoàng Bảy Đá Thiên nhưng trong tâm linh của tôi và không ít người, Đền Hoàng Bảy Đá Thiên, Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên vẫn là nơi thờ Quan Hoàng Bảy trong tứ phủ, linh ứng từ Trại Cau, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.

Tại Đá Thiên hôm nay, ngoài lăng mộ của ông (Tương truyền là nơi giữ hài cốt của Quan Hoàng Bảy – Chưa kiểm chứng qua lịch sử. Hiện trạng là một lăng mộ xây trên nấm đất mối đùn thành gò) đã có thêm Lầu thờ Đức vua cha Ngọc Hoàng, Thượng đế và quan Nam Tào – Bắc Đầu; Một động sơn trang hình quả núi, trên đỉnh núi có thờ Quốc mẫu âu cơ, bên trong động thờ tam tòa chúa bói, tứ phủ thánh chầu và các cô sơn trang (Hiện đã có nhiều người dân theo tín ngưỡng đến Đền hầu thánh và mở phủ rất linh).

Cùng với đó, những công trình kiến trúc cũng được xây dựng thêm tại đền như Lầu thờ Đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng quan Nam Tào – Bắc Đẩu, Động Sơn Trang hình quả núi thờ Quốc Mẫu Âu Cơ, Tam Tòa chúa bói, Tứ Phủ Thánh Chầu và các Thánh Cô Sơn Trang.

ong-hoang-bay-6
Đền Đá Thiên thờ Ông Hoàng Bảy ở Thái Nguyên

Vị trí và cách di chuyển đến Đền Ông Hoàng Bảy Đá Thiên

Đền Đá Thiên Thái Nguyên nằm ở tổ 17, thị trấn Trại Cau, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, đền cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 90km. Du khách có thể lựa chọn hai loại hinh phương tiện phổ biến là ô tô và xe máy để di chuyển đến đền. Với xe ô tô, xe khách thì đi đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên có thể rút ngắn thời gian và khoảng cách, thuận tiện hơn cho quá trình đi lại.

ong-hoang-bay-7
Dễ dàng di chuyển đến đền Đá Thiên bằng cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên

Lễ Ông Hoàng Bảy

Lễ Ông Hoàng Bảy diễn ra khi nào?

Lễ Ông Hoàng Bảy thường được tổ chức ngày 17/7 Âm lịch tức ngày giỗ của ông. Hàng năm, cứ đến dịp này, người dân thập phương lại tìm về các ngôi đền thờ tự ông để tham gia các nghi lễ. Phần lễ hội có các hoạt động như lễ rước kiệu ông Hoàng Bảy, lễ tế thần, lễ dâng hương,.. Nhiều người tìm đến với hi vọng cầu mong sự bình an, may mắn và tài lộc.

ong-hoang-bay-8
Lễ rước kiệu Ông Hoàng Bảy nhộn nhịp hàng năm

Đi lễ Ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị gì? Lễ vật dâng đền Ông Hoàng Bảy

Đi lễ Ông Hoàng Bảy cần chuẩn bị đồ cúng và vàng mã như các dịp lễ thông thường. Nhưng nếu có điều kiện hơn, du khách có thể chuẩn bị những lễ vật sau để dâng đền:

  • Lễ mặn: Xôi, thịt lợn/ thịt gà cúng
  • Lễ chay: Bia, rượu, nước ngọt, nước khoáng, cau trầu, hoa quả, oản
  • Vàng mã
  • Ngựa, áo, mũ và hia của Ông Hoàng Bảy
ong-hoang-bay-9
Lễ vật dâng đền Ông Hoàng Bảy

Quý khách cần chú ý, trang phục giá hầu Ông thường có màu tím chàm hoặc xanh lam nên khi chuẩn bị lễ phục cho ông phải đúng màu sắc. Việc chuẩn bị đầy đủ lễ vật thể hiện sự thành tâm của du khách thập phương hướng tới Ông Bảy.

Những lưu ý khi dâng lễ ông Hoàng Bảy

  • Khi đi dâng lễ Ông Hoàng Bảy, người dân cần chú ý trang phục lịch sự, nghiêm túc và kín đáo khi bước vào ngôi đền.
  • Nên chuẩn bị lễ vật đầy đủ để thể hiện lòng thành kính của mình. Không nên chuẩn bị quá sơ sài hay khoa trương quá mức.
  • Không chen lấy, xô đẩy hay cãi cọ trước khuôn viên đền vì tránh mạo phạm đến Ông Hoàng Bảy và các vị thần khác trong điện.
  • Chỉ nên cầu những điều bình an, tài lộc may mắn tới, không nên quá tham lam xin xỏ nhiều điều.
ong-hoang-bay-10
Du khách cần trang nghiêm, thành tâm trước đền

Văn khấn Ông Hoàng Bảy

Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương chư Phật

Con lạy ngũ phương ngũ phật, lạy thập phương thập phật

Con lạy hằng hà sa số Đức Phật công đức, công lượng vô biên.

Đệ trước án tiền, kín lạy Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn quan thế âm bồ tát

Cung Phật thỉnh Thánh, cung thỉnh thiên cung tấu thỉnh thiên đình, thành tâm sám hối.

Con lạy tứ phủ chầu bà thập nhị chầu bà

Con lạy Tứ phủ thánh hoàng, thập vị thánh hoàng. Con lạy toàn thể chư phật, chư tiên, chư thánh. Con lạy Thánh Hoàng Bảy tối linh.

Đệ tử con là:..

Ngụ tại:..

Nay ngày:… chúng con đến đây với hương hoa quà lễ xin kính dâng lên các vị chư tiên, chư thánh để cảm tạ lòng thành ơn đức của các ngài đã bảo ban, phù hộ độ trị chúng con suốt thời gian qua. Nhờ ơn đức mà mọi sự đã thành, công việc cũng vì thế mà hanh thông tròn vẹn. Chúng con xin tỏ lòng, tạ lễ trước tất cả các Ngài. được cảm tạ và lễ tạ tất cả các Ngài.

Nay chúng con với tất cả lòng thành kính cúi mình xin các ngài tiếp tục phù hộ độ trì, giúp sức giúp đỡ chúng con các việc sau:…

Chứng tâm cho lời kêu tiếng khấn của con bay như phượng lượn như hoa tới cửa ngài ngồi tời ngai ngài ngự.

Cho con sở nguyện như ý sở cầu tòng tâm.

Nam mô a di đà phật! Nam mô a di đà Phật! Nam mô a di đà Phật!

ong-hoang-bay-11
Văn khấn ông Hoàng Bảy ban phát tài lộc, bình an

Hầu đồng Ông Hoàng Bảy – Tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam

Ông Hoàng Bảy là vị thần thường về ngự đồng nhất trong Thập Vị Ông Hoàng. Người có căn Ông thường thích xóc đĩa, đánh tổ tôm và uống trà tàu,.. Các cô đồng/cậu đồng có căn quả sẽ mặc áo khoác xanh lam hoặc tím chàm, bên trên thêu hình rồng uốn lượn tạo thành chữ Thọ, trên đầu đội chiếc khăn xếp màu lam và sử dụng kim lệch có màu ngọc khi thực hiện nghi lễ hầu đồng Ông Hoàng Bảy. Lúc nhập vào cô đồng/cậu đồng, ông sẽ sử dụng cây hèo để múa đồng và chấm vào người xung quanh. Ông thường sẽ uống ba lần trà tàu và dùng thuốc lá khi ngự giá.

Nhiều người tham dự nghi lễ hầu đồng Ông Hoàng Bảy với hi vọng về sự bình an, tài lộc và thành công trong công việc và cuộc sống. Đó cũng là lí do thu hút đông đảo du khách thập phương đến các ngôi đền vào dịp 17/7 Âm Lịch hàng năm.

ong-hoang-bay-12
Lễ Hầu đồng Ông Hoàng Bảy hàng năm thu hút đông đảo du khách tham dự

Nét văn hoá tâm linh trong nghi lễ thờ Ông Hoàng Bảy tại các ngôi đền tồn tại xuyên suốt cùng chiều dài lịch sự dân tộc, tạo nên điểm nhấn thú vị và đặc sắc cho một tín ngưỡng tốt đẹp. Cũng chính vì lí do đó mà Tín ngưỡng thờ Mẫu ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Bài viết liên quan

Trầm hương và vai trò phong thủy trong cân bằng ngũ hành

Trầm hương và vai trò phong thủy trong cân bằng ngũ hành

Nội dung1. Trầm hương và ảnh hưởng của trầm đến các yếu tố ngũ hành2. Trầm hương trong phong thủy ngũ hành2.1. Mộc – bản chất của trầm hương2.2. Hỏa – năng lượng kích thích của hương trầm2.3. Thổ – sự vững chãi và ổn định2.4. Kim – sự tinh khiết và sáng tạo2.5. Thủy […] Xem thêm Thánh Trần Hưng Đạo – Truyền thuyết, lễ hội Đền Kiếp Bạc

Thánh Trần Hưng Đạo – Truyền thuyết, lễ hội Đền Kiếp Bạc

Thánh Trần Hưng Đạo – Truyền thuyết, lễ hội Đền Kiếp Bạc Đức Thánh Trần Hưng Đạo, hay còn gọi là Trần Quốc Tuấn, là một trong những anh hùng dân tộc vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam. Ông nổi tiếng với những chiến công lẫy lừng, đặc biệt là trong cuộc kháng […] Xem thêm Cách bố trí lư xông trầm hợp phong thủy trong nhà

Cách bố trí lư xông trầm hợp phong thủy trong nhà

CÁCH ĐẶT LƯ TRẦM THEO PHONG THỦY TRONG NHÀ Lư xông trầm không chỉ là vật dụng trang trí mà còn mang ý nghĩa phong thủy sâu sắc, giúp cân bằng năng lượng trong không gian sống. Việc bố trí lư xông trầm đúng cách sẽ tạo ra một môi trường hài hòa, thu hút […] Xem thêm Chùa Bái Đính: Kiến trúc, vai trò trong văn hóa Phật giáo và tâm linh Việt Nam

Chùa Bái Đính: Kiến trúc, vai trò trong văn hóa Phật giáo và tâm linh Việt Nam

Chùa Bái Đính: Kiến trúc, vai trò trong văn hóa Phật giáo và tâm linh Việt Nam Nội dung1. Giới thiệu về chùa Bái Đính2. Kiến trúc độc đáo của chùa Bái Đính3. Vai trò của chùa Bái Đính trong đời sống tâm linh4. Đóng góp vào phát triển du lịch tâm linh5. Giá trị […] Xem thêm Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn

Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn

Sử dụng trầm hương để thu hút tài lộc và may mắn Nội dungI. Trầm hương – báu vật của thiên nhiênII. Tại sao trầm hương có thể thu hút tài lộc?III. Cách sử dụng trầm hương để thu hút tài lộcIV. Trầm hương và phong thủyV. Kết luận I. Trầm hương – báu vật […] Xem thêm

Từ khóa » Hoàng Bảy Là Gì