Sự Tích Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát - Bàn Thờ Thần Tài Thổ Địa

Quan Thế Âm hay Quán Thế Âm theo tiếng Phạn nghĩa là “Đấng quán chiếu âm thanh của thế gian” là một vị Bồ Tát hiện thân cho lòng từ bi của tất cả chư Phật. Hãy cùng Đồ Thờ Huyền Đức tìm hiểu về sự tích Phật Bà Quan Âm đầy lòng từ bi này qua bài viết dưới đây nhé!

Sự tích Phật Bà Quan Âm Bồ Tát

Trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát gắn liền với câu chuyện về Quan Âm Thị Kính và Quan Âm Diệu Thiện.

Sự tích Phật Bà Quan Âm Bồ Tát
Sự tích Phật Bà Quan Âm Bồ Tát

Quan Âm Thị Kính

Quan Thế Âm trải qua rất nhiều nhân dạng để phổ độ chúng sinh. Vào kiếp thứ 10, Ngài đầu thai thành Thị Kính, tiểu thư nhà họ Mãng ở Cao Ly ( thuộc bán đảo Triều Tiên ngày nay). Được giáo huấn trong gia đình có truyền thống gia phong, Thị Kính vừa tài sắc vẹn toàn, vừa thảo hiền với mẹ cha. Khi lớn lên, nàng được gả cho Thiện Sĩ, một nho sinh nhà họ Sùng trong vùng.

Về làm dâu, Thị Kính vẫn hết mực kính trọng cha mẹ chồng, giữ đạo dâu con trong nhà. Một ngày nọ, khi đang may vá nàng thấy chồng mình ngủ thiếp đi khi đang đọc sách. Thấy trên cằm chồng có sợi râu, sẵn tay nàng dùng con dao nhíp cắt đứt sợi râu. Thiện Sĩ chợt tỉnh giấc, thấy vợ mình đang cầm dao gần cổ bèn la lên vì nghĩ Thị Kính đang cố sát mình.

Dù đã phân trần với cả gia đình chồng, nhưng dưới sức ép của ông bà Sùng Thiện Sĩ đã đuổi vợ mình ra khỏi nhà. Rời khỏi gia đình chồng, Thị Kính xuất gia quy y cửa Phật. Bà cải trang thành nam và trốn vào chùa xin tu, lấy Pháp danh là Kính Tâm.

Tướng mạo vốn xinh đẹp, sau khi cải trang thành nam có rất nhiều tín nữ đến chùa để ý. Trong số đó có Thị Mầu, là con gái nhà bá hộ trong vùng. Tính vốn phóng khoáng, Thị Mầu đã nhiều lần tìm cách tiếp cận để trêu ghẹo Kính Tâm nhưng đều nhận được sự từ chối. Ít lâu sau, Thị Mầu có thai với người đầy tớ trong nhà. Thai ngày một lớn dần, Thị Mầu bị bắt ra làng để tra hỏi. Trong lúc hoảng loạn, Thị Mầu khai bừa Kính Tâm chính là cha của thai nhi. Dù kêu oan, nhưng do không thể tiết lộ thân phận giả nam của mình nên Kính Tâm đã phải rời khỏi chùa. Lại nói về Thị Mầu, sau đó hạ sinh được một bé trai và đem đến gửi nhờ Kính Tâm nuôi dưỡng.

Vốn thương người, Kính Tâm nhận nuôi đứa trẻ. Thời gian trôi nhanh đến khi đứa bé lên 3 cũng là lúc Kính Tâm bị bạo bệnh. Biết mình không qua khỏi, Kính Tâm đã viết lại tâm thư gửi đến cha mẹ kể lại sự tình. Sau khi Kính Tâm qua đời, mọi người mới rõ nỗi oan khiên trên của Kính Tâm và cho lập đàn cầu đảo.

Quan Âm Diệu Thiện

Sự tích Quan Âm Bồ Tát được nhắc đến khá nhiều trong kinh Phật, trong khi đó Phật giáo Trung Hoa lại ghi lại truyền thuyết về Ngài như sau: Quan Thế Âm Bồ Tát chính là hiện thân của công chúa Diệu Thiện sau khi tu thành chính quả.

Tương truyền vào thời Nam Bắc Triều, vua Diệu Trang Vương có 3 người con gái cực kì xinh đẹp là Diệu Nhan, Diệu Âm và Diệu Thiện. Công chúa Diệu Thiện có dung nhan “Hoa nhường nguyệt thẹn” và vô cùng thông minh, nhân hậu nên được vua hết mực yêu thương. Tuy nhiên, khi đến tuổi kết hôn, công chúa Diệu Thiện lại kiên quyết từ chối hôn sự và chỉ muốn làm bạn với thanh đăng cửa phật.

Quyết định của công chúa Diệu Thiện khiến vua Trang Tông vô cùng tức giận. Vua đưa ra lời thách đố: “Bây giờ là tháng chạp, nếu con có thể trồng hoa tươi nở khắp trên núi, ta sẽ cho phép con tu hành”. Công chúa Diệu Thiện một mình lên núi tuyết dày, vừa trồng hoa vừa thành tâm niệm Phật. Không ngờ giữa trời đông giá lạnh, hoa nở rực rỡ khắp một vùng – Ngọn núi này về sau được đặt tên là Tháp Hoa Lĩnh.

Sau đó công chúa tu nhập Phật Môn tại chùa Bạch Tước, vua Trang Tông nhiều lần gây khó dễ nhưng công chúa đều có thể vượt qua. Cuối cùng, công chúa tu hành tại một hang đá ở Đại Hương Sơn và tu thành chính quả. Sau khi thành Quan Thế Âm Bồ Tát, công chúa mang thần thái vừa trang nghiêm vừa từ bi, đi khắp nơi cứu độ chúng sinh.

Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay là nữ?

Hình ảnh Quan Thế Âm Bồ Tát từ sự tích của kinh Phật và truyền thuyết của Trung Hoa khá mâu thuẫn nhau. Theo Kinh Bi Hoa thì bồ tát là Thái Tử (Nam), trong khi đó theo truyền thuyết Trung Hoa thì Quan Âm lại là công chúa (Nữ).

Tuy nhiên, hình ảnh Quan Âm Bồ Tát được biết đến nhiều nhất là hình ảnh người phụ nữ với vẻ mặt hiền từ và phúc hậu. Tượng gỗ Phật Bà Quan Âm cũng được điêu khắc dưới hình dạng nữ thể hiện sự từ bi, luôn an ủi và cứu giúp chúng sinh. Nơi nào có khổ ải, can qua thì nơi đó có Phật Bà Quan Âm hiện thân giúp đỡ.

Ý nghĩa tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát

Quan hay quán mang nghĩa là quan sát khắp phương và phân biệt thiện ác. Thế là cõi đời, con người nơi trần thế, nhân gian.

Âm là âm thanh con người chốn nhân gian, có hạnh phúc, có buồn khổ, có cầu cứu, có oán niệm.

Bồ Tát là con đường tu đạo trong Phật học. Đồng thời, Bồ Tát cũng mang nghĩa giác ngộ, cứu thoát chúng sinh khỏi khổ đau, tai nạn trong cuộc sống.

Như vậy, tên gọi Quan Thế Âm Bồ Tát  mang ý nghĩa là vị Phật luôn quan sát, lắng nghe mọi âm thanh trong cõi trần thế và sẵn sàng giúp đỡ nhân loại khi cần thiết. Đức Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự từ bi vô hạn, cứu rỗi chúng sinh khỏi đau khổ trong cuộc sống.

Gợi ý cho bạn:

  • Cách thờ Phật Bà Quan Âm tại nhà đón may mắn
  • Mách bạn: Cách thờ Phật Bà Quan Âm tại nhà đón may mắn
  • Cách lập bàn thờ Phật tại nhà trang nghiêm, sinh phước báu

Từ khóa » Sự Tích Quan