Sự Tích ông Hoàng Bảy - Bảo Hà. Quan Hoàng Bảy Lào Cai
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 SỰ TÍCH ÔNG HOÀNG BẢY – ÔNG HOÀNG BẢY LÀ AI?
- 1.1 Thân thế ông Hoàng Bảy
- 2 Thời gian đi đền ông Hoàng Bảy trong năm
- 3 Xem thêm: Văn Khấn Nôm ông Hoàng Bảy đầy đủ nhất
- 4 Sản phẩm gốm sứ độc đáo
SỰ TÍCH ÔNG HOÀNG BẢY – ÔNG HOÀNG BẢY LÀ AI?
– Tên húy của Ngài: Nguyễn Hoàng Bảy. – Sắc phong tước hiệu: Thượng Đẳng Thần. – Đền thờ Ngài: Bảo Hà, Lào Cai.
Thân thế ông Hoàng Bảy
– Thân thế: Đền Bảo Hà nằm ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai giáp ranh tỉnh Yên Bái, còn được gọi là đền ông Hoàng Bảy. Đền xây dựng dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” đẹp đẽ. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Còn bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho nhà đền cảnh đẹp trữ tình.
Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng), thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng tổ quốc ở cửa ải Lào Cai. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, Bảo Hà có một vị trí quan trọng phòng thủ biên giới, là cửa trạm của phòng tuyến sông Hồng phía Tây Bắc.
– Từ đời nhà Trần đã đặt hai cửa trấn ải là cửa quan Bảo Thắng và Bảo Hà, trong đó Bảo Hà là hậu cứ của Bảo Thắng. Tại đây có đài hoả hiệu, trạm liên lạc thông tin cho các châu huyện phía dưới. Giữa niên hiệu Cảnh Hưng, Bảo Hà là trung tâm Châu Văn Bàn. Trong thời kỳ này, bọn giặc phương Bắc thường hay quấy nhiễu, xã Khấu Bàn, châu Văn Bàn đã phải xây dựng các thành luỹ chống giặc.
– Đến cuối đời nhà Lê (1740-1786), các châu Thuỷ Vĩ, Văn Bàn và nhiều nơi khác thuộc phủ Quy Hoá luôn bị giặc cướp phương Bắc tràn sang quấy nhiễu. Trước tình hình giặc giã biên cương quấy đảo, triều đình cử viên tướng thứ bảy họ Nguyễn lên trấn thủ Quy Hoá. Danh tướng họ Nguyễn đưa đội quân tiến dọc sông Thao đánh đuổi bọn giặc cỏ, giải phóng Khảu Bàn và xây dựng Bảo Hà thành căn cứ lớn. Tại đây danh tướng đã tổ chức các thổ ty, tù trưởng luyện tập binh sỹ… Sau đó thống lĩnh quân thủy và quân bộ tiến đánh giặc ở Lào Cai, giải phóng các châu thuộc phủ Quy Hoá (Yên Bái, Lào Cai ngày nay).
– Sau đó, quân giặc phương Bắc do tên tướng Tả Tủ Vàng Pẹt đưa quân sang xâm lược bờ cõi, danh tướng Hoàng Bảy lại dẫn quân lên tham chiến. Song, do trận chiến không cân sức, ông đã anh dũng hy sinh. Giặc vứt xác ông xuống sông Hồng, và trôi đến Bảo Hà. Nhân dân trong vùng do ông Lư Văn Cù đứng ra tổ chức vớt xác ông lên chôn cất và lập miếu thờ.
Để ghi nhớ công lao của ông, các vua triều Nguyễn như Minh Mệnh, Thiệu Trị đã tặng ông danh hiệu “Trấn an hiển liệt” và đền thờ ông cũng được các vua triều Nguyễn cấp sắc phong là “Thần Vệ Quốc”. Còn đồng bào các dân tộc Kinh, Tày, Dao… thì tôn thờ ông là vị nhân thần. Ông đi vào cõi tâm linh các dân tộc và hiện thân trong các lễ hội xuống đồng vào ngày Thìn tháng giêng.
– Sự tích: Ông Hoàng Bảy hay thường gọi là Ông Bảy Bảo Hà. Ông là con Đức Vua Cha. Theo lệnh vua, ông giáng phàm trần, trở thành con trai thứ bảy trong danh tộc họ Nguyễn, cuối thời Lê. Vào triều Lê Cảnh Hưng, có giặc Trung Quốc từ Vân Nam tràn sang cướp bóc, đốt phá. Triều đình bèn cử ông, dọc theo sông Hồng, lên đánh đuổi quân giặc và trấn giữ vùng biên ải nơi Bảo Hà, Lào Cai. Tại đất Bảo Hà, ông thống lĩnh lục thủy, đánh đuổi quân giặc về vùng Vân Nam, sau đó ông chiêu dụ các thổ hào địa phương đón người Dao, người Thổ, người Nùng lên khẩn điền lập ấp.
Sau này trong một trận chiến đấu không cân sức, Ông Bảy bị giặc bắt, chúng tra khảo hành hạ dã man, nhưng ông vẫn một lòng kiên trung, quyết không đầu hàng, cuối cùng, không làm gì được, chúng sát hại ông rồi mang thi thể vứt xuống dòng sông. Kì lạ thay, di quan của ông dọc theo sông Hồng, trôi đến phà Trái Hút, Bảo Hà, Lào Cai thì dừng lại. Còn một điều kì lạ nữa là khi ông bị giặc sát hại, thì trời bỗng chuyển gió, mây vần vũ, kết lại thành hình thần mã (ngựa), từ thi thể ông phát ra một đạo hào quang, phi lên thân ngựa, đến Bảo Hà thì dừng lại, trời bỗng quang đãng, mây ngũ sắc kết thành hình tứ linh chầu hội.
Sau này khi hiển linh ông được giao quyền cho trấn giữ đất Lào Cai, ngự trong dinh Bảo Hà, đến lúc này ông nổi tiếng là một Ông Hoàng không chỉ giỏi kiếm cung mà còn rất ăn chơi, phong lưu: khi thanh nhàn ông ngả bàn đèn, uống trà mạn Long Tỉnh, ngồi chơi tổ tôm, tam cúc, xóc đĩa… lúc nào cũng có thập nhị tiên nàng hầu cận, ông cũng luôn khuyên bảo nhân dân phải ăn ở có nhân có đức, tu dưỡng bản thân để lưu phúc cho con cháu. Triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị sắc tặng ông danh hiệu “Trấn An Hiển Liệt” và các triều vua nhà Nguyễn khác tôn ông danh hiệu: “Thần Vệ Quốc_ Ông Hoàng Bảy Bảo Hà”.
– Ông Bảy là Ông Hoàng hay ngự về đồng nhất, cũng bởi vì trong hàng Tứ Phủ Ông Hoàng, ông rất hay chấm lính bắt đồng (có quan niệm cho rằng, những người nào mà sát căn Ông Bảy thì thường thích uống trà tàu, hay đánh tổ tôm, xóc đĩa…). Khi ngự về đồng, ông thường mặc áo lam hoặc tím chàm (thêu rồng kết uốn thành hình chữ thọ), đầu đội khăn xếp có thắt lét lam, cài chiếc kim lệch màu ngọc thạch. Ông ngự về tấu hương, khai quang rồi cầm đôi hèo, cưỡi ngựa đi chấm đồng. Đến giá Ông Bảy về ngự, nếu ông ném cây hèo vào người nào thì coi như ông đã chấm đồng người đó. Lúc ông giá ngự, thường dâng ông ba tuần trà tàu rồi thuốc lá có tẩm thuốc phiện.
– Đền thờ Ông Hoàng Bảy được lập tại nơi năm xưa di hài của ông lưu lại là Đền Bảo Hà, nằm ở chân đồi Cấm, bên bờ thượng lưu sông Hồng, ở bên bến phà Trái Hút, thuộc xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai (Vì thú chơi phong lưu của ông nên nơi ông ngự còn được mệnh danh là Trái Hút Bảo Hà). Ngày tiệc chính của ông là ngày 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tập nập du khách thập phương đến dâng ông ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)… để cầu tài cầu lộc.
Thời gian đi đền ông Hoàng Bảy trong năm
Đền ông Hoàng Bảy còn được gọi là đền Bảo Hà. Đây là di tích được xây trên ngọn núi Cấm thuộc xã Bảo Hà, Bảo Yên, Lào Cai, nổi tiếng linh thiêng, được nhiều người thành kính sùng bái. Đền ông Hoàng Bảy là nơi diễn ra nhiều ngày lễ hội, trong đó những ngày lễ chính là: Lễ thượng nguyên (Rằm tháng Giêng), lễ tiệc quan tuần tranh (25/5 âm lịch), lễ hội ngày giỗ ông Hoàng Bảy (17/7 âm lịch), lễ tết muộn (Tết tất niên).
Ngày tiệc chính của ông Hoàng Bảy cũng là ngày tạ thế 17/7 âm lịch, vào ngày này, ở đền ông tấp nập du khách thập phương đến dâng lễ vật như ngựa xám, bàn đèn, thuốc cống, kẹo xìu (kẹo lạc)… để cầu tài cầu lộc. Ngoài ngày tiệc chính trên thì ngày ngày Rằm tháng Giêng cũng là thời điểm thích hợp để khách thập phương tới viếng thăm ngôi đền thiêng liêng này. Vào lễ, mọi người thường hay dùng bài văn khấn ông Hoàng Bảy.
Xem thêm: Văn Khấn Nôm ông Hoàng Bảy đầy đủ nhất
Sản phẩm gốm sứ độc đáo
Tỳ bà công đào vẽ vàng cao cấp – vàng hoàng gia
Lộc bình sứ đắp nổi công đào men rạn 1m6 – hàng cao cấp – SP169
Bình hút tài lộc Cá chép vượt vũ môn đắp nổi vẽ vàng – màu xanh coban cao 35cm
Tranh sứ Bát Tràng tứ cảnh Tùng cúc trúc mai 43x87cm SP535
Bộ đồ thờ men rạn đầy đủ cho ban đại Men rạn cổ uy nghiêm SP4734
Quý khách hàng nào có nhu cầu mua sắm các sản phẩm gốm sứ, cần tư vấn xin vui lòng liên lạc Hotline 0918.482.648, em tên Phương. Em sẵn sàng tư vấn và để giá tốt cho mọi người.
Từ khóa » Sự Tích đền ông Hoàng Bảy Lào Cai
-
Sự Tích Quan Hoàng Bảy Vị Thánh Hoàng Lừng Danh đất Bảo Hà
-
Ông Hoàng Bẩy Trong đền Bảo Hà Là Vị Tướng Hay Trùm Buôn Thuốc ...
-
Sự Tích đền ông Hoàng Bảy - Giang Anh
-
Đền Ông Hoàng Bảy Bảo Hà Sự Tích, Bài Khấu Ông Bảy - SaoMaiFly
-
Đền Ông Hoàng Bảy ở đâu? Sự Tích Và Cách Dâng Lễ ... - Oản Cô Tâm
-
Ông Hoàng Bảy Là Ai?
-
Sự Tích đền Bảo Hà - Ngôi đền Thiêng Thờ ông Hoàng Bảy
-
Sự Tích, Lễ Hội Và Đền Ông Hoàng Bảy - Văn Hóa Trầm Hương
-
Đầu Năm đi Lễ Đền Thờ Thần Vệ Quốc Hoàng Bảy - Lào Cai
-
Sự Tích Ông Hoàng Bảy Bảo Hà - Gian Thờ Việt
-
Đền Bảo Hà: Truyền Thuyết Và Chuyện Kể Về Ngôi Mộ Ông Hoàng Bảy
-
Đền Bảo Hà Và Sự Tích ông Hoàng Bảy ở Lào Cai
-
Đền Bảo Hà Và Sự Tích ông Hoàng Bảy - Lịch Vạn Sự
-
Đền ông Hoàng Bảy Lào Cai - Những Sự Tích Du Khách Chưa Biết