Sự Tích Quan Âm Diệu Thiện - ĐÁ NON NƯỚC ĐÀ NẴNG

Trong các giai thoại về Quán Thế Âm Bồ Tát, sự tích Quan Âm Diệu thiện được nhiều người biết đến. Quan Âm Diệu Thiện với tiền thân là công chúa Diệu Thiện tài sắc thiện lương. Hãy cùng tìm hiểu về sự tích, nguồn gốc của Quan Âm Diệu Thiện nhé.

Có thể bạn quan tâm:

  • Xin xăm Quan Âm Bồ Tát: Nguồn gốc, ý nghĩa, cách thức thế nào
  • Mơ thấy Phật Bà Quan Âm là điềm báo gì? Giải nghĩa?
  • Nằm mơ thấy Phật bà Quan Âm là điềm báo gì?
Nội dung chính: Ẩn 1. Công chúa Diệu Thiện là ai? 2. Ý chí quyết tâm tu hành của công chúa Diệu Thiện 3. Quan Âm Diệu Thiện tu thành chính quả 4. Vì sao công chúa Diệu Thiện lại được giúp đỡ khi tu hành

Công chúa Diệu Thiện là ai?

Công chúa Diệu Thiện là con gái thứ 2 của vua Diệu Trang ở bên Ấn Độ. Công chúa Diệu Thiện không những là tuyệt sắc giai nhân mà còn có tấm lòng thiện lương. Tính cách điềm tĩnh nhẹ nhàng và thông minh sắc sảo. Vua Diệu Trang có 3 người con gái rất xinh đẹp. Hai chi của công chúa Diệu Thiện đều đã yên bề gia thất. Riêng công chúa Diệu Thiện nhất định không lấy chồng, một lòng quyết chí tu hành. Người buôn bỏ tất cả mọi vinh hoa phú quý chốn cung thành.. Nhưng cũng vì quyết định này của công chúa Diệu Thiện mà vua cha vô cùng phẫn nộ. Vì vậy Ngài đã tìm cách gây khó dễ con đường tu hành của công chúa. Để Người thấy khó khăn, gian khổ mà nản lòng từ bỏ việc tu hành xuất gia. Và thế là ông đã đưa ra lời thách đố “Bây giờ đang là tháng Chạp, nếu con có thể trồng hoa tươi nở khắp trên núi, ta sẽ cho phép con tu hành”

Ý chí quyết tâm tu hành của công chúa Diệu Thiện

Bằng ý chí quyết tâm tu hành của mình, giữa tháng Chạp lạnh giá, tuyết rơi phủ kín mặt đất. Công chúa Diệu Thiện một mình lên núi nơi tuyết trắng phủ đầy, vừa trồng từng cây non vừa thành tâm niệm Phật. Và dần từ lúc nào, tất cả những cây non đã được phủ đầy ngọn núi tuyết. 

Thế là công chúa Diệu Thiện được toại nguyện, nàng rời khỏi cung vua. Tới chùa Bạch Tước nằm dưới chân núi phía Đông tu hành. Từ khi đến, nàng không hề bước chân ra khỏi cửa, một lòng thành tâm lễ Phật.

Chùa Bạch Tước có mật lệnh của nhà vua là phải buộc công chúa làm những công việc đê tiện, hèn hạ và mệt nhọc nhất. Công chúa vẫn cúi đầu vâng chịu, không một tiếng than. Vì trong lúc nàng làm có chim chóc và thần thánh giúp sức. Biết được điều này, bà sư trong chùa Bạch Tước đã bẩm lại với nhà vua. Vua cha nghĩ ra cách khiến công chúa bỏ Chùa mà về đó là sai quân linh phóng lửa thiêu bốn mặt của chùa. Các nhà sư hay ni cô trong chùa chạy ngược xuôi tẩu thoát, tiếng kêu trời inh ỏi. Riêng công chúa Diệu Thiện vẫn điềm tĩnh, nàng nguyện cầu Đức Phật mà nàng nguyện theo gương và xin Ngài đến cứu nàng. Công chúa liền rút trâm cài đầu đâm vào họng và phun máu tưới lên không trung. Tức thì mây kéo mịt mù, mưa xuống, các ngọn lửa đỏ ngất trời dần dần nhỏ và tắt. Công chúa sống sót bên đống tro tàn. Trong lúc tức giận, vua Diệu Trang Vương tiếp tục ra lệnh dùng cực hình với Diệu Thiện. Thế những khi đao phủ vừa vung tay lên thì cây đao bỗng gãy làm đôi. Vua cha tiếp tục hạ lệnh dùng hình thức treo cổ để xử tội. Đúng lúc ấy xuất hiện một con hổ lớn nhảy vào pháp trường giải cứu công chúa.

Và sau khi rời khỏi pháp trường, công chúa Diệu Thiện tới hồ Tĩnh Thủy để gột sạch bụi trần, chỉnh lại xiêm y. Sau đấy, công chúa tiếp tục đi vào núi. Trên đường có các khe chắn ngang. Thầm nghĩ rằng nếu nước suối kia chảy dưới những hòn đá thì khách bộ hành sẽ đi lại dễ hơn. Công chúa nhắm mắt tụng kinh, trong phạm vi ba dặm ở chân núi Đại Hương Sơn, các khe suối đều chảy ngầm qua những hòn đá, nối tiếp nhau không ngừng. Dần trởi trở tối, khó nhìn thấy đường đi, công chúa tới bên một tảng đá và tự nói với mình. Hòn đá này có thể sáng như ánh trăng để giúp ta soi đường thì tốt biết mấy. Thế là hòn đá liền phát ra những tia sáng xanh giúp nàng nhìn thấy đường đi.

Quan Âm Diệu Thiện tu thành chính quả

Cuối cùng, công chúa đến một hang đá trên Đại Hương Sơn và tu hành. Qua thời gian, cuối cùng công chúa đã tu hành chính quả. Công chúa Diệu Thiện hiện thân thành pháp tượng Quán Thế Âm Bồ Tát thần thánh trang nghiêm. 

Về sau những người tu luyện Phật pháp đều tin rằng công chúa Diệu Thiện là do Quán Thế Âm Bồ Tát chuyển thế. Công chúa phải trải qua vô vàn khổ nạn khó khăn ở nhân gian để đắc được quả vị Bồ tát. 

Mục đích của Quán Thế Âm Bồ Tát khi tới thế gian không chỉ là cứu độ chúng sanh mà còn để lưu lại quá trình tu luyện của mình cho dân gian. Với hy vọng nhân loại có thể giữ gìn đạo đức, tu tâm dưỡng tính, làm việc thiện cho đời. 

Vì sao công chúa Diệu Thiện lại được giúp đỡ khi tu hành

Trên đường tu hành công chúa Diệu Thiện được giúp đỡ trên đường đi rất nhiều. Bởi Vua Diệu Trang rất tức giận việc cô có ý nguyện tu hành. Liền giam lỏng cô vào chùa Bạch Tước, sai các sư trong chùa đối xử tệ bạc với cô. Cứ tưởng làm vậy sẽ khiến công chúa Diệu Thiền thấy khó nhọc mà bỏ tu hành. Nhưng công chúa Diệu Thiền không nản lòng mà còn quyết chi tu hành hơn. 

Ngọc Hoàng trên trời cảm động trước tấm lòng của công chúa Diệu Thiện mà sai thần Hoàng bổn cảnh hóa cọp để bảo vệ cô. Trong hồn lìa khỏi xác, Diệu Thiện xuống địa ngục và được Diêm Vương dẫn đi quan sát 18 tầng địa ngục. Điều kỳ lạ là bất kỳ nơi nào mà cô tới thì vong hồn nơi đó đều được siêu thoát. Được lệnh Ngọc Hoàng, Diêm Vương đưa Diệu Thiện về trần thế. Trở lại nhân gian, lúc này Diệu Thiện không biết mình đi đâu về đâu. Thì được Đức Phật hiện thế chỉ cô đi về núi Phổ Đà, ở Cù Lao Hương, đảo Nam Hải để tu luyện. Trải qua 9 năm tu luyện ở đó, Diệu Thiện đã đắc đạo và được đặt với hồng danh là Quan Âm Nam Hải, còn gọi là Phật Quan Âm.

Có thể bạn quan tâm:

  • Ý nghĩa tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay
  • Nam Mô A Di Đà Phật ý nghĩa là gì? Cách niệm Phật đúng
  • Phật A Di Đà và Phật Thích Ca khác nhau thế nào, Phật nào lớn nhất?

Tham khảo thêm các mẫu tượng Phật Quan Âm đẹp tại danh mục sản phẩm Tượng Phật Quan Âm. Nếu bạn muốn thỉnh tượng Phật bằng đá chất lượng tốt nhất, hãy GỌI NGAY: 0904697999 đảm bảo bạn sẽ hài lòng 100%. Còn gì thắc mắc, xin hãy để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ trả lời ngay. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi.

Từ khóa » Sự Tích Quan âm Diệu Thiện